Piô Ngô Phúc Hậu (ông sinh ngày 9 tháng 5 năm 1936) là một linh mục truyền giáo của Giáo hội Công giáo Roma. Ông cũng là một nhà văn, nhà báo với rất nhiều tác phẩm được công chúng biết đến. Ông nguyên là phó chánh xứ của Nhà thờ chính tòa Cần Thơ, nguyên Giám đốc Trường trung học Đồng Tâm tại Cần Thơ, nguyên chánh xứ Bảo Lộc, Cà Mau và chánh xứ Cái Rắn, Cà Mau.[1].

Piô Ngô Phúc Hậu
SinhNgô Phúc Hậu
Giáo phận Hưng Hoá
Quốc tịchViệt Nam
Tên khácPiô Ngô Phúc Hậu, Tám Hậu
Dân tộcKinh
Nghề nghiệpLinh mục, Nhà truyền giáo, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu Công giáo.
Nổi tiếng vìLinh mục, Nhà truyền giáo, nhà văn
Tôn giáoCông giáo

Sự nghiệp sửa

Ngô Phúc Hậu còn được gọi là Tám Hậu[2], ông sinh ngày 9 tháng 5 năm 1936 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, thuộc giáo xứ Hiền Quan, giáo hạt Tây - Nam Phú Thọ, Giáo phận Hưng Hóa[3].

Từ năm 1955 đến năm 1961, ông theo học tại Đại chủng viện Thánh Tôma và học viện Lê Bảo Tịnh. Năm 1962 đến năm 1964, ông học tại Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn. Ông được thụ phong linh mục vào ngày 10 tháng 05 năm 1964 tại Cần Thơ.

Năm 1965 linh mục Hậu là phó chánh xứ của Nhà thờ chính tòa Cần Thơ và Giám đốc Trường Trung học Đồng Tâm tại Cần Thơ[4]. Từ năm 1967 đến 1971, ông là Giám đốc trường Trung học Đồng Tâm tại Cần Thơ.

Bắt đầu từ năm 1971 đến năm 1975 khi Việt Nam thống nhất, ông thi hành mục vu truyền giáo tại Năm Căn, Cà Mau. Từ năm 1979 đến năm 1994, ông là Chánh xứ Bảo Lộc, Cà Mau. Từ năm 1994 đến năm 2010, ông làm Chánh xứ Cái Rắn, Cà Mau. Từ năm 2010 đến nay, ông nghỉ hưu và truyền giáo tại Giáo phận Hưng Hóa, quê hương của ông.

Cuộc sống sửa

Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu làm việc không ngừng nghỉ cho dù tuổi của ông ngoài 70. Ông vẫn lội bộ băng ruộng đồng dưới trời nắng cháy đi thăm giáo dân và truyền giáo. Ông chọn lối sống rất bình dân cùng những nông dân mà mình truyên giáo. Dù linh mục Hậu bị mắt phải hỏng và tai phải yếu, nhưng ông lại cho rằng "Có khi tôi mù và điếc lại nảy sinh ra nhiều sáng kiến truyền giáo hơn là sáng mắt và thính tai!"[5]. Linh mục truyền giáo Ngô Phúc Hậu có lối nói chuyện dí dóm, hóm hỉnh, sâu sắc và thu hút người nghe[6]. Ông có cách suy nghĩ về công việc truyền giáo khác với một số tu sĩ. Ông không tha thiết lắm với việc xây nhà thờ, ông cho rằng xây dựng con người là cần trước đã[5].

