Phạm Nhuệ Giang

NSND, nữ đạo diễn phim Việt Nam

Phạm Nhuệ Giang (sinh ngày 19 tháng 12, 1957) là nhà biên kịch - đạo diễn phim, Nghệ sĩ nhân dân Việt Nam. Bà là một trong số ít những đạo diễn nữ ở Việt Nam, bà thành công với nhiều bộ phim điện ảnh lẫn truyền hình như: Thung lũng hoang vắng, Hậu họa, Trò đời, Lập trình cho trái tim... Trong số đó có những phim đoạt giải Bông sen bạc, Cánh diều vàng...

Nghệ sĩ Nhân dân
Phạm Nhuệ Giang
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
19 tháng 12, 1957 (66 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Đạo diễn
  • Biên kịch
Gia đình
Bố mẹ
Phạm Văn Khoa
Chồng
Nguyễn Thanh Vân
Đào tạoTrường Âm nhạc Việt Nam
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2015)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1985 – nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Thể loạiPhim truyện
Tác phẩmCây bạch đàn vô danh
Bỏ trốn
Thung lũng hoang vắng
Lập trình cho trái tim
Tâm hồn mẹ
Lạc lối
Trò đời
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2017)
Giải thưởng
Giải Mai Vàng (2002)
Đạo diễn Phim điện ảnh - Phim truyền hình được yêu thích nhất
Giải Cánh diều 2009 (2010)
Đạo diễn xuất sắc
Website

Tiểu sử

sửa

Phạm Nhuệ Giang là con thứ út trong gia đình có hai anh em, mẹ là diễn viên Bích Châu, bố là đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa, bố mẹ bà sau này đã ly hôn.

Nhuệ Giang sinh tại Hoàn Kiếm, Hà Nội, tên của của bà được đặt theo tên sông Nhuệ (Hán Việt : Nhuệ Giang). Gia đền bên ngoại của bà là hậu duệ của tướng quân Nguyễn Hữu Chỉnh.[1]

Sự nghiệp

sửa

Nhuệ Giang được học đàn chuyên nghiệp từ lớp 1, học piano 9 năm tại trường Âm nhạc Việt Nam và là bạn cùng lớp với Đặng Thái Sơn.[2][3] Năm 1980, bà tốt nghiệp Đại học Xây Dựng[4] và có hai năm làm việc cho Công ty xây dựng số 1, từng làm giám sát xây dựng Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.[1] Năm 1983 bà tiếp tục nhập học Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh,[5] làm lại từ đầu và trở thành một trong những sinh viên khoa đạo diễn đầu tiên của trường.[6] Sau khi tốt nghiệp, bà công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam bắt đầu với vai trò phó đạo diễn và chỉ đạo sản xuất rồi trở thành nữ đạo diễn duy nhất của hãng trong hơn 30 năm.[7] Theo tiêu chí của Hãng phim, để trở thành đạo diễn chính thức như các đồng nghiệp khác Phạm Nhuệ Giang cũng phải trải qua vị trí Phó đạo diễn cho 3 bộ phim. Bà từng làm phó cho đạo diễn Đặng Nhật Minh qua các bộ phim Trở về, Thương nhớ đồng quê, Hà Nội Mùa đông 46Mùa ổi.[8]

Trong sự nghiệp đạo diễn của mình, Phạm Nhuệ Giang làm phim không nhiều, nhưng bộ phim nào ra mắt đều được công chúng trong nước và quốc tế đón nhận nồng nhiệt. Phim ngắn Chú bé culi của bà được kênh truyền hình Canal+ của Pháp mua lại vào năm 1992.[8][9]

Bà tự chuyển thể bộ phim điện ảnh đầu tay của mình là "Bỏ trốn" từ truyện ngắn của Phan Thị Thanh Nhàn; bộ phim sau đó giành giải B của Giải thưởng Hội Ðiện ảnh Việt Nam 1996 và Giải thưởng Ban giám khảo bình chọn tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12.[4][10] Năm 1996, sau khi làm xong phim "Bỏ trốn", bà có ý định chuyển thể tiếp truyện ngắn "Tâm hồn mẹ" nhưng cốt truyện quá ngắn, không có nhiều tình tiết để các nhà biên kịch phát triển thê. Một thời gian dài sau khi nhiều nhà biên kịch từ chối, Phạm Nhuệ Giang đã tự mình hoàn thành kịch bản phim này.[11] Năm 1997, Nhuệ Giang viết kịch bản và đạo diễn bộ phim truyền hình Mọi thời của họ.[4] Bộ phim Thung lũng hoang vắng năm 2001, đã đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp đạo diễn của bà. Bộ phim giành giải Bông sen bạc, một giải thưởng của Liên hoan phim Melbourne, còn bà được giải Mai Vàng; bộ phim cũng mang lại cho diễn Hồng Ánh giải Bông Sen Bạc cho vai nữ chính và giải quay phim xuất sắc cho nhà quay phim Lý Thái Dũng.[4][10] Nhuệ Giang cũng là một người tuyển trạch diễn viên mát tay, khi lựa được những diễn viên không chuyên để lại ấn tượng trong các bộ phim bà tham gia sản xuất, như: Mai Hoa cho Đời cát, Lan Hà cho Trái tim bé bỏng và Thu Trang cho Thung lũng hoang vắng.[8]

Năm 2003, Nhuệ Giang gác lại mọi công việc để bắt tay vào học tiếng Anh, khi nhận được suất học bổng master về nghệ thuật của Quỹ Ford.[7] Năm 2005, bà dành một tháng để nghiên cứu lịch sử điện ảnh rồi giảng dạy trong sáu năm tiếp theo.[8] Năm 2011, bà cho ra mắt bộ phim điện ảnh Tâm hồn mẹ sau hơn 20 năm lên ý tưởng và dựng kịch bản.[12] Bộ nhận được bằng khen của ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17[13] và giải Phim xuất sắc do ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam tại Pháp bình chọn.[14]

Từ khi nghỉ hưu năm 2015, Nhuệ Giang tiếp tục đóng góp cho nghệ thuật khi giảng dạy đạo diễn tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, làm giám khảo chấm giải tại Trung tâm Hỗ trợ tài năng và phát triển điện ảnh Việt Nam, biên kịch và làm phim truyền hình.[3] Bà có được thành công nhất định khi làm phim truyền hình với các phim Sống gượng, Hậu họa, Trò đời...

Gia đình

sửa

Sau thời gian cùng thực tập khi quay bộ phim "Đứng trước biển", bà kết hôn với đạo diễn Nguyễn Thanh Vân, con trai đạo diễn Hải Ninh. Việc kết hôn của họ dù không có sự đồng thuận từ bố mẹ vì chênh lệch tuổi tác.[1]

Tác phẩm

sửa
Năm Tựa đề Định dạng Vai trò Ghi chú
1985 Đứng trước biển Điện ảnh Thực tập sinh Đạo diễn: Trần Phương[15]
1991 Canh bạc Phó đạo diễn Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh
1992 Chú bé Cu-li Phim ngắn Đạo diễn Đồng đạo diễn: Phạm Thanh Phong[16]
Chuyện tình trong ngõ hẹp Điện ảnh Phó đạo diễn Đạo diễn: Nguyễn Thanh Vân
1994 Cây Bạch Đàn vô danh
Trở về Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
1995 Thương nhớ đồng quê Điện ảnh
1996 Bỏ trốn Đạo diễn / Biên kịch Phim điện ảnh đầu tay
1997 Hà Nội mùa đông năm 46 Phó đạo diễn Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
1998 Khoảng vỡ Điện ảnh Phó đạo diễn Đạo diễn: Nguyễn Thanh Vân
1999 Đời cát
Mỗi thời của họ Ngắn tập Đạo diễn / Biên kịch Đồng biên kịch: Đỗ Chí Hùng[4]
2002 Thung lũng hoang vắng Điện ảnh Đạo diễn
2000 Mùa ổi Phó đạo diễn Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
2003 Người đàn bà mộng du Đạo diễn: Nguyễn Thanh Vân
Vào đời Điện ảnh truyền hình Đạo diễn [17]
2007 Hậu họa Phim truyền hình
2009 Khoan nói lời yêu thương Video / ngắn tập
2009 Lập trình cho trái tim Dài tập Đồng đạo diễn (phần 1)

Đạo diễn (phần 2)

2011 Tâm hồn mẹ Điện ảnh Đạo diễn / Biên kịch
2013 Lạc lối Đồng biên kịch: Nguyễn Quang
Trò đời Dài tập Đạo diễn
2015 Chuyện tình rừng ngập mặn
2019 Sống gượng

Giải thưởng

sửa

Giải thưởng cá nhân

sửa

Giải thưởng cho tác phẩm

sửa
Năm Tổ chức Phim Hạng mục Kết quả Ghi chú
1996 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam Bỏ trốn Phim truyện nhựa Giải B
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Giải của Ban giám khảo Đoạt giải
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Thung lũng hoang vắng Phim điện ảnh Giải Bông sen bạc
2002 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 2001 Phim truyện nhựa Giải B Năm này không có giải A
LHP quốc tế Melbourne Giải Fipresci cho các đạo diễn trẻ châu Á Đoạt giải Giải thưởng của Liên đoàn Các nhà phê bình phim quốc tế
2008 Giải Cánh diều 2007 Hậu họa Phim truyền hình Cánh diều vàng
2010 Giải Cánh diều 2009 Lập trình cho trái tim Khuyến khích
Khoan nói lời yêu thương Phim video / phim ngắn tập Cánh diều vàng phim giành thêm giải cho đạo diễn và nam diễn viên chính[20]
2011 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 Tâm hồn mẹ Giải thưởng Ban giám khảo
2012 Giải Cánh diều 2012 Lạc lối Phim điện ảnh Cánh diều bạc Phim giành thêm giải cho Âm Nhạc[21][22]
2013 Liên hoan phim quốc tế các nữ đạo diễn tại Dortmund Tâm hồn mẹ Vào được chung kết [23]
2014 Liên hoan phim Việt Nam tại Pháp Phim xuất sắc nhất Đoạt giải Phim còn nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc [24]
Giải khán giả bình chọn Đoạt giải
Ấn tượng VTV Trò đời Phim truyền hình ấn tượng Đề cử

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang: Với tôi, 365 ngày đều là ngày điện ảnh”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 17 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ Báo Tuổi trẻ Online (28 tháng 8 năm 2017). “Đạo diễn Nhuệ Giang: 'Điều nhà làm phim nữ cần không phải một ông chồng...'. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ a b Vân Thảo (8 tháng 2 năm 2020). “Đạo diễn - Nghệ sĩ Nhân dân Nhuệ Giang: Theo đuổi điều mình thích”. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ a b c d e Cúc Phương (21 tháng 7 năm 2010). “Nữ kỹ sư xây dựng trở thành đạo diễn tài năng”. Báo Nhân Dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ a b Báo Tin tức (6 tháng 3 năm 2014). “Nếu thực sự đam mê, hãy dũng cảm”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  6. ^ Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. “Đạo diễn - NSND Nhuệ Giang: Nỗi suy tư bên những phận người bé nhỏ”. vanhoanghethuat.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  7. ^ a b Tuấn Ngọc (7 tháng 12 năm 2008). “Phạm Nhuệ Giang: Những thước phim chạm đến tâm hồn”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  8. ^ a b c d Ngọc Diệp (24 tháng 4 năm 2018). “Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau”. TUỔI TRẺ ONLINE. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ “PHAM Nhue Giang”. Festival des 3 Continents. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  10. ^ a b Nguyên Minh (1 tháng 8 năm 2011). “Phạm Nhuệ Giang và 20 năm làm nên 'Tâm hồn mẹ'. VnExpress. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ VTC News (15 tháng 6 năm 2011). “Phạm Nhuệ Giang: Tôi là đạo diễn sung sướng nhất”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ Khánh Bằng (24 tháng 11 năm 2010). “Tôi hoài niệm về một Hà Nội xưa vắng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  13. ^ Minh Ngọc (18 tháng 12 năm 2011). “Bế mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17: Khó khăn tìm sen vàng”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  14. ^ “Bộ phim "Tâm hồn mẹ" giành giải phim xuất sắc nhất tại Pháp”. Tạp chí Đảng Cộng Sản (bằng tiếng Anh). 9 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ Trịnh Thanh Nhã (28 tháng 8 năm 2020). “NSND Trần Phương là người đàn ông đẹp nhất màn ảnh Việt một thời”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2023.
  16. ^ “Galaxy phát hành 'Lạc lối' của Phạm Nhuệ Giang”. VnMedia. 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2023.
  17. ^ Trần Lan (30 tháng 7 năm 2003). 'Sẽ tăng lượng phim Việt Nam trên truyền hình'. VnExpress. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2023.
  18. ^ V.Nghệ (31 tháng 1 năm 2017). “Danh sách Giải Mai Vàng VII -2001”. Người Lao Động. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  19. ^ VnExpress. “Nghệ sĩ tự do cũng được xét tặng danh hiệu NSƯT”. vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  20. ^ Báo Thanh Niên (15 tháng 3 năm 2010). “Giải Cánh diều 2009: Quá bất ngờ!”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  21. ^ VnExpress. “Phim Victor Vũ đoạt 8 giải Cánh Diều”. vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  22. ^ Báo Quảng Ninh. “Trao giải Cánh diều 2013: "Thiên mệnh anh hùng" đại thắng”. baoquangninh.vn. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ “Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân ở tuổi 50!”. Báo điện tử An ninh Thủ đô. 12 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  24. ^ Báo điện tử VTV (9 tháng 7 năm 2014). "Tâm hồn mẹ" giành giải phim xuất sắc nhất tại Pháp”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.