Phan Rang - Tháp Chàm
Phan Rang - Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Phan Rang - Tháp Chàm |
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
![]() | |||
Hành chính | |||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Ninh Thuận | ||
Trụ sở UBND | Số 62, đường 16 tháng 4, phường Mỹ Hải | ||
Phân chia hành chính | 15 phường, 1 xã | ||
Thành lập | 2007[1] | ||
Loại đô thị | Loại II | ||
Năm công nhận | 2015[2] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trần Minh Nam | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thoại | ||
Bí thư Thành ủy | Trần Minh Nam | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°33′55″B 108°59′50″Đ / 11,56528°B 108,99722°ĐTọa độ: 11°33′55″B 108°59′50″Đ / 11,56528°B 108,99722°Đ | |||
Diện tích | 79,19 km² | ||
| |||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 167.394 người | ||
Mật độ | 2.114 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Chăm | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 582[3] | ||
Biển số xe | 85-B1 | ||
Website | ninhthuan | ||
Tên Phan Rang được phiên âm Việt hóa của Panduranga hoặc Parang. Tên Tháp Chàm được đặt theo cụm tháp Poklong Garai phía bắc thành phố.
Địa lýSửa đổi
Vị trí địa lýSửa đổi
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Thuận, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 330 km về phía đông đông bắc, cách thành phố Nha Trang 95 km về phía nam.
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn
- Phía Nam giáp huyện Ninh Phước
- Phía Bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải
Đặc điểm Khí hậu và đất đaiSửa đổi
Phan Rang có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến Phan Rang. Các rặng núi trọc quanh Phan Rang đều phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng nên khí hậu nóng.
Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80%, các tháng khô khan nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch. Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh. Vì đặc điểm này mà dân địa phương thường ví von "Gió như Phang, Nắng như Rang". Do đặc điểm này nên Phan Rang thích hợp trồng Nho, hành tỏi và có nhiều tiềm năng về điện gió.
Khí hậu Phan Rang rất khô và có lẽ là vùng khô hạn nhất Việt Nam. Lượng mưa hàng năm rất ít. Các chất "Bazơ" trao đổi không bị nước mưa cuốn trôi xuống sâu do đó pH của đất rất lớn: thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5). Có những loại đất đặc biệt nhưng đất kiềm (pH > 7,5) chỉ có ở vùng Phan Rang, địa phương gọi là "đất cà giang".
Diện tích và dân sốSửa đổi
- Diện tích: 78,8974 km² (2015)
- Dân số: 172.304 người (2015)
Lịch sửSửa đổi
Vùng đất này từng là kinh đô Panduranga của Vương quốc Champa cổ.
Thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của vua Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917.
Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận.
Từ năm 1976 đến năm 1991, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận (kể cả tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa) thành tỉnh Thuận Hải thì thị xã Phan Rang không còn là tỉnh lỵ.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 124-CP[4]. Theo đó, giải thể thị xã Phan Rang, đồng thời:
- Sáp nhập 6 phường: Mỹ Hương, Tấn Tài, Kinh Dinh, Thanh Sơn, Phủ Hà, Đạo Long vào huyện Ninh Hải để thành lập thị trấn Phan Rang, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Hải.
- Sáp nhập 3 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ vào huyện An Sơn mới thành lập để thành lập thị trấn Tháp Chàm, thị trấn huyện lỵ huyện An Sơn.
Ngày 1 tháng 9 năm 1981, thị xã Phan Rang được tái lập với tên mới là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm theo Quyết định số 45-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, đồng thời với việc thành lập ba huyện Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở giải thể 2 huyện An Sơn và Ninh Hải.[5] Lúc này, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải và Thành Hải.
Ngày 30 tháng 10 năm 1982, chuyển 2 xã Mỹ Hải và xã Đông Hải thuộc huyện Ninh Hải về thị xã Phan Rang - Tháp Chàm quản lý.[6] Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có 9 phường và 5 xã trực thuộc.
Tháng 7 năm 1991, chuyển xã Khánh Hải về huyện Ninh Hải quản lý (nay là thị trấn Khánh Hải, thị trấn huyện lỵ huyện Ninh Hải).
Năm 1992, tỉnh Ninh Thuận được tái lập, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.[7]
Ngày 25 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2001/NĐ-CP[8]. Theo đó:
- Chuyển xã Đông Hải thành phường Đông Hải
- Thành lập phường Mỹ Đông từ một phần xã Mỹ Hải
- Thành lập phường Đài Sơn từ một phần phường Thanh Sơn và xã Thành Hải.
Từ đó, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có 12 phường và 3 xã trực thuộc.
Tháng 1 năm 2005, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm được công nhận là đô thị loại III.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ.[1]
Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2008/NĐ-CP[9]. Theo đó:
- Chia xã Mỹ Hải thành 2 phường: Mỹ Hải và Mỹ Bình
- Chuyển xã Văn Hải thành phường Văn Hải.
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 15 phường và 1 xã như hiện nay.
Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận.[2]
Hành chínhSửa đổi
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được chia thành 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 phường: Bảo An, Đài Sơn, Đạo Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Mỹ Hương, Phủ Hà, Phước Mỹ, Tấn Tài, Thanh Sơn, Văn Hải và xã Thành Hải.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
Đô thịSửa đổi
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm được công nhận đô thị loại III vào năm 2007 và trở thành đô thị loại II vào năm 2015[11].
Hiện nay trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Bình Sơn Ocean Park, khu đô thị Đông Bắc Phan Rang...
Hình ảnhSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
- ^ a ă “Nghị định 21/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận”.
- ^ a ă “Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Quyết định 124-CP năm 1977 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Thuận Hải do Hội đồng Chính phủ ban hành”.
- ^ “Quyết định 45-HĐBT năm 1981 về việc chia hai huyện An Sơn và Ninh Hải thành thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước thuộc tỉnh Thuận Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
- ^ “Quyết định 204-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số huyện và thị xã thuộc tỉnh Thuận Hải do Hội đồng Bộ trưởng ban hành”.
- ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”.
- ^ “Nghị định 99/2001/NĐ-CP về việc thành lập phường và điều chỉnh địa giới hành chính phường thuộc thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận”.
- ^ “Nghị định 08/2008/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập phường thuộc thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận”.
- ^ a ă Nguồn số liệu: Thống kê tỉnh Ninh Thuận (năm 2009)
- ^ [1],Đồ án quy hoạch tổng phát triển Hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025