Quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời

quỹ đạo cực xung quanh một hành tinh trong đó vệ tinh bay qua một điểm bất kỳ trên bề mặt hành tinh vào cùng thời điểm trong ngày

Một Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời hay Sun-synchronous orbit (SSO), còn được gọi là quỹ đạo nhật tâm hay heliosynchronous orbit,[1] là một quỹ đạo cực xung quanh hành tinh, mà vệ tinh bay qua một điểm cho trước trên hành tinh vào cùng giờ trung bình mặt trời.[2][3] Cụ thể hơn về mặt kỹ thuật, nó là quỹ đạo được tính toán sao cho nó tiến động một vòng hoàn chỉnh mỗi năm, nên nó luôn duy trì mối liên hệ với Mặt trời.

Sơ đồ thể hiện hướng của quỹ đạo đồng bộ Mặt trời (xanh) tại bốn điểm trong năm. Quỹ đạo không đồng bộ Mặt trời (màu tím) cũng được thể hiện để phân biệt.

Ứng dụng sửa

Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời được sử dụng cho các vệ tinh chụp ảnh, trinh sát bề mặt Trái đất, vệ tinh thời tiết,[4] do bất cứ lúc nào mà vệ tinh bay qua một điểm nào đó trên mặt đất, góc tới từ vệ tinh đến bề mặt đất luôn gần như không đổi, đây là điều cần thiết cho việc chụp ảnh bề mặt Trái đất ở các bước sóng khả kiến và hồng ngoại như vệ tinh thời tiết và vệ tinh gián điệp, cũng như các vệ tinh viễn thám khác chẳng hạn như các vệ tinh mang các thiết bị viễn thám đại dương và khí quyển cần ánh sáng mặt trời. Ví dụ: một vệ tinh trong quỹ đạo đồng bộ với Mặt trời có thể bay qua đường xích đạo mười hai lần một ngày, mỗi lần vào khoảng 15:00 giờ địa phương.

Một trường hợp đặc biệt của quỹ đạo đồng bộ Mặt trời là quỹ đạo trưa/nửa đêm, mà giờ Mặt trời địa phương khi vệ tinh đi qua xích đạo là vào thời điểm buổi trưa hoặc nửa đêm, và quỹ đạo bình minh/hoàng hôn, mà giờ Mặt trời địa phương khi đi qua xích đạo là vào thời điểm bình minh hoặc hoàng hôn. Quỹ đạo này rất hữu ích cho các vệ tinh sử dụng radar chủ động, do các tấm năng lượng mặt trời của vệ tinh luôn được đón ánh nắng Mặt trời mà không đi vào vùng tối của Trái Đất. Quỹ đạo bình minh/hoàng hôn được sử dụng cho các vệ tinh khoa học thám sát Trái đất như TRACE, HinodePROBA-2, giúp chúng gần như quan sát Mặt trời liên tục.

Sự tiến động quỹ đạo sửa

Quỹ đạo đồng bộ Mặt trời được duy trì bằng cách tiến động mặt phẳng quỹ đạo xấp xỉ 1 độ về phía Đông so với Thiên cầu để theo kịp chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.[5]

Tham khảo sửa

  1. ^ Tscherbakova, N. N.; Beletskii, V. V.; Sazonov, V. V. (1999). “Stabilization of heliosynchronous orbits of an Earth's artificial satellite by solar pressure”. Cosmic Research. 37 (4): 393–403. Bibcode:1999KosIs..37..417S. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “SATELLITES AND ORBITS” (PDF).
  3. ^ “Types of Orbits”. marine.rutgers.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ Our Changing Planet: The View from Space (ấn bản 1). Cambridge University Press. 2007. tr. 339. ISBN 978-0521828703.
  5. ^ Rosengren, M. (tháng 11 năm 1992). “ERS-1 - An Earth Observer that exactly follows its Chosen Path”. ESA Bulletin. European Space Agency. 72 (72): 76. Bibcode:1992ESABu..72...76R.

Đọc thêm sửa

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Orbits