Phạm Thanh (1821-?), hiệu là Đạm TraiNghị Trai, tự là Di Khanh, là nhà khoa bảng thời Nguyễn.

Phạm Thanh
Tên chữDi Khanh
Tên hiệuĐạm Trai, Nghị Trai
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1821
Nơi sinh
Thanh Hóa
Mấtkhông rõ
Giới tínhnam
Học vấnTiến sĩ Nho học
Chức quanTham tri bộ Hộ
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchĐại Nam
Thời kỳnhà Nguyễn

Cuộc đời và sự nghiệp sửa

Phạm Thanh là người thôn Nội, xã Trương Xá, tổng Đăng Trường, huyện Hậu Lộc, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (nay là xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông đỗ giải nguyênthi Hương năm Mậu Thân 1848, niên hiệu Tự Đức. Ba năm sau, ông đỗ bảng nhãn. Điều đặc biệt của khoa thi năm ấy là vua Tự Đức, sau giấc mơ kỳ lạ (trong giấc mơ này, ông được một người báo đã bỏ sót đỗ một người rồi trưng ra 2 chữ Thanh), đã mở thêm ân khoa, và Vũ Duy Thanh cũng đỗ Bảng nhãn. Việc hai ông cùng tên Thanh và cùng đỗ Bảng nhãn trong cùng 1 năm quả là hiếm thấy trong lịch sử khoa bảng nước ta.

Phạm Thanh làm quan tới chức Tham tri Bộ Hộ[1].

Đôi câu đối điếu Vũ Duy Thanh sửa

Cảm kích trước tấm lòng trung quân ái quốc, yêu nước thương dân cũng như sự đa tài của Vũ Duy Thanh, Phạm Thanh đã là đôi câu đối điếu người cùng tên và cũng đỗ Bảng nhãn trong cùng năm với mình rằng:

Nhân bảo đương vi thiên hạ tích
Hoạn tình năng động cửu trùng thiên

Hai câu đó có nghĩa là:

Người quý công tích còn trong thiên hạ
Quan ân rung động tới tận cửu trùng.[2]

Chú thích sửa

  1. ^ “Viện nghiên cứu Hán nôm”. Truy cập 15 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ Truyện tranh Thần đồng đất Việt, kỳ 43, phần CLB Trạng và Bạn nói về Vũ Duy Thanh