Phaolô Lê Đắc Trọng (1918 – 2009) là một giám mục người Việt Nam thuộc Giáo hội Công giáo Rôma. Ông từng đảm nhận vai trò Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội trong 12 năm, từ năm 1994 đến năm 2006. Khẩu hiệu giám mục của ông là "Xin vâng ý Chúa".[1][2]

Giám mục
 
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
(1994 – 2006)
Giáo hộiCông giáo Rôma
Chức vụ chính yếu
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
Giáo tỉnhGiáo tỉnh Hà Nội
Tổng giáo phậnTổng giáo phận Hà Nội
TòaHiệu tòa Igilgili
Bổ nhiệmNgày 23 tháng 3 năm 1994
Tựu nhiệmNgày 15 tháng 8 năm 1994
Hết nhiệmNgày 21 tháng 1 năm 2006
Tiền nhiệmPhanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
Kế nhiệmLôrensô Chu Văn Minh
Các chức khácGiám mục Hiệu tòa Igilgili
(1994 – 2009)
Truyền chức
Thụ phongNgày 1 tháng 4 năm 1948
Tấn phongNgày 15 tháng 8 năm 1994
Thông tin cá nhân
SinhNgày 15 tháng 6 năm 1918
Kim Lâm, Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội
MấtNgày 7 tháng 9 năm 2009 (91 tuổi)
Nơi an tángNhà thờ Lớn Nam Định
Hệ pháiGiáo hội Công giáo Rôma
Khẩu hiệu"Xin vâng ý Chúa"
Cách xưng hô với
Phaolô Lê Đắc Trọng
Danh hiệuĐức Giám mục
Trang trọngĐức Cha
Thân mậtCha
Khẩu hiệuFiat voluntas Dei
TòaHiệu tòa Igilgili

Lê Đắc Trọng sinh tại Thanh Oai, Hà Nội. Thuở thiếu thời, gia đình cho cậu bé Trọng đi theo con đường tu học, bắt đầu từ năm 1932. Sau quá trình tu học, ông trở thành linh mục năm 1948. Thời kỳ linh mục của ông trải qua nhiều biến động, linh mục Trọng được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ khác nhau: linh mục chính xứ, Hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh, Chưởng ấn Tòa Tổng giám mục Hà Nội, giáo sư rồi Phó Giám đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội. Hai lần được đề cử làm Giám mục dưới thời Tổng giám mục Trịnh Như Khuê, Lê Đắc Trọng đều khước từ. Trong thời kỳ này, ông cũng biên soạn cũng như biên dịch hàng chục đầu sách Công giáo.

Lần thứ ba được đề cử làm Giám mục, vì sự cấp thiết, Lê Đắc Trọng nhận lời làm Giám mục phụ tá, được công bố bổ nhiệm năm 1994 ở tuổi 75, trợ giúp Tổng giám mục Phạm Đình Tụng. Sau 12 năm đảm trách vai trò này, ông được chấp thuận hồi hưu năm 2006. Giám mục Lê Đắc Trọng qua đời tháng 9 năm 2009.

Trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, giám mục Lê Đắc Trọng giữ chức Tổng Thư ký Hội đồng, phụ trách Giáo tỉnh Hà Nội trong hai nhiệm kỳ liên tiếp, kéo dài trong 6 năm, từ năm 1995 đến năm 2001.[3]

Thân thế và tu tập

sửa

Lê Đắc Trọng sinh ngày 15 tháng 6 năm 1918 tại làng Kim Lâm, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay thuộc xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, thuộc giáo họ Kim Lâm, giáo xứ Trình Xá, Tổng giáo phận Hà Nội. Con đường tu học của cậu bé Trọng bắt đầu khi gia đình cho cậu nhập học Tiểu Chủng viện Hoàng Nguyên năm 1932. Năm 1937, cậu tiếp tục con đường tu học bằng cách nhập học Tràng Tập, Hà Nội. Từ năm 1940, chủng sinh Lê Đắc Trọng học tại Đại chủng viện Xuân Bích, Liễu Giai.[4]

Linh mục

sửa

Sau quá trình tu học, ngày 1 tháng 4 năm 1948, Phó tế Phaolô Lê Đắc Trọng được truyền chức linh mục tại Hà Nội.[5] Sau khi được truyền chức, năm 1949, linh mục Trọng được bổ nhiệm giữ chức quản nhiệm giáo xứ Nam Định.[4]

Chỉ một thời gian ngắn quản nhiệm giáo xứ, năm 1950, Lê Đắc Trọng được bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng trường Lê Bảo Tịnh, ngôi trường do chính ông sáng lập.[4][6] Hai năm sau đó, ông được thuyên chuyển làm Chưởng ấn Tòa Tổng Giám mục Hà Nội trong một thời gian ngắn.[4] Năm 1953, linh mục Trọng được bổ nhiệm giữ chức quản xứ Nam Định.[4] Trong thời kỳ này, linh mục Phaolô Lê Đắc Trọng hai lần được Hồng y Giuse Maria Trịnh Như Khuê đề cử làm Giám mục, tuy vậy trong cả hai lần từ chối.[6] Trong thời kỳ quản xứ Nam Định, linh mục Trọng tích cực dạy giáo lý cho các lưới tuổi khác nhau: thiếu niên, thanh niên, người trưởng thành. Đặc biệt, việc học này kéo dài xuyên suốt thời gian cấm cách cũng như trong chiến tranh. Linh mục Trọng cũng có khả năng giảng thuyết lôi cuốn.[6]

Trong thời kỳ chiến tranh, nhà thờ bị Mỹ ném bom trong 7 đợt làm hư hại khu nhà xứ, linh mục Trọng vẫn bám trụ cầu nguyện và cử hành lễ hàng ngày. Trong trận công kích cuối cùng, nhà thờ và nhà xứ bị san phẳng, linh mục Tổng đại diện Nhân tử nạn trong một hố bom, linh mục Trọng thoát chết, được cứu lên trong đống gạch vụn. Trong thời kỳ cấm cách, có khi đang dâng lễ Giáng sinh, nhà thờ bị cắt điện để không có ánh sáng cũng như không sử dụng được máy tăng âm. Tuy vậy, ông đã chuẩn bị hàng chục hòm ắc quy thay nguồn điện, nên trong điều kiện giữa đêm tối, ông vẫn tiếp tục bài giảng Lời Chúa.[6] Trong thời kỳ là linh mục, Lê Đắc Trọng cũng là tác giả biên tập và dịch thuật hàng chục cuốn sách Công giáo. Ông bí mật cho đánh máy phổ biến các sách hộ giáo, giáo lý, bài giảng đến với các giáo dân, linh mục, giám mục của các giáo phận chung quanh như giáo phận Bùi Chu, giáo phận Phát Diệm, giáo phận Thái Bình.[6]

Sau 15 năm quản xứ Nam Định, năm 1968, Lê Đắc Trọng được bổ nhiệm làm Tổng đại diện Tổng giáo phận Hà Nội và đảm nhiệm vai trò này đến tháng 4 năm 1981. Năm 1991, ông đảm trách vai trò Giáo sư Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội trước khi được chọn làm Phó Giám đốc Đại chủng viện này năm 1992.[4]

Giám mục

sửa

Ngày 23 tháng 3 năm 1994, Tòa Thánh loan báo Giáo hoàng bổ nhiệm linh mục Phaolô Lê Đắc Trọng giữ chức Giám mục hiệu tòa Igilgili, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội.[4] Sau hai lần từ chối dưới thời Hồng y Trịnh Như Khuê đến lần thứ ba, do quan tâm đến nhu cầu cấp thiết của Tổng giáo phận, Lê Đắc Trọng mới quyết định nhận làm giám mục phụ tá khi đã 75 tuổi.[6] Lễ tấn phong cho Tân giám mục diễn ra sau đó vào ngày 15 tháng 8 cùng năm, với phần nghi thức truyền chức được cử hành bởi Chủ phong là Tổng Giám mục Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng với hai vị phụ phong là Giám mục chính tòa Giáo phận Thanh Hóa Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm và Giám mục chính tòa Giáo phận Nha Trang Phaolô Nguyễn Văn Hòa.[2] Ngày 21 tháng 1 năm 2006, Tòa Thánh chấp nhận cho giám mục Lê Đắc Trọng từ nhiệm vì lý do tuổi tác theo Giáo luật.[7] Ông quyết định nghỉ hưu tại Nam Định.

 
Thánh lễ tấn phong Giám mục cho Đức Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng 15-08-1994

Sau hơn 3 năm hưu dưỡng, ngày 7 tháng 9 năm 2009, giám mục Lê Đắc Trọng qua đời lúc 2 giờ 00 sáng tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.[4] Lễ an táng cố giám mục được cử hành bởi chủ tế là Tổng giám mục đô thành Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt. Đồng tế có 16 giám mục, khoảng 300 linh mục và đông đảo giáo dân. Trước khi lễ an táng bắt đầu, điện văn từ Thánh Bộ Phúc âm hoá các dân tộc và từ Hội đồng Giám mục Việt Nam được đọc lên trang trọng.[8]

Tòa giám mục Hà Nội đã phát hành hồi kí của cố giám mục Lê Đắc Trọng nói về các sự kiện của Giáo hội Việt Nam trong thời kỳ quản lý bởi Nhà nước Cộng sản. Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt đã viết lời tựa cho quyển sách này. Ba tập sách được lưu hành nội bộ với nhan đề Những câu chuyện về một thời.[9]

