Platin(IV) bromide

hợp chất hoá học
(Đổi hướng từ Platin(IV) bromua)

Platin(IV) bromide là một hợp chất vô cơ bao gồm platinbromcông thức hóa học PtBr4.

Platin(IV) bromide
Danh pháp IUPACPlatinum(IV) bromide
Tên khácPlatin tetrabromide
Platinic bromide
Bạch kim(IV) bromide
Bạch kim tetrabromide
Nhận dạng
Số CAS68938-92-1
PubChem111865
Số EINECS273-151-5
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
ChemSpider100307
Thuộc tính
Công thức phân tửPtBr4
Khối lượng mol514,696 g/mol (khan)
550,72656 g/mol (2 nước)
Bề ngoàitinh thể nâu đen
Khối lượng riêng5,69 g/cm³
Điểm nóng chảy 180 °C (453 K; 356 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước,41 g/100 mL (20 ℃, khan)
tan (2 nước)
Độ hòa tantan ít trong ethanol, ete
tạo phức với amonia[1]
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Phân loại của EUĂn mòn (C)
NFPA 704

0
2
1
 
Chỉ dẫn RR34
Chỉ dẫn SBản mẫu:S20, S26, S36/37/39, S45, S60
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácPlatin(IV) fluoride
Platin(IV) chloride
Platin(IV) iodide
Cation khácNickel(II) bromide
Paladi(II) bromide
Hợp chất liên quanPlatin(II) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Dung dịch platin(IV) bromide và vàng(III) bromide trong nước có thể dùng để kiểm tra sự hiện diện của caesi bằng cách đặt một giọt thuốc thử và một giọt dung dịch chưa biết vào một mảnh giấy lọc. Một vết màu xám hoặc đen cho thấy kết quả dương tính; tuy nhiên, cơ chế cho phản ứng này vẫn chưa được xác định.[2]

Điều chế sửa

Platin(IV) bromide có thể được điều chế bằng cách cho platin tác dụng trực tiếp với brom trong ống kín, tuy nhiên phản ứng diễn ra rất chậm:[3]

 

Có thể thu được platin(IV) bromide nhanh hơn bằng cách cho acid hexabromoplatinic(IV) H2PtBr6·9H2O phản ứng với brom.[4]

Tính chất và cấu trúc sửa

Platin(IV) bromide tồn tại dưới dạng tinh thể màu nâu đen, khi tan trong nước sẽ tạo ra dihydrat PtBr4·2H2O, thực tế được biểu diễn dưới dạng H2[PtBr4(OH)2]. Hợp chất khan có cấu trúc thuộc hệ tinh thể trực thoi, nhóm không gian Pbca (nhóm không gian số 61) và các thông số mạng tinh thể a = 1199 pm, b = 1365 pm và c = 633 pm.[4]

Hợp chất khác sửa

PtBr4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như PtBr4·2NH3 là tinh thể cỡ micromet màu đỏ cam tan ít trong nước, PtBr4·4NH3 là bột màu cam tan ít trong nước[5], PtBr4·5NH3 (cấu tạo [Pt(NH3)5Br]Br3) là chất rắn không màu[6] hay PtBr4·6NH3·H2O là chất rắn kết tinh màu trắng, khi đun nóng đến 100 °C (212 °F; 373 K) sẽ thu được muối khan. Độ hòa tan trong nước của monohydrat là 10,38 g/100 mL ở 25 ℃.[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ Lide, David R. (1998), Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản 87), Boca Raton, Florida: CRC Press, tr. 481, ISBN 0-8493-0594-2, truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2008
  2. ^ Reagents for Qualitative Inorganic Analysis, 2007, ISBN 1-4067-4847-1
  3. ^ Hagen, A. P. (17 tháng 9 năm 2009). Inorganic Reactions and Methods, The Formation of Bonds to Halogens (Part 2) (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 174. ISBN 978-0-470-14539-5.
  4. ^ a b Brauer, Georg (1975). Handbuch der präparativen anorganischen Chemie (bằng tiếng Đức). Enke. tr. 1713. ISBN 978-3-432-87823-2.
  5. ^ A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x (J.newton Friend; 1928), trang 236; 240. Truy cập 13 tháng 4 năm 2021.
  6. ^ Kurnakova, Institut obshcheĭ i neorganicheskoĭ khimii im N. S. (1964). Синтез комплексных соединений металлов платиновой группы: справочник (bằng tiếng Nga). Наука. tr. 161.
  7. ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii (bằng tiếng Nga). Izd-vo "Nauka.". 1967. tr. 2069, 2071.