Loài ký sinh có xu hướng thích nghi với nhiều vật chủ, do đó có vẻ hợp lý khi mong đợi sự đồng biến giữa sự phong phú về thành phần loài của vật chủký sinh trùng của chúng. Wolfdietrich Eichler (1912–1994), nhà động vật họcnhà ký sinh trùng học người Đức[1] là người đầu tiên kết luận về mối quan hệ này vào năm 1942 và sau đó được gọi là Quy tắc Eichler. Đây là một trong ba quy tắc đồng tiến hóa đầu tiên, còn lại là quy tắc Fahrenholzquy tắc Szidat.[2]

Khi so sánh giữa các nhóm vật chủ thân thuộc, chúng ta có xu hướng tìm thấy hệ động vật ký sinh đa dạng hơn trên nhóm vật chủ đa dạng hơn.

Năm 2012, Vas và các đồng tác giả[3] đã kiểm nghiệm quy tắc Eichler và kết luận rằng có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy mối tương quan đồng biến giữa sự phong phú thành phần loài chim và động vật có vú với sự phong phú chung của vật ký sinh trên chúng.

Tham khảo sửa

  1. ^ Eichler, W. (1942). “Die Entfaltungsregel und andere Gesetzmäßigkeiten in den parasitogenetischen Beziehungen der Mallophagen und anderer ständiger Parasiten zu ihren Wirten” (PDF). Zoologischer Anzeiger. 136: 77–83. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
  2. ^ Klassen, G. J. (1992). “Coevolution: a history of the macroevolutionary approach to studying host-parasite associations”. Journal of Parasitology. 78 (4): 573–587. doi:10.2307/3283532. JSTOR 3283532. PMID 1635016.
  3. ^ Vas, Z.; Csorba, G.; Rozsa, L. (2012). “Evolutionary co-variation of host and parasite diversity – the first test of Eichler's rule using parasitic lice (Insecta: Phthiraptera)” (PDF). Parasitology Research. 111: 393–401. doi:10.1007/s00436-012-2850-9. PMID 22350674.