Nhận định

sửa

Trong bài giảng lễ an táng cố giám mục Lê Đắc Trọng, Giám mục Phụ tá Hà Nội Lôrensô Chu Văn Minh đã chia sẻ về cuộc sống của cố Giám mục:[6]

Khởi đầu lễ an táng cố giám mục, Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đưa ra nhận định:[8]

Tổng giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đưa ra nhận định:[10]

Tông truyền

sửa

Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng được tấn phong giám mục năm 1994, thời Giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi:[2]

Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng là Giám mục Phụ phong cho các giám mục:[2]

Tóm tắt chức vụ

sửa
Tiền nhiệm:
Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang
Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội
1994 – 2006
Kế nhiệm:
Lôrensô Chu Văn Minh
Tiền nhiệm:
Antuvan Marovitch
Giám mục Hiệu tòa Igilgili[11]
1994 – 2009
Kế nhiệm:
Thomas Antonios Valiyavilayil, O.I.C.
Tiền nhiệm:
Gioan Đỗ Tông
Phó Giám đốc
Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội[12]

1989 – 2003
Gioan Đỗ Tông
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giuse Đặng Đức Ngân
Kế nhiệm:
Phaolô Lê Đắc Trọng
Lôrensô Chu Văn Minh
Tiền nhiệm:
Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng
Giáo tỉnh Hà Nội
Phêrô Trần Thanh Chung
Giáo tỉnh Huế
Emmanuel Lê Phong Thuận
Giáo tỉnh Sài Gòn
Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giáo tỉnh Hà Nội
Phêrô Trần Thanh Chung
Giáo tỉnh Huế
Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Giáo tỉnh Sài Gòn

Nhiệm kỳ 1995 – 1998
Kế nhiệm:
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giáo tỉnh Hà Nội
Phêrô Nguyễn Văn Nho
Giáo tỉnh Huế
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giáo tỉnh Sài Gòn
Tiền nhiệm:
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giáo tỉnh Hà Nội
Phêrô Trần Thanh Chung
Giáo tỉnh Huế
Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Giáo tỉnh Sài Gòn
Phó Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giáo tỉnh Hà Nội
Phêrô Nguyễn Văn Nho
Giáo tỉnh Huế
Phêrô Nguyễn Văn Nhơn
Giáo tỉnh Sài Gòn

Nhiệm kỳ 1998 – 2001
Kế nhiệm:
Giuse Ngô Quang Kiệt
Tiền nhiệm:
Gioan Đỗ Tông
Phaolô Lê Đắc Trọng
Giuse Đặng Đức Ngân
Phó Giám đốc
Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội[12]

2003 – 2005
Phaolô Lê Đắc Trọng
Lôrensô Chu Văn Minh
Kế nhiệm:
Giuse Nguyễn Văn Diễm
Gioan Maria Vũ Tất

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng Nguyên Giám mục Phụ Tá Tổng Giáo phận Hà Nội”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  2. ^ a b c d “Bishop Paul Lê Dac Trong † Auxiliary Bishop Emeritus of Hà Nội, Viet Nam - Titular Bishop of Igilgili”. Catholic-Hierarchy. Bản gốc lưu trữ Ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ “Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Hội đồng Giám mục Việt Nam qua 13 kỳ đại hội”. Ban Tôn giáo Chính phủ, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bản gốc lưu trữ Ngày 13 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  4. ^ a b c d e f g h “Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng đã tạ thế tại Hà Nội”. Taiwan Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  5. ^ những câu chuyện về một thời tập 1 trang 60
  6. ^ a b c d e f g “Chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ an táng Đức Cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng tại Nhà thờ Nam Định”. Viet Catholic. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  7. ^ “RINUNCE E NOMINE, 21.01.2006 ● RINUNCIA DELL'AUSILIARE DI HÀ NÔI (VIÊT NAM)”. Vatican. Bản gốc lưu trữ Ngày 9 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 9 tháng 3 năm 2019.
  8. ^ a b “Thánh Lễ an táng Đức cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng”. Hội đồng Giám mục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2018. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  9. ^ “Bishop Dac Trong, the struggle of the Vietnamese Church under Communism”. Asian News. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  10. ^ lễ giỗ Đức Cố Giám mục Phaolô Lê Đắc Trọng lần thứ 10[liên kết hỏng]
  11. ^ “Igilgili - (Titular See) - Igilgilitanus”. Catholic-Hierarchy. Bản gốc lưu trữ Ngày 10 tháng 3 năm 2019. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.
  12. ^ a b “Lược Sử Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội”. Tổng giáo phận Hà Nội. Truy cập Ngày 10 tháng 3 năm 2019.[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

sửa