Philip Coppens (nhà hóa học)

Philip Coppens (ngày 24 tháng 10 năm 1930 – ngày 21 tháng 6 năm 2017)[2]nhà hóa họcnhà tinh thể học người Mỹ gốc Hà Lan nổi tiếng nhờ việc phân tích mật độ điện tích sử dụng tinh thể học tia X[3] và công trình tiên phong trong lĩnh vực quang tinh thể học.[4]

Philip Coppens
Chân dung có chữ ký, 1978
Sinh(1930-10-24)24 tháng 10, 1930
Amersfoort, Hà Lan
Mất21 tháng 6, 2017(2017-06-21) (86 tuổi)
West Grove, Pennsylvania, Mỹ[1]
Trường lớpĐại học Amsterdam
Nổi tiếng vìPhân tích mật độ điện tích
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácPhòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven
Đại học Buffalo
Người hướng dẫn luận án tiến sĩCarolina MacGillavry
Cố vấn nghiên cứu khácGerhard Schmidt

Học vấn và sự nghiệp sửa

Coppens quê quán ở Amersfoort thi đậu lấy bằng Cử nhân và Tiến sĩ của Đại học Amsterdam vào năm 1954 và 1960, dưới sự giám sát của Carolina MacGillavry. Năm 1968, sau khi được bổ nhiệm tại Viện WeizmannPhòng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven, ông còn được phân công vào làm tại khoa hóa học ở Đại học Tiểu bang New York ở Buffalo. Ông là Giáo sư Xuất sắc SUNY và là người giữ chức Chủ tịch Hóa học Henry M. Woodburn. Trong số nhiều cấu trúc 3 chiều mà Coppens mô tả đặc điểm là nitroprusside ion.[5]

Vinh danh sửa

Coppens là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoàng gia Hà Lan từ năm 1979[6] và là thành viên Hiệp hội vì sự Tiến bộ Khoa học Mỹ từ năm 1993.[7] Ngoài ra, ông còn được trao Giải thưởng Gregori Aminoff của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vào năm 1996, Giải thưởng Ewald của Liên minh Tinh thể học Quốc tế vào năm 2005,[8]Huy chương Kołos vào năm 2013.

Tác phẩm sửa

  • Coppens, Philip biên tập (1972). Proceedings of the Symposium on "Experimental and Theoretical Studies of Electron Densities" at University of New Mexico, Albuquerque, New Mexico, April 4-5, 1972 (bằng tiếng Anh). Pittsburgh, Pa.: Polycrystal Book Service. OCLC 256278163.
  • Coppens, Philip; Hall, Michael B biên tập (1982). Electron distributions and the chemical bond (bằng tiếng Anh). New York: Plenum Press. ISBN 978-0-306-41000-0. OCLC 865271066.
  • Coppens, Philip; Cox, David; Vlieg, Elias; Robinson, Ian K (1992). Synchrotron radiation crystallography (bằng tiếng Anh). London; San Diego; New York: Academic Press. ISBN 978-0-12-188080-4. OCLC 468470415.
  • Kao, Yi-Han; Kwok, Hoi-Sing; Coppens, Philip biên tập (1991). Superconductivity and its applications: Buffalo, NY 1990 (bằng tiếng Anh). New York: American Institute of physics. ISBN 978-0-88318-835-4. OCLC 468309233.
  • Coppens, Philip (1997). X-ray charge densities and chemical bonding (bằng tiếng Anh). Oxford: Oxford Univ. Press. ISBN 978-0-19-509823-5. OCLC 845312646.

Tham khảo sửa

  1. ^ Linda Wang (7 tháng 8 năm 2017). “Obituary: Philip Coppens”. C&EN Global Enterprise (bằng tiếng Anh). 95 (32): 36–36. doi:10.1021/cen-09532-peopobits1. ISSN 2474-7408.
  2. ^ Ellen Goldbaum (23 tháng 6 năm 2017). “SUNY Distinguished Professor Philip Coppens has died”. University at Buffalo. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2017.
  3. ^ Payne, Robin. “Philip Coppens”. history.amercrystalassn.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ Coppens, Philip (1 tháng 2 năm 2017). “The dramatic development of X-ray photocrystallography over the past six decades”. Structural Dynamics (bằng tiếng Anh). 4 (3): 032102. doi:10.1063/1.4975301. ISSN 2329-7778. PMC 5291789. PMID 28191481.
  5. ^ Coppens, Philip (2002). “Photoinduced Linkage Isomers of Transition-Metal Nitrosyl Compounds and Related Complexes”. Chemical Reviews. 102 (4): 861–884. doi:10.1021/cr000031c. PMID 11942781.
  6. ^ “P. Coppens”. Royal Netherlands Academy of Arts and Sciences. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Goldbaum, Ellen (3 tháng 12 năm 1993). “Coppens Named Fellow of AAAS”. University at Buffalo. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ The Ewald Prize, 2005

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa