Sân bay Côn Đảo
Sân bay Côn Sơn (tên chính thức: Cảng hàng không Côn Sơn, IATA: VCS, ICAO: VVCS) là một sân bay nhỏ tại Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Sân bay cách thị trấn Côn Đảo 14km.
Cảng hàng không Côn Sơn | |||
---|---|---|---|
Sân bay Cỏ Ống Sân bay Côn Đảo | |||
![]() Máy bay của Vietnam Airlines ATR72-500 tại sân bay Côn Sơn | |||
| |||
Vị trí | |||
Độ cao | 20 ft / 6 m | ||
Tọa độ | 08°43′57″B 106°37′44″Đ / 8,7325°B 106,62889°ĐTọa độ: 08°43′57″B 106°37′44″Đ / 8,7325°B 106,62889°Đ | ||
Thông tin chung | |||
Kiểu sân bay | dân dụng | ||
Chủ | Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam | ||
Cơ quan quản lý | Tổng công ty cảng hàng không miền Nam | ||
Phục vụ bay cho | Bamboo Airways Vietnam Airlines VASCO | ||
Trang mạng | |||
Các đường băng | |||
Vị tríSửa đổi
Phía Tây tiếp giáp với vịnh Đầm Trầu, từ hòn Tre Nhỏ cao 61m.
Phía Bắc là các núi Con Ngựa cao 166m, núi Ông Cường cao 248m, núi đường chơi cao 157m. Song song với đường cất hạ cánh 11/29.
Phía Nam giáp ruộng lúa, đồi cát, khu dân cư Cỏ Ống, núi nhà bàn cao 396m, núi chúa cao 515m và núi thánh giá cao 600m.
Phía Đông là vịnh Cỏ Ống có hòn Cau.
Nhà gaSửa đổi
Đường cách hạ cánh dài 1800 m, đón các loại máy bay tầm ngắn như ATR.
Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch, đến năm 2015, sân bay Côn Sơn sẽ đạt cấp 3C (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, có thể phục vụ máy bay ATR 72 và tương đương, xây thêm sân đỗ đạt diện tích 13.320m², nhà ga hành khách công suất 195 hành khách/giờ cao điểm. Đến giai đoạn 2015-2025, sẽ mở rộng sân đỗ đạt diện tích 16.920m², có thể phục vụ 3 chiếc ATR 72 và 1 chiếc dự phòng; nâng cấp mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 300 hành khách/giờ cao điểm. Tổng lượng khách có thể phục vụ là 500.000 lượt hành khách/năm.
Để tận dụng công suất khai thác của sân bay Côn Đảo, Tập đoàn FLC đã đề nghị chủ trương tài trợ lắp đặt hệ thống đèn đêm tại sân bay nhằm tạo điều kiện để có thể khai thác các chuyến bay đêm đến/đi Côn Đảo.
Đến năm 2025, Cảng Hàng không Côn Sơn sẽ là cảng hàng không cấp 4C (theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo tiếp nhận các loại máy bay như A320/A321 và tương đương; Xây dựng đường hạ cất cánh mới có kích thước 2400m x 45m; Tận dụng đường hạ cất cánh cũ làm đường lăn song song và xây mới 5 đường lăn nối kích thước 18m x 150m; Mở rộng sân đỗ lên 31.500m² đáp ứng chỗ đỗ cho 1 máy bay A320/A321 và 4 máy bay ATR72; Mở rộng nhà ga hành khách đạt công suất 300 hành khách/giờ cao điểm; Lượng hành khách tiếp nhận là 300.000 lượt hành khách/năm.
