Raffaello

họa sĩ và kiến trúc sư Ý (1483-1520)
(Đổi hướng từ Raphael)

Raffaello, thường gọi là Raphael, tên đầy đủ là Raffaello Sanzio da Urbino[2] (6 tháng 4 hoặc 28 tháng 3 năm 1483 – 6 tháng 4 năm 1520)[3]họa sĩkiến trúc sư nổi tiếng người Ý. Cùng với MichelangeloLeonardo da Vinci, ông hình thành bộ ba bậc thầy vĩ đại vào thời đó.[4]

Raffaello Sanzio
Chân dung bán thân của Raphael[1]
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Raffaello Sanzio
Ngày sinh
(1483-04-06)6 tháng 4, 1483
Nơi sinh
Urbino, Ý
Mất
Ngày mất
6 tháng 4, 1520(1520-04-06) (37 tuổi)
Nơi mất
Roma, Ý
Nguyên nhân
suy tim
An nghỉĐền Pantheon
Giới tínhnam
Quốc tịchÝ
Dân tộcngười Ý
Tôn giáoGiáo hội Công giáo Rôma
Nghề nghiệphọa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, người phác họa, họa viên kiến trúc, nhà thiết kế, họa sĩ bích họa, họa sĩ cung đình, nghệ sĩ tạo hình
Gia đình
Bố
Giovanni Santi
Hôn nhân
không có
Người tình
Margarita Luti
Bảo trợAtalanta Baglioni
Đào tạoPerugino
Thầy giáoGiovanni Santi, Pietro Perugino
Học sinhGiulio Romano, Raffaellino dal Colle
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Trào lưuPhục Hưng
Thể loạitranh lịch sử, tranh chân dung, chân dung, ngụ ngôn, nghệ thuật tôn giáo, tranh thần thoại
Tác phẩmTrường học Athena
Có tác phẩm trongBảo tàng Prado, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Tāmaki Auckland, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Bảo tàng Victoria và Albert, Phòng trưng bày Uffizi, Phòng triển lãm Ambrosiana, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Bảo tàng Vatican, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Bảo tàng Ermitazh, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Bảo tàng Czartoryski, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Bảo tàng Nghệ thuật Hoa Kỳ Smithsonian, Palazzo Pitti, Bảo tàng Thiết kế Trường Rhode Island, Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Anh, Lâu đài hoàng gia, Warsaw, Bảo tàng Puskin
Giải thưởngHuân chương Đinh Thúc Ngựa Vàng
Chữ ký

Raphael là một họa sĩ rất năng suất, ông có một xưởng vẽ rất lớn, và bất chấp cái chết khá sớm của ông ở tuổi 37, đã để lại một khối lượng lớn các tác phẩm. Nhiều tác phẩm của ông được tìm thấy trong tòa thánh Vatican, nơi những bức bích họa trong Dãy phòng Raffaello ở ngay trung tâm, và đây cũng là các tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Các tác phẩm nổi tiếng nhất là The School of Athens trong tòa nhà Vatican Stanza della Segnatura. Sau những năm đầu tiên của ông ở Rome nhiều tác phẩm của ông đã được thực hiện tại xưởng vẽ, với chất lượng giảm đáng kể. Ông có ảnh hưởng lớn trong suốt cuộc đời, mặc dù bên ngoài Rome tác phẩm của ông đã được biết đến chủ yếu từ các bức vẽ hợp tác với người khác của ông. Sau cái chết của ông, ảnh hưởng của Michelangelo - đối thủ lớn của ông - đã trở nên rộng rãi hơn cho đến thế kỷ thứ 18 và 19, khi sự hòa nhã và hài hòa của Raphael đã một lần nữa được coi là kiểu mẫu. Sự nghiệp của ông chia thành ba giai đoạn và ba phong cách, do Giorgio Vasari mô tả đầu tiên: những năm đầu tiên của ông ở Umbria, sau đó một thời gian khoảng bốn năm (1504-1508) tiếp thu những truyền thống nghệ thuật của Florence, tiếp theo là thời gian mười hai năm cuối cùng thành công và bận rộn ở Rome, khi ông làm việc cho hai vị Giáo hoàng và các cộng sự thân thiết của họ.[5]

Tiểu sử

sửa
 
Tranh của Giovanni Santi- cha Raphael - Christ bên hai thiên thần, ~1490

Ông sinh tại một thành phố nhỏ Urbino nhưng quan trọng về mặt nghệ thuật ở miền trung Ý trong vùng Marche,[6] nơi cha ông Giovanni Santi là họa sĩ riêng của Công tước. Danh tiếng của nhóm nghệ sĩ đã được tạo dựng bởi Federico III da Montefeltro, một Tư lệnh thành công lớn đã được Giáo hoàng phong là công tước Urbino - và qua đời một năm trước khi Raphael được sinh ra. Sự nhấn mạnh của nhóm văn nghệ Federico bao gồm khá nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật hơn, nhưng Giovanni Santi là một nhà thơ kiêm họa sĩ, ông đã viết một trường ca mô tả cuộc đời của Federico, và cả hai đã viết văn thơ và sản xuất các trang trí cho nhóm như một hình thức vui chơi giải trí. Bài thơ của ông dành cho Federico cho thấy ông đã thể hiện nhận thức của các họa sĩ Bắc Ý tiên tiến nhất, và các nghệ sĩ Hà Lan trong giai đoạn đầu. Trong nhóm nghệ sĩ rất nhỏ của Urbino ông có lẽ đã được coi là thành viên của gia đình cầm quyền hơn so với hầu hết các họa sĩ trong cùng nhóm.[7]

Federico mất đi và được con trai của ông Guidobaldo da Montefeltro kế vị, người đã kết hôn với Elisabetta Gonzaga - con gái của vua vùng Mantua, nơi nổi tiếng nhất nước Ý với các hoạt động âm nhạc và nghệ thuật tạo hình. Dưới sự tài trợ của hai vợ chồng, nhóm nghệ sĩ của Ubino vẫn tiếp tục là một trung tâm văn học nghệ thuật. Lớn lên trong cộng đồng văn hóa này đã tạo điều kiện cho Raphael nghệ thuật cư xử và kỹ năng xã hội tuyệt vời, sử gia Vasari nhấn mạnh.[8] Hình thức phát triển văn hóa nghệ thuật này tại Urbino đã trở thành hình mẫu của một loạt các tổ chức nhân văn trên toàn nước Ý qua việc mô tả chi tiết của Baldassare Castiglione trong tác phẩm The Book of the Courtier kinh điển của ông, xuất bản năm 1528. Castiglione chuyển đến Urbino vào năm 1504, khi Raphael đã không còn ở đó nữa nhưng thường xuyên ghé qua, và họ đã trở thành những người bạn tốt của nhau. Castiglione trở nên thân thiết với những khách mời thường xuyên của nhóm - Pietro BibbienaPietro Bembo - cả hai sau đó đều trở thành Hồng y. Hai người lúc đó đều đã là các nhà văn nổi tiếng, trong tương lai đều ở Rome khi Raphael tới đó. Raphael hòa nhập một cách dễ dàng trong giới thượng lưu trong suốt cuộc đời của ông, đây là một trong những yếu tố tạo ra một ấn tượng sai lệch về sự thành công dễ dàng trong sự nghiệp của Raphael. Mặc dù ông đã không được giáo dục một đầy đủ, nhưng cũng không rõ vì sao ông lại đọc tiếng Latin một cách dễ dàng.[9]

 
Tranh về triết học, Trường phái Athena, tranh tường 1511

Từ năm 1508, ông nhận lời mời của Giáo hoàng, đã vẽ một chùm bích hoạ trong thánh thất Vatican trong vòng 5 năm. Cho đến tận ngày nay ta cũng có thể chiêm ngưỡng tác phẩm đó ở 4 bức bích hoạ trên 4 bức tường trong thánh thất Vatican (Bốn gian phòng Raffaello). Năm đó Giáo hoàng đã yêu cầu Raffaello vẽ 4 bức bích hoạ hàm chứa 4 nội dung: Thần học, Triết học, Văn nghệ, Pháp luật. Trong bức Triết học là một toà kiến trúc lớn trải dài từ gần đến xa, xa hơn là một mái vòm. Hai nhà triết học vĩ đại đi phía trước là PlatonAristotle, phía sau là những nhà triết học, khoa học cổ Hi Lạp. Raffaello muốn thể hiện cho những người kế tục tư tưởng văn hoá cổ Hy Lạp đã vượt lên trên thế hệ trước của mình. Nói tóm lại, Raffaello đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc khi bàn về vấn đề Tôn giáo mà thay vào đó là những nội dung tư tưởng phục hưng văn hoá cổ Hi Lạp, hình thành nên những cấu tứ độc đáo, mới lạ.

Ngoài chuyên môn họa sĩ, Raffaello còn là một kiến trúc sư lỗi lạc. Bằng chứng là việc thiết kế nhà thờ Thánh Pie tại Vatican ở Roma.[cần dẫn nguồn] Ông cũng đã có những đóng góp quan trọng trong quy hoạch tổng thể Nhà thờ lớn và đồng thời còn là người phụ trách công việc thi công công trình này.

Khi công trình chưa hoàn thành thì ông mất ở tuổi 37 vào năm 1520. Với những cống hiến to lớn của mình thì danh hiệu Thánh hội họa của thời kì văn hóa Phục Hưng xứng đáng với ông. Nội dung thường là tôn giáo và lịch sử.

Một số tác phẩm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Jones and Penny, tr. 171. The portrait of Raphael is probably "a later adaptation of the one likeness which all agree on": that in The School of Athens, vouched for by Vasari.
  2. ^ có nhiều cách gọi khác nhau như "Raffaello Santi", "Raffaello da Urbino" or "Rafael Sanzio da Urbino". Họ Sanzio có nguồn gốc từ tiếng Latinh hóa của trong tiếng Ý của Santi thành Santius. Ông thường ký trong các văn bản là "Raphael Urbinas"—a latinized form. Gould:207
  3. ^ Theo Jones và Penny:1 và 246. Có nguồn cho rằng ông mất vào sinh nhật thứ 37, một nguồn khác thì cho rằng ông sinh và mất đều vào ngày Thứ sáu Tuần Thánh. Vấn đề này còn đang tranh luận, vì cả hai không thể cùng đúng được.
  4. ^ Xem, ví trị trong Hugh Honour & John Fleming (1982). A World History of Art. London: Macmillan Reference Books. tr. 357. ISBN 9780333235836. OCLC 8828368.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Vasari, pp. 208, 230 and passim.
  6. ^ Urbino: The Story of a Renaissance City By June Osborne, tr.39 về dân số, khoảng nhiều nhất "vài ngàn"; thậm chí ngày nay chỉ có 15.000 không kể các sinh viên đại học
  7. ^ Jones and Penny, pp. 1-2
  8. ^ Vasari:207 & passim
  9. ^ Jones & Penny:204

Sách tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Đọc thêm

sửa
  • The standard source of biographical information is now: V. Golzio, Raffaello nei documenti nelle testimonianze dei contemporanei e nella letturatura del suo secolo, Vatican City and Westmead, 1971
  • The Cambridge Companion to Raphael, Marcia B. Hall, Cambridge University Press, 2005, ISBN 0-521-80809-X,
  • New catalogue raisonné in several volumes, still being published, Jürg Meyer zur Capellen, Stefan B. Polter, Arcos, 2001-2008
  • Raphael. James H. Beck, Harry N. Abrams, 1976, LCCN 73-12198, ISBN 0-8109-0432-2
  • Raphael, Pier Luigi De Vecchi, Abbeville Press, 2003. ISBN 0789207702
  • Raphael, Bette Talvacchia, Phaidon Press, 2007. ISBN 9780714847863
  • Raphael, John Pope-Hennessy, New York University Press, 1970, ISBN 0-8147-0476-X
  • Raphael: From Urbino to Rome; Hugo Chapman, Tom Henry, Carol Plazzotta, Arnold Nesselrath, Nicholas Penny, National Gallery Publications Limited, 2004, ISBN 1-85709-999-0 (exhibition catalogue)
  • The Raphael Trail: The Secret History of One of the World's Most Precious Works of Art; Joanna Pitman, 2006. ISBN 0091901715
  • Raphael - A Critical Catalogue of his Pictures, Wall-Paintings and Tapestries, catalogue raisonné by Luitpold Dussler published in the United States by Phaidon Publishers, Inc., 1971, ISBN 0-7148-1469-5 (out of print, but there is an online version here [1] Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine)
  • Wolk-Simon, Linda. (2006). Raphael at the Metropolitan: The Colonna Altarpiece. New York: The Metropolitan Museum of Art. ISBN 9781588391889.