Prednisolone là tên một loại thuốc steroid được sử dụng để điều trị một số loại dị ứng, tình trạng viêm, rối loạn tự miễn dịchung thư.[1][2] Một số trong những bệnh có thể sử dụng thuốc này bao gồm suy thượng thận, calci huyết cao, viêm khớp dạng thấp, viêm da, viêm mắt, hen suyễnbệnh đa xơ cứng.[2] Chúng được sử dụng qua đường miệng, tiêm vào tĩnh mạch, hoặc có dạng kem để bôi lên da cũng như dạng thuốc nhỏ mắt.[3]

Prednisolone
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạinhiều
Đồng nghĩa11,17-Dihydroxy-17-(2-hydroxyacetyl)-10,13-dimethyl-6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17-dodecahydrocyclopenta[a] phenanthren-3-one
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682794
Giấy phép
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: A
  • US: C (Rủi ro không bị loại trừ)
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Chu kỳ bán rã sinh học2–3 giờ
Bài tiếtnước tiểu
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
IUPHAR/BPS
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.000.020
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC21H28O5
Khối lượng phân tử360.444 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
  (kiểm chứng)

Tác dụng phụ với việc sử dụng ngắn hạn bao gồm buồn nôn và cảm thấy mệt mỏi.[1] Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm các vấn đề về tâm thần, có thể xảy ra ở khoảng 5% số người.[4] Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng lâu dài bao gồm mất xương, suy nhược, nhiễm nấm mendễ bầm tím.[2] Mặc dù việc sử dụng ngắn hạn trong phần sau của thai kỳ là an toàn, sử dụng lâu dài hoặc sử dụng trong thai kỳ sớm đôi khi có liên quan đến việc gây hại đối với em bé.[5] Đây là một glucocorticoid được tạo từ hydrocortisone (cortisol).[6]

Prednisolone đã được phát hiện và được chấp thuận cho sử dụng y tế vào năm 1955.[6] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[7] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,01 USD / viên 5 mg.[8]

Chú thích sửa

  1. ^ a b WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 53–54. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ a b c d “Prednisolone”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “Search results – (eMC)”. www.medicines.org.uk. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “Pevanti 10mg Tablets – Summary of Product Characteristics (SPC) – (eMC)”. www.medicines.org.uk. ngày 1 tháng 12 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ “Prednisolone Use During Pregnancy | Drugs.com”. www.drugs.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ a b Kim K, Roh JK, Wee H, Kim C (2016). Cancer Drug Discovery: Science and History. Springer. tr. 169. ISBN 9789402408447. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ “Prednisolone” (PDF). WHO International Drug Price Indicator Guide, 2014.