Các tuyến bay & hãng hàng không hoạt độngSửa đổi
Hãng hàng không | Điểm đến |
---|---|
Bamboo Airways | Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Tp.Hồ Chí Minh, Vinh |
Vietnam Airlines | Cần Thơ, Tp. Hồ Chí Minh |
VASCO | Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh |
Tần suất khai thác các chuyến baySửa đổi
Hạng | Tên điểm đến | Số lượt chuyến (hàng tuần) |
---|---|---|
1 | Thành phố Hồ Chí Minh | 125 |
2 | Hà Nội | 28 |
3 | Cần Thơ | 21 |
4 | Đà Nẵng | 7 |
5 | Hải Phòng | 7 |
6 | Thanh Hóa | 4 |
Thống kêSửa đổi
Năm | Số hành khách thông qua |
---|---|
2008 | 27.375 |
2009 | 54.750 |
2010 | 54.750 |
2011 | 54.750 |
2012 | 54.750 |
2013 | 301.125 |
2014 | 301.125 |
2015 | 301.125 |
Phòng chờ First Lounge by Bamboo AirwaysSửa đổi
Khai trương chính thức vào tháng 11/2020, phòng chờ có diện tích 90m² đặt tại tầng trệt phục vụ hành khách hạng thương gia, hội viên của chương trình Khách hàng thân thiết Bamboo Club hạng First và Diamond và tất cả hành khách sở hữu Voucher vào phòng chờ của hãng. Lấy cảm hứng từ phòng chờ First Lounge Sân bay Nội Bài, phòng chờ có thiết kế hiện đại, hướng nhìn thẳng ra bãi đỗ máy bay và cảnh núi rừng kì vĩ, tông màu nâu chủ đạo kết hợp cùng các màu sắc đặc trưng của hãng như màu xanh nước biển, xanh lá cây trên nội thất khắc họa vẻ đẹp tinh tế, trang nhã mà không kém phần ấm cúng.
Đường bay vàng TP.HCM-Côn ĐảoSửa đổi
Từ nhiều năm trở lại đây, bay đến Côn Đảo là sân chơi riêng của Vasco, hãng bay thành viên của Vietnam Airlines. Do đặc thù đường cất hạ cánh ngắn của sân bay Cỏ Ống (dài 1850m) chỉ có máy bay ATR 72 có thể cất hạ cánh ở sân bay này, giúp hãng nghiễm nhiên độc quyền đường bay.
Vasco từng có đối thủ cạnh tranh với Air Mekong, tuy nhiên hãng bay này đã phá sản vào năm 2013. Phải tới năm 2020 khi Bamboo Airways mở đường bay đến Côn Đảo, Vasco mới lại có hãng bay cạnh tranh sau khoảng 7 năm một mình một sân.
Với phản lực khu vực cấu hình hơn 100 ghế, những chiếc Embraer E195 từ Bamboo Airways còn có lợi thế về tính kinh tế khi một slot bay có thể khai thác được nhiều khách bay hơn. ATR 72 của Vasco có cấu hình 68 ghế, đồng nghĩa mỗi chuyến bay bằng Embraer 195 chở được lượng khách gần gấp đôi.
Vasco có lợi thế về kinh nghiệm khai thác đường bay Côn Đảo. Đây là đường bay chủ lực của Vasco khi theo thống kê của Cục Hàng không, cả năm 2020 hãng bay này khai thác 8.754 chuyến bay, trung bình 24 chuyến/ngày thì trên đường bay Côn Đảo hãng đã khai thác với tần suất 20 chuyến/ngày.
Do đã khai thác lâu dài cùng đội bay 5 chiếc ATR 72, Cục Hàng không hiện ưu tiên Vasco về slot bay (khung giờ cất hạ cánh) trên các đường bay đến Côn Đảo, trong khi Bamboo Airways sẽ nhận phần slot bay còn lại, đây là lợi thế không nhỏ dành cho Vasco.
Thách thức này sẽ càng lớn hơn khi Bamboo Airways mở đường bay từ TP.HCM bắt đầu từ tháng 2. Dàn Embraer E195 của Bamboo Airways đang tăng mạnh về số lượng và lãnh đạo hãng cũng đã có tuyên bố về việc sẽ mở mạng bay tới những sân bay có đường bay ngắn mà Vasco đang độc quyền như Rạch Giá, Cà Mau hay Điện Biên.
Với việc chuẩn bị bay TP.HCM - Côn Đảo, Bamboo Airways đã trực tiếp tạo áp lực cạnh tranh lớn tới Vasco, khiến hãng bay thành viên của Vietnam Airlines buộc phải chuyển mình.