Psi Velorum (La tinh hóa từ ψ Velorum, tên rút gọn là ψ Vel) là tên của một hệ sao đôi nằm trong một chòm sao phương nam tên là Thuyền Phàm. Dựa trên giá trị thị sai là 53,15 mas đo được từ trái đất, ngôi sao này có khoảng cách với mặt trời là khoảng xấp xỉ 61,4 năm ánh sáng. Với cấp sao biểu kiến của nó là 3,58[1], ta có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng đã làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Sự chuyển động của nó trong không gian khiến nó có thể là thành viên trong nhóm di chuyển Castor[2].

Hai ngôi sao thành phân của hệ sao đôi này quay quanh khối tâm hệ thiên thể của nó với chu kì là 33,95 năm và độ lệch tâm quỹ đạo của nó là 0,433. Trục lớn của quỹ đạo của chúng có kích thước là 0,862"[3]. Ngôi sao chính của hệ sao này là một ngôi sao gần mức khổng lồ loại F có ánh sáng màu vàng trắng với quang phổ loại F0 IV[4] (cấp sao biểu kiến của nó là 3,91[5]). Ngôi sao thứ hai thì mờ hơn ngôi sao chính, nó cũng là một ngôi sao gần mức khổng lồ loại F với quang phổ loại F3 IV[4] với cấp sao biểu kiến là 5,12[5]. Nó được báo cáo là một sao biến quang thay đổi cấp sao biểu kiến của nó từ 4,5 đến 5,1[6].

Dữ liệu hiện tại sửa

Theo như quan sát, đây là hệ sao nằm trong chòm sao Thuyền Phàm và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 09h 30m 41.99958s[7]

Độ nghiêng −40° 28′ 00.2616″[7]

Cấp sao biểu kiến +3.58[1] (3.91 + 5.12)ref name=Malkov2012/>

Cấp sao tuyệt đối 2.56[8]

Vận tốc hướng tâm +88±18[9] km/s

Loại quang phổ F0 IV + F3 IV[4]

Giá trị thị sai 53,15 +/- 0,37 mas[7]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Mermilliod, J.-C. (1986), “Compilation of Eggen's UBV data, transformed to UBV (unpublished)”, Catalogue of Eggen's UBV data, SIMBAD, Bibcode:1986EgUBV........0M.
  2. ^ Nakajima, Tadashi; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2010), “Potential Members of Stellar Kinematical Groups within 20 pc of the Sun”, The Astronomical Journal, 140 (3): 713–722, Bibcode:2010AJ....140..713N, doi:10.1088/0004-6256/140/3/713.
  3. ^ Hartkopf, W. I.; và đồng nghiệp (2006), Sixth Catalog of Orbits of Visual Binary Stars, Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2011, truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017
  4. ^ a b c Heiter, U.; và đồng nghiệp (2015), “Gaia FGK benchmark stars: Effective temperatures and surface gravities”, Astronomy & Astrophysics, 582: A49, arXiv:1506.06095, Bibcode:2015A&A...582A..49H, doi:10.1051/0004-6361/201526319.
  5. ^ a b Malkov, O. Yu.; và đồng nghiệp (2012), “Dynamical Masses of a Selected Sample of Orbital Binaries”, Astronomy & Astrophysics, 546: 5, Bibcode:2012A&A...546A..69M, doi:10.1051/0004-6361/201219774, A69.
  6. ^ Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009), “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007-2013)”, VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs, 1, Bibcode:2009yCat....102025S.
  7. ^ a b c van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  8. ^ Just, A.; Jahrei, H. (tháng 10 năm 2008), “The main sequence from F to K stars of the solar neighbourhood in SDSS colours”, Astronomische Nachrichten, 329 (8): 790, arXiv:0808.2111, Bibcode:2008AN....329..790J, doi:10.1002/asna.200811030.
  9. ^ de Bruijne, J. H. J.; Eilers, A.-C. (tháng 10 năm 2012), “Radial velocities for the HIPPARCOS-Gaia Hundred-Thousand-Proper-Motion project”, Astronomy & Astrophysics, 546: 14, arXiv:1208.3048, Bibcode:2012A&A...546A..61D, doi:10.1051/0004-6361/201219219, A61.