Pteleocarpa lamponga

loài thực vật

Pteleocarpa là một chi thực vật hạt kín. Chi này chỉ chứa 1 loài cây gỗ phân bố ở miền tây Malesia với danh pháp Pteleocarpa lamponga.[1]

Pteleocarpa lamponga
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Gelsemiaceae
Chi (genus)Pteleocarpa
Oliver, 1873
Loài (species)P. lamponga
Danh pháp hai phần
Pteleocarpa lamponga
(Miq.) Bakh. ex Karel Heyne, 1927
Danh pháp đồng nghĩa

Dodonaea lamponga Miquel, 1861
Pteleocarpa malaccensis Oliver, 1873

Pteleocarpa longistyla Beccari, 1877

Từ nguyên sửa

Từ tiếng Hy Lạp Ptelea để chỉ một nhóm cây gỗ thuộc họ Rutaceae (họ cam chanh) và tiếng Hy Lạp karpos (quả), do hình dáng quả của nó trông rất giống quả của các loài Ptelea; tính từ chỉ tên loài là từ tiếng Latinh lamponga để chỉ Lampong (Lampung), một tỉnh nằm ở miền cực nam đảo Sumatra, một trong các khu vực phân bố tự nhiên của loài này. Tên gọi thông thường trong tiếng Mã Lai là tembusu tikus hay singgah.

Phân loại sửa

Pteleocarpa lamponga có lịch sử phân loại đầy biến động và từng được xếp trong các họ khác nhau như Icacinaceae, Cardiopteridaceae, Boraginaceae và một vài họ khác.[2][3][4] Chính vì thế mà nó từng được coi là kỳ dị. Chẳng hạn, các quả có cánh của nó là hoàn toàn kỳ dị trong họ Boraginaceae, nơi nó từng được đặt trong thập niên 2000. Tên gọi họ Pteleocarpaceae cũng đã từng được sử dụng, nhưng lại không được công bố hợp lệ cho tới tận năm 2011, khi mô tả bắt buộc được công bố hợp lệ trong Kew Bulletin.[5] Một nghiên cứu hình thái học cho chi/loài này được công bố năm 2014.[4] Cũng trong năm 2014, một nghiên cứu phát sinh chủng loài cấp độ phân tử của lamiids (= Garryidae) đã lấy mẫu Pteleocarpa và kết quả phân tích cho thấy nó là đơn vị phân loại có quan hệ chị-em với Gelsemiaceae.[6] Cả hai chi của Gelsemiaceae (là GelsemiumMostuea) cũng được lấy mẫu và kết quả này có hỗ trợ thống kê tối đa trong 3 phương thức phân tích mô tả nhánh khác biệt. Các tác giả của nghiên cứu này cũng khuyến cáo nên đưa Pteleocarpa vào trong Gelsemiaceae. Điều này đã được chính thức thực hiện cùng trong năm 2014 bằng việc sửa đổi định nghĩa họ Gelsemiaceae để chứa thêm nó.[7] Trong hệ thống APG IV công bố năm 2016, Pteleocarpa cũng được gộp trong Gelsemiaceae.[8]

Phân bố sửa

Trong các khu rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh vùng đất thấp hoặc sườn đồi ở miền nam Thái Lan, Malaysia bán đảo, Sumatra, Java, Borneo, ở cao độ tới 1.500m. Thường thấy trong rừng hỗn hợp với các loài dầu (Dipterocarpaceae) hay sim (Myrtaceae) đặc trưng của khu vực này. Loại đất thích hợp là đất cát thoát nước tốt, chua và nghèo dinh dưỡng (kiểu rừng Kerangas), nhưng cũng thấy trên các loại đất nguồn gốc đá vôi hay đá siêu mafic.

Mô tả sửa

Cây gỗ từ trung bình tới lớn, cao tới 30 m, đường kính ngang ngực của cây trưởng thành khoảng 50 cm. Tán lá rậm rạp. Các lá đơn có cuống, mọc so le, gân lá lông chim, kích thước 2,5-14 x 1-6 cm. Hoa đường kính khoảng 8mm, cánh hoa màu vàng (ít khi đỏ), mọc thành các chùy hoa ở đầu cành. Thụ phấn nhờ côn trùng. Quả dẹt có cánh rộng hình tròn hay ôvan, màu xanh lục ánh vàng, đường kính khoảng 40-55mm với khía chữ V hoặc xẻ đôi sâu ở đỉnh, chứa 1 hạt phát tán nhờ gió. Khi chín đổi sang màu hồng hay đỏ.

Sử dụng sửa

Gỗ dùng trong xây dựng nhà cửa. Hạt của quả chín ăn được, dùng làm hương liệu/gia vị thực phẩm. Cũng hay được trồng làm cây cảnh.

Tham khảo sửa

  1. ^ David J. Mabberley. 2008. Mabberley's Plant-Book; a portable dictionary of plants, their classification and uses. Ấn bản lần 3 (2008). Nhà in Đại học Cambridge: UK. ISBN 978-0-521-82071-4. (Xem Liên kết ngoài dưới đây).
  2. ^ Miller J. S., 2003. Classification of Boraginaceae subfam. Ehretioideae: resurrection of the genus Hilsenbergia Tausch ex Meisn. Adansonia, sér. 3, 25: 151-189.
  3. ^ Patel R. N. & Bowles. A., 1978. Wood anatomy of the dicotyledons indigenous to New Zealand, 12. Icacinaceae. New Zealand Journal of Botany 16: 7-12.
  4. ^ a b Kanokorn Rueangsawang & Pranom Chantaranothai. 2014. "Studies on Thai Pteleocarpaceae". Tropical Natural History 14(1): 1-6. (Xem Liên kết ngoài dưới đây).
  5. ^ Richard K. Brummitt. 2011. "Valid publication of the family name Pteleocarpaceae". Kew Bulletin 66(1):1-3. doi:10.1007/s12225-011-9254-3.
  6. ^ Nancy F. Refulio-Rodriguez & Richard G. Olmstead. 2014. "Phylogeny of Lamiidae". American Journal of Botany 101(2):287-299. doi:10.3732/ajb.1300394.
  7. ^ Lena Struwe, Valerie L. Soza, Sugumaran Manickam & Richard G. Olmstead. 2014. "Gelsemiaceae (Gentianales) expanded to include the enigmatic Asian genus Pteleocarpa". Botanical Journal of the Linnean Society 175(4):482–496. doi:10.1111/boj.12182.
  8. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài sửa