Phan Chính Nghị (1476 - ?) là đô ngự sử thời Lê sơ, đỗ hoàng giáp năm 1511.

Phan Chính Nghị
Đô ngự sử
Thông tin cá nhân
Sinh1476
Giới tínhNam
Học vấnHoàng giáp
Chức quanĐô ngự sử
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Thân thế sửa

Phan Chính Nghị sinh năm 1476,[1] là người xã Phan Xá, huyện Nghi Xuân,[2][3] phủ Đức Quang,[4] nay thuộc xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.[1] Không rõ năm mất của ông.[1]

Sự nghiệp sửa

Ông đậu Tiến sỹ(Hoàng giáp)[5][6][7] khoa Tân Mùi đời vu Lê Tương Dực, niên hiệu Hồng Thuận thứ 3[2][8] (1511)[9] năm 36 tuổi. Ông làm quan đến chức đô ngự sử[1][2] và đã có nhiều đóng góp cho nhà Lê sơ.[10] Khi nhà Mạc giành ngôi nhà Lê sơ, ông không chịu theo nhà Mạc[2] và về ở ẩn. Do được nhà Mạc mời làm quan, khi đến xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, ông đã nhảy sông tự tử.[10]

Gia đình sửa

Dòng họ ông nhiều đời đỗ đạt và làm quan. Phan Chính Nghị là con của ông Phan Khắc Thậm, chắt của Phan Nhân,năm 1424 theo Lê Lợi đánh Minh trải qua các chức Thẩm hình viện Đồng tri, An tuần phủ sứ Lý Nhân lộ thời Lê sơ. Phan Nhân là hậu duệ đời thứ 7 của Phan Thủ Lĩnh, Nghệ An trại chủ thời Trần. Phan Chính Nghị có con trai là Phan Thiết Hán, được phong Hoằng Quận công. Phan Kiểu, con Phan Thừa Vị là em họ của Phan Chính Nghị, đậu Hoàng Giáp năm Mậu Tuất- 1538 triều nhà Mạc làm quan đến hiến sát sứ.[10], được phong tước Văn trung bá

Vinh danh sửa

Triều Lê trung hưng có phong cho Phan Chính Nghị mười đạo sắc, cho lập đền thờ tại quê hương. Năm 2006, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ và mộ của ông.[10]

Nhận định sửa

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa". Theo Phan Huy Chú, Phan Chính Nghị được khen là có tiết nghĩa do không theo nhà Mạc.[2]

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d Bùi Hạnh Cẩn, Minh Nghĩa & Việt Ánh 2002, tr. 854
  2. ^ a b c d e Phan Huy Chú 2014, tr. 417
  3. ^ Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) 2003, tr. 480.
  4. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 166.
  5. ^ Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh 2005, tr. 96.
  6. ^ Vũ Ngọc Khánh & Phạm Minh Thảo 2005, tr. 80.
  7. ^ Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo & Nguyễn Thị Thu Hà 2003, tr. 34.
  8. ^ Bộ văn hóa và thông tin Việt Nam 2000, tr. 23.
  9. ^ Doãn Đoan Trinh, Hội khoa học lịch sử Việt Nam & Sở văn hóa thông tin Hà Nội 2000, tr. 72.
  10. ^ a b c d Phan Đình Sơn; Phan Lý Dại (ngày 17 tháng 8 năm 2013). “Dòng họ Phan Chính Nghị ở Xuân Mỹ, Nghi Xuân”. vanhocnghethuathatinh.org.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2017.

Thư mục sửa

  1. Bộ văn hóa và thông tin Việt Nam (2000), Văn hóa nghệ thuật, số 195-198, Bộ văn hóa thông tin
  2. Bùi Hạnh Cẩn; Minh Nghĩa; Việt Ánh (2002), Trạng nguyên, Tiến sĩ, Hương cống Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  3. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  4. Doãn Đoan Trinh; Hội khoa học lịch sử Việt Nam; Sở văn hóa thông tin Hà Nội (2000), Hà Nội: di tích lịch sử văn hóa & danh thắng, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam
  5. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  6. Sở giáo dục và đào tạo Hà Tĩnh (2005), Lịch sử giáo dục Hà Tĩnh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
  7. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (Việt Nam) (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh: Lý Thường Kiệt (lịch sử - ngoại giao và tông giáo triều Lý); La Sơn phu tử; Lịch Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  8. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  9. Vũ Ngọc Khánh; Phạm Minh Thảo; Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Từ điển văn hóa giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin