Rustam Kasimdzhanov (tiếng Uzbek: Rustam Qosimjonov; tiếng Nga: Рустам Касымджанов; sinh ngày 5 tháng 12 năm 1979)[1] là một đại kiện tướng cờ vua Uzbekistan. Anh là nhà vô địch thế giới FIDE năm 2004.[2] Anh sinh ra ở Tashkent và là người Uzbek.[1]

Rustam Kasimdzhanov
Rustam Kasimdzhanov tại giải Tưởng niệm Dziedzic lần thứ 4 ở Trzcianka (Ba Lan) năm 2014
TênRustam Qosimjonov
Quốc giaUzbekistan
Sinh5 tháng 12, 1979 (44 tuổi)
Tashkent, Xô viết Uzbekistan, Liên Xô
Danh hiệuĐại kiện tướng
Vô địch thế giới2004–05 (FIDE)
Elo FIDE2672 (7.2022) 2657 Hạng 93 (7.2019)
Elo cao nhất2715 (5.2015)
Thứ hạng cao nhấtHạng 11 (10.2011)

Sự nghiệp ban đầu sửa

 
Kasimdzhanov tại Porz năm 1999

Thành tích tốt nhất của anh trước khi trở thành nhà vô địch thế giới là chức vô địch châu Á năm 1998[3], hạng nhì thanh niên thế giới năm 1999[4], vô địch tại Essen năm 2001, vô địch Pamplona 2002 (thắng playoff cờ chớp trước Victor Bologan sau khi cả hai cùng kết thúc giải với 3½ điểm /6 ván), vô địch với 8 điểm / 9 ván tại Vlissingen Open năm 2003, đồng vô địch với Liviu-Dieter Nisipeanu với 6 điểm / 9 ván tại Pune năm 2005, huy chương đồng (9½ điểm / 12 ván) bàn một tại Olympiad cờ vua 2000 và á quân Cúp cờ vua thế giới năm 2002 (thua Viswanathan Anand ở chung kết). Anh cũng từng tham dự giải đấu danh giá Wijk aan Zee hai lần vào năm 1999 và 2002, tuy nhiên không đạt kết quả tốt.

Vô địch thế giới FIDE năm 2004 sửa

Tại Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE 2004 tổ chức tại Tripoli, Libya, Kasimdzhanov bất ngờ lọt vào chung kết, sau khi lần lượt vượt qua các đối thủ Alejandro Ramírez, Ehsan Ghaem Maghami, Vassily Ivanchuk, Zoltán Almási, Alexander GrischukVeselin Topalov. Anh gặp Michael Adams ở chung kết để tranh ngôi vô địch và giành quyền đấu với số 1 thế giới lúc đó Garry Kasparov.

Tại trận đấu 6 ván, hai đấu thủ đều thắng hai ván, do vậy phải đánh tiếp cờ nhanh phân định thắng thua. Kasimdzhanov thắng ván đầu dù cầm đen sau khi trải qua một hình cờ khó khăn. Ở ván thứ hai anh hòa và trở thành nhà vô địch FIDE mới.

Các giải vô địch thế giới khác sửa

 
Kasimdzhanov tại Olympiad cờ vua Torino 2006

Ngôi vô địch năm 2004 giúp Kasimdzhanov được mời tham dự Giải vô địch cờ vua thế giới FIDE 2005, gồm 8 kỳ thủ đánh vòng tròn hai lượt. Anh xếp đồng hạng 6–7.

Tiếp theo, anh cũng được vào thẳng vòng ứng viên của Giải vô địch cờ vua thế giới 2007, gồm 16 kỳ thủ đánh loại trực tiếp. Tuy nhiên anh bị loại ngay vòng đầu.

Sự nghiệp sau chức vô địch thế giới sửa

Kasimdzhanov lần đầu có mặt tại giải Linares năm 2005, tuy nhiên xếp cuối bảng. Năm 2006, Kasimdzhanov thắng giải đấu kiện tướng Corsica bằng đánh loại trực tiếp[5]. Năm 2010, anh vô địch nội dung cờ nhanh nam ở Đại hội Thể thao châu Á 2010. Trong thời gian gần đây, anh luôn duy trì được mức Elo quanh 2700.

Kasimdzhanov còn từng là trợ tá cho cựu vua cờ Viswanathan Anand, giúp Anand chuẩn bị và đóng góp vào thành công của Anand khi bảo vệ ngôi vua cờ trước Vladimir Kramnik năm 2008, Veselin Topalov năm 2010[6]Boris Gelfand năm 2012[7]. Năm 2016, anh là trợ tá cho Sergey Karjakin tại Candidates 2016[8].

Một số ván đấu tiêu biểu sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Các ván đấu của Rustam Kasimdzhanov lưu trên ChessGames.com
  2. ^ “FIDE WCC R7-7: Rustam Kasimdzhanov is world champion (Rustam Kasimdzhanov trở thành nhà vô địch thế giới)”. ChessBase. 13 tháng 7 năm 2004. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014. (tiếng Anh)
  3. ^ “Barua clinches silver (Barua giành huy chương bạc)”. The Tribune India. 29 tháng 8 năm 1998. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014. (tiếng Anh)
  4. ^ Robert Byrne (24 tháng 10 năm 1999). “A Russian Versed in Theory Wins the World Junior Title (Một kì thủ Nga nắm vững lý thuyết đã giành ngôi vô địch trẻ thế giới)”. The New York Times. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014. (tiếng Anh)
  5. ^ “Rustam Kasimdzhanov wins Corsica Masters (Rustam Kasimdzhanov giành giải Corsica Masters)”. ChessBase. 9 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014. (tiếng Anh)
  6. ^ “Anand in Playchess – the helpers in Sofia (Anand trên Playchess – những người hỗ trợ ở Sofia )”. ChessBase. 19 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2014. (tiếng Anh)
  7. ^ “WORLD CHESS CHAMPIONSHIP MATCH”. FIDE. ngày 31 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ Sagar Shah (11 tháng 3 năm 2016). “Opening ceremony at the Candidates 2016 (Lễ khai mạc Candidates 2016)”. ChessBase. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2016. (tiếng Anh)

Liên kết ngoài sửa

Giải thưởng và thành tích
Tiền nhiệm:
Ruslan Ponomariov
Vô địch thế giới FIDE
2004–2005
Kế nhiệm:
Veselin Topalov