Ngoài công việc mục vụ, truyền giáo của linh mục, ông thường viết văn[7], viết báo[8] và thường được mời tham gia những Khóa thường huấn Linh mục của các Giáo tỉnh về công tác truyền giáo, dạy giáo lý cho thiếu nhi, hội thảo giới trẻ của Hội đồng Giám mục Việt Nam[9][10]

Tác phẩm sửa

Ông viết nhiều truyện ngắn dưới dạng hồi ký, nhật ký, tự thoại, tùy bút. Các tác phẩm của ông được xuất bản và đăng trên nhiều báo Công giáo. Rất nhiều những bài viết của ông được đăng trên báo Báo Công giáo và Dân tộc[11]. Các bài viết của ông chứa nhiều giá trị nhân văn nên được cả người ngoài đaọ Công giáo biết đến và mến mộ[12]. Một số tên tác phẩm:

  1. Nhật Ký Truyền giáo, xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1996, in ba lần ở Hoa Kỳ năm 1999, 2000, 2006.
  2. Viết Cho Em, Sài Gòn, 2002. Do Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản và là ấn phẩm ăn khách nhất của năm.
  3. Nhật Ký Đức Giê-su, Sài Gòn, 2005.
  4. Dấu Chân Của Chúa [5].
  5. Linh mục Của Ai
  6. Vatican II
  7. Canh Tân Giáo hội từ dưới lên trên
  8. Chòi thờ và Nhà thờ
  9. Vai trò Giáo Dân trong việc truyền giáo
  10. Vai trò của người phụ nữ trong Giáo hội
  11. Công Bằng Xã hội
  12. Hội Nhập Văn Hoá
  13. Thờ cúng tổ tiên
  14. Cây roi của mục vụ
  15. Ăn chay và kiêng thịt
  16. Cộng đồng cơ bản
  17. Những căn bản của đạo lý
  18. Giáo xứ Caphacnaum
  19. Anh em
  20. Nhớ về Năm Căn
  21. Đi tìm thợ gặt
  22. Hòa nhập vào môi trường truyền giáo
  23. Người hành khất
  24. Tin mừng bố thí hay Tin mừng giải phóng
  25. Đức Phật mến yêu
  26. Ngày hưu lễ vì con người
  27. Tản mạn về Vaticano II
  28. Công bằng xã hội
  29. Phát triển dân sinh
  30. Bà Năm
  31. Chị Chín
  32. Phụ nữ
  33. Đám tang bà Năm
  34. Hạt giống âm thầm
  35. Cộng đồng cơ bản
  36. Những cái tết trong đời truyền giáo
  37. Từ ngữ nhà đạo
  38. Khánh nhật truyền giáo
  39. Lòng bao dung
  40. Cây roi trong mục vụ
  41. Cúng cơm
  42. Múa lửa, dị đoan chăng?
  43. Nhà thờ
  44. Ngắm Đức Giêsu
  45. Cái Rắn của tôi
  46. Trái sầu riêng
  47. Hội nhập văn hóa
  48. Những khoảng trống còn lại
  49. Hiện diện và loan báo
  50. Đi
  51. Buồn vui Cái Rắn
  52. Đi tìm chiên
  53. Những kỷ niệm về loài chó
  54. Răng đen
  55. Buồn
  56. Kiêng thịt và ăn chay
  57. Không ngờ
  58. Ở cuối đường hầm
  59. Đổi mới
  60. Đi lang thang
  61. Như chuyện tiếu lâm
  62. Gió từ đâu đến?
  63. Nước trời giống như trái mắm
  64. Cơn bão số 5
  65. Sau cơn bão số 5
  66. AGAPÊ: ăn vì yêu, ăn để yêu ….
  67. Sau một cuộc gặp gỡ
  68. Đọc Thánh kinh
  69. Linh mục của ai
  70. Áo nhà tu
  71. Người biệt phái cầu nguyện
  72. Lòng khiêm tốn là chứng tá Tin mừng
  73. Đến với người nghèo[13][14][15].

Công việc truyền giáo sửa

Trong hơn 10 năm thực hiện công việc truyền giáo tại địa điểm Cái Rắn, Cà Mau, linh mục Ngô Phúc Hậu đã thực hiện rửa tội cho hơn 2000 người. Ông giúp cho người dân tại các giáo điểm truyền giáo những công việc như đổ bê-tông cho hơn 4.790m đường, xây 20 cây cầu bắc qua các con rạch, đào gần 200 giếng nước, xây 60 căn nhà tình thương cho người nghèo, xây dựng một tổ y tế với chi phí mỗi năm trên 100 triệu đồng Việt Nam. Ông cũng trợ cấp học bổng cho học sinh nghèo với chi phí khoảng 200 triệu đồng mỗi năm[5].

