Quán đỉnh

hoạt động sùng đạo trong Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kì Na giáo

Quán đỉnh (zh. guàndĭng 灌[潅]頂, sa. abhiṣeka, ja. kanchō, bo. dbang དབང་), nghĩa đen là rưới nước lên đầu, là một nghi thức tôn giáo trong những buổi lễ long trọng. Trong Kim cương thừa, danh từ quán đỉnh được dùng chỉ những nghi lễ, trong đó vị Đạo sư (sa. guru, bo. blama) cho phép đệ tử tu tập một Tan-tra. Vì vậy trong Phật giáo Tây Tạng, người ta hay sử dụng danh từ "Truyền lực" (bo. dbang-bskur).

Trong Vô thượng du-già (sa. anuttarayoga-tantra), người ta kể bốn cấp quán đỉnh từ dưới lên trên:

  1. Quán đỉnh bình (sa. kalābhiṣeka, bình ở đây là tịnh bình), bao gồm sự khai giảng về năm khía cạnh của Phật gia (sa. buddhakula).
  2. Quán đỉnh bí mật (sa. guhyābhiṣeka);
  3. Quán đỉnh trí huệ (sa. prajñābhiṣeka)
  4. Quán đỉnh thứ tư (sa. caturthābhiṣeka).

Thông thường, vị Đạo sư đọc nghi quỹ (sa. sādhana) qua một lần và lần đọc này có giá trị cho phép người đệ tử tu học nghi quỹ này. Sau đó, Đạo sư bình giảng những điểm khúc mắc, khó hiểu, những bí truyền trong Nghi quỹ để bảo đảm sự tu tập chính tông, đúng đắn của đệ tử.

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán