Chi Sim hay chi Đào kim nương (danh pháp khoa học: Rhodomyrtus) là một chi chứa các loài cây gỗ và cây bụi thuộc họ Myrtaceae.[1][4][5]

Rhodomyrtus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiosperms
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Myrtales
Họ (familia)Myrtaceae
Phân họ (subfamilia)Myrtoideae
Tông (tribus)Myrteae
Phân tông (subtribus)Decasperminae
Chi (genus)Rhodomyrtus
(DC.) Rchb., 1841[1]
Loài điển hình
Rhodomyrtus tomentosa
(Aiton) Hassk., 1842
Danh pháp đồng nghĩa[3][4]
  • Myrtus sect. Rhodomyrtus DC., 1828[2]
  • Cynomyrtus Scriv., 1916
  • Psidiomyrtus Guillaumin, 1932

Lịch sử phân loại sửa

Chi này nguyên ban đầu được Augustin Pyramus de Candolle mô tả như là một tổ (sectio) của chi Myrtus năm 1828, bao gồm Myrtus tomentosa và 22 loài khác (kèm dấu ?). Mô tả tiếng Latinh của ông như sau: "Flores rosei. Semina compresso-plana in loculis biseriata. An, suadente cl. Salisbury, genus proprium?" (Hoa màu hồng. Hạt ép dẹp-phẳng trong ngăn cắt đôi. Hoặc như khuyến cáo của Salisbury là một chi thật sự?)[2] Thực tế thì hiện nay 22 loài với dấu ? được xếp trong các chi khác. Năm 1841, Heinrich Gottlieb Ludwig Reichenbach nâng cấp nó thành một chi riêng biệt nhưng ông không lập tổ hợp tên gọi mới cho các loài xếp trong chi này.[1] Năm 1842, Justus Carl Hasskarl mới thiết lập danh pháp mới cho Myrtus tomentosaRhodomyrtus tomentosa.[6]

Phân bố sửa

Chi này gồm các loài bản địa miền nam Trung Quốc, tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á, MelanesiaAustralia.[3][7][8]

Mức độ đa dạng loài lớn nhất là ở New Guinea và đông bắc Australia. Tuy nhiên, dữ liệu trình tự ADN và dữ liệu hình thái hiện tại cho thấy chi này là đa ngành và các nghiên cứu bổ sung là cần thiết trước khi chia nó thành 2 hoặc nhiều hơn chi đơn ngành nhỏ hơn.[9][10]

Các loài sửa

Chi này gồm 21 loài:[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Ludwig Reichenbach, 1841. VII. Calycanthae III. Concinnae B. Myrtiflorae Myrtenblüthige CXIII. Fam. Myrtaceae Juss. Myrtaceen C. Myrteae Rchb. Handb. c. Myrteae genuinae Rchb. Handb. * Psidieae 6855. Rhodomyrtus DeC.. Deutsche Botaniker... Erster Band. Das Herbarienbuch: Erklärung des natürlichen Pflanzensystems, systematische Aufzählung, Synonymik und Register der bis jetzt bekannten Pflanzengattungen 177.
  2. ^ a b Augustin Pyramus de Candolle, 1828. Myrtus sect. II. Rhodomyrtus. Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis, sive. Enumeratio contracta ordinum generum specierumque plantarum huc usque cognitarium, juxta methodi naturalis, normas digesta 3: 240-242.
  3. ^ a b c Kew World Checklist of Selected Plant Families
  4. ^ a b Tropicos, Rhodomyrtus (DC.) Rchb.
  5. ^ Rhodomyrtus. Australian Plant Name Index (APNI), IBIS database. Centre for Plant Biodiversity Research, Australian Government, Canberra. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2008.
  6. ^ Justus Carl Hasskarl, 1842. Rhodomyrtus tomentosa mihi (của chính tôi). Beiblätter zur Flora oder allgemeine botanische zeitung 25(2): 35.
  7. ^ Govaerts R., Sobral N., Ashton P., Barrie F., Holst B. K., Landrum L. L., Matsumoto K., Fernanda Mazine F., Nic Lughadha E., Proença C. & et al. (2008). World Checklist of Myrtaceae: 1-455. Kew Publishing, Royal Botanic Gardens, Kew.
  8. ^ Flora of China Vol. 13 Page 330 桃金娘属 (tao jin niang shu, đào kim nương chúc) Rhodomyrtus (Candolle) Reichenbach, Deut. Bot. Herb.-Buch. 177. 1841.
  9. ^ Snow N., J. McFadden, J. P. Atwood, 2008. Three new species of Rhodomyrtus (DC.) Rchb. (Myrtaceae) from Papua New Guinea. Austrobaileya 7(4): 689-704.
  10. ^ Neil Snow, Jessie McFadden, Timothy M. Evans, Andrew M. Salywon, Martin F. Wojciechowski & Peter G. Wilson, 2011. Morphological and Molecular Evidence of Polyphyly in Rhodomyrtus (Myrtaceae: Myrteae). Syst. Bot. 36(2): 390–404, doi:10.1600/036364411X569570.

Liên kết ngoài sửa