Đánh giá sửa

  • "... Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu, một vị truyền giáo nổi tiếng của vùng Năm Căn Cà Mau sông nước mênh mông. Nay, Ngài đã trở về quê hương Hưng Hóa và nhập tịch địa phận Hưng Hóa. Với kinh nghiệm truyền giáo tuyệt vời và sâu sắc, Ngài đã giúp linh mục đoàn Đà Lạt ý thức hơn về việc truyền giáo, đặc biệt việc loan báo Tin Mừng cho lương dân như lời chân phước Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh “ đến với muôn dân “ (Ad gentes)"_trích bài tổng kết tĩnh tâm của linh mục đoàn Đà Lạt do Tòa Giám mục Đà Lạt viết[6]

Câu nói sửa

  • "Xin anh chị em luôn nhớ đến những người lương nghèo khó và quê hương Việt Nam."[5].
  • "Truyền giáo là đem sự yêu thương, đem Chúa đến mọi người, không phân biệt trong đạo hay ngoài đạo, vì Chúa là Tình Yêu"[5].

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Giới thiệu tác giả: Cha Piô Hậu Lưu trữ 2015-08-26 tại Wayback Machine, GP Cần Thơ
  2. ^ Những kỷ niệm vui buồn về Hưng Hóa của Lm. Piô Ngô Phúc Hậu, Ban Loan Báo Tin Mừng Giáo phận Xuân Lộc
  3. ^ Linh mục Piô Ngô Phúc Hậu, thuộc Giáo phận Hưng Hóa
  4. ^ Chút duyên với thần phụ Piô Ngô Phúc Hậu Lưu trữ 2016-03-09 tại Wayback Machine, Giáo phận Cần Thơ.
  5. ^ a b c d e f Lối sống truyền giáo của Lm Piô Ngô Phúc Hậu, Dòng Chúa Cứu Thế
  6. ^ a b TĨNH TÂM NĂM LINH MỤC ĐOÀN ĐÀ LẠT TẠI TÒA GIÁM MỤC ĐÀ LẠT SỐ 09 NGUYỄN THÁI HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỪ TRƯA THỨ HAI NGÀY 19.11.2012 ĐẾN TRƯA THỨ SÁU NGÀY 23.11.2012 Lưu trữ 2013-09-17 tại Wayback Machine, Giáo phận Đà Lạt
  7. ^ NHẬT KÝ ĐỨC GIÊSU, Liên Đoàn Công giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
  8. ^ "Cụt hứng" tác giả LM. Piô Ngô Phúc Hậu, Báo CGvDT
  9. ^ Ủy ban Mục vụ Giới trẻ: Hội thảo Giới trẻ Công giáo tại Hải Phòng Lưu trữ 2016-06-30 tại Wayback Machine, TRANG TIN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
  10. ^ Khóa thường huấn Linh mục Giáo tỉnh Hà Nội - đợt I tại Bùi Chu[liên kết hỏng], Tòa giám mục Thanh Hóa
  11. ^ Bêlem đêm hôm ấy, Báo Công giáo và Dân tộc
  12. ^ Gìn giữ đạo Phật: Chuyện thờ Phật... dưới chúa Lưu trữ 2016-03-02 tại Wayback Machine, Diễn đàn của Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước
  13. ^ Nhật Ký Truyền giáo Lm. Piô Ngô Phúc Hậu Lưu trữ 2016-03-09 tại Wayback Machine, Giáo phận Cần Thơ
  14. ^ Các bài viết của tác giả Piô Ngô Phúc Hậu Lưu trữ 2015-08-26 tại Wayback Machine, Giáo phận Cần Thơ
  15. ^ Các bài viết của Lm. Ngô Phúc Hậu, Báo Công giáo và Dân tộc

Liên kết ngoài sửa