Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (trước đây được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhứt) là cảng hàng không quốc tế lớn nhất ở miền Nam Việt Nam. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với diện tích 850ha đứng thứ hai về mặt diện tích và đứng thứ nhất về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15–17 triệu lượt khách/năm và quá tải khi lượng hành khách lớn hơn 25 triệu khách/năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 16 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 10 triệu[2]) và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam. Năm 2014, sân bay này phục vụ 26.546.475 lượt khách, nằm trong nhóm 50 sân bay có lượng khách nhiều nhất thế giới[3]. Năm 2016, sân bay này đã phục vụ 32,6 triệu lượt khách, tăng 22,8% so với năm 2015.[4] và 38,5 triệu luợt khách năm 2018[5]
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất | |||
---|---|---|---|
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất | |||
![]() | |||
![]() | |||
| |||
Vị trí | |||
Thành phố | Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | ||
Độ cao | 10 m (33 ft) | ||
Tọa độ | 10°49′8″B 106°39′7″Đ / 10,81889°B 106,65194°ĐTọa độ: 10°49′8″B 106°39′7″Đ / 10,81889°B 106,65194°Đ | ||
Thông tin chung | |||
Kiểu sân bay | Dân dụng/Quân sự | ||
Chủ | Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam | ||
Cơ quan quản lý | Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam | ||
Phục vụ bay cho | Jetstar Pacific VASCO Vietnam Airlines VietJet Air Bamboo Airways | ||
Các đường băng | |||
Thống kê (2018) | |||
Số lượng khách thông qua (2018) | 40,500,000 | ||
Số lượng khách quốc tế | 13,600,000 ![]() | ||
Source: ACV[1] |
Sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng không Việt Nam, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.
Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Sân bay này thuộc sự quản lý và khai thác của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV), trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải.
Lịch sửSửa đổi
Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhứt, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.
Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.
Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.
Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.
Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng hoà. Sau khi Việt Nam thống nhất, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế. Tuy nhiên tính theo diện tích thì sân bay ngày nay (2016) chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với phi trường Tân Sơn Nhứt năm 1975.[6]
Hoạt độngSửa đổi
- Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 45 hãng hàng không quốc tế (6 hãng bay theo mùa, trong đó LOT Polish Airlines thuê chuyến theo mùa) đang có đường bay đến Tân Sơn Nhất. IndiGo là hãng hàng không mới nhất có đường bay đến sân bay này (từ 10 năm 2019).
- Phí sân bay: 18 đô-la Mỹ (cho các chuyến bay quốc tế). Phí sân bay đã được tính trong vé máy bay. Hành khách không cần phải mua khi đến sân bay như trước đây.
Hạ tầng kỹ thuậtSửa đổi
Sân bay có hai đường băng song song, trong đó đường băng 07L/25R dài 3.048m rộng 45m, đường băng 07R/25L dài 3.800m rộng 45m, sân bay có thể phục vụ các chuyến bay của nhiều loại máy bay. Nhà ga quốc tế với 10 cầu lồng hàng không (nhiều hơn sáu cái so với ở nhà ga nội địa) thích ứng với cả những loại máy bay thân rộng bay tầm xa như Boeing 747-400, Boeing 777-200/300, Airbus A340-300/500/600, Boeing 767, Airbus A330, Boeing 787, Airbus A380,...
Từ 25 tháng 2 đến 25 tháng 10 năm 2015, đường băng 07L/25R được đóng cửa để sửa chữa, làm giảm năng lực phục vụ của sân bay này, kéo dài thời gian chờ cất và hạ cánh của máy bay trong các giờ cao điểm.
Hiện nay, số lượt chuyến bay cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất trung bình đạt hơn 700 chuyến bay/ngày, cá biệt dịp cao điểm lên tới gần 900 chuyến/ngày. Năng lực thông qua đường cất hạ cánh đang được điều phối 44 chuyến bay/giờ, tức trung bình cứ 1 phút 20 giây lại có một máy bay cất hoặc hạ cánh.
Nhà gaSửa đổi
Nhà ga nội địaSửa đổi
Sau khi khánh thành nhà ga mới, toàn bộ nhà ga quốc tế cũ được chuyển thành nhà ga nội địa.
Lúc 3h sáng ngày 27 tháng 10 năm 2008, nhà ga nội địa đã cháy lớn. Đến 6h30 sáng cùng ngày, đám cháy mới được dập tắt.[7] Theo kết quả điều tra, nguyên nhân vụ cháy là do chập điện, không có thiệt hại về người nhưng thiệt hại về tài sản là khá nặng.[8] Sự việc khiến nhà ga nội địa phải ngưng hoạt động từ ngày 27 tháng 10 năm 2008 để sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại một phần vào ngày 3 tháng 11 năm 2008, các dịch vụ khác tại nhà ga nội đại vẫn tiếp tục được sửa chữa.[9] Đến nay, toàn bộ nhà ga nội địa đã hoàn tất sửa chữa và đưa vào khai thác bình thường trở lại.
Năm 2010, nhà ga nội địa đã phục vụ tám triệu lượt khách nội địa, đạt công suất tối đa của nhà ga nội địa.
Cuối năm 2011, nhà ga nội địa đã được nâng cấp và mở rộng nhằm tăng công suất phục vụ và khai thác lên khoảng 15 triệu khách/năm. Các hạng mục sẽ được cải tạo bao gồm tầng trệt nhà ga nội địa rộng khoảng 22.000m², tầng lầu 2 rộng 17.000m² và tầng mái khoảng 22.000m².[10]
Hiện nay, nhà ga nội địa với diện tích là 40.048m²[11], công suất phục vụ hành khách đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách[cần dẫn nguồn]; nhà ga nội địa có 111 quầy làm thủ tục[11], 1 quầy làm thủ tục nối chuyến[11] và 1 quầy hành lý quá khổ[11]; số cửa boarding: 21[11]; 6 cổng vào (D1-D6);3 cổng ra (A1-A3); 8 máy soi chiếu hành lý xách tay[Cần cập nhật]; 10 cổng từ[Cần cập nhật], 6 băng chuyền hành lý đến, 6 băng chuyền hành lý đi[11], 9 cửa kiểm tra an ninh, 2 thang máy[Cần cập nhật?], 10 thiết bị kiểm tra kim loại cầm tay[Cần cập nhật?] đưa vào sử dụng, có thể phục vụ tối đa 28 triệu khách mỗi năm[11].
Nhà ga quốc tếSửa đổi
Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 15–17 triệu lượt hành khách/năm[12] với tổng dự toán: 260 triệu USD từ vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. Tổng thầu thi công là Tổ hợp Liên danh 4 nhà thầu Nhật Bản (KTOM - Kajima, Taisei, Obayashi, Maeda).[13]
Nhà ga có diện tích: 115.834 m², trong đó diện tích đường và sân đậu ôtô: 78.000 m²[cần dẫn nguồn], diện tích đường tầng: 10.540 m²[cần dẫn nguồn], diện tích đường công vụ: 13.000 m²[cần dẫn nguồn].
Nhà ga được trang bị: 10 lồng đôi dẫn khách cho máy bay cỡ lớn, 8 băng chuyền hành lý đến, 4 băng chuyền hành lý đi, 8 băng tải cho người đi bộ, hệ thống thông báo bay, 18 thang máy và 20 thang cuốn, 43 máy soi chiếu, 10 cổng từ: 19 cổng ra máy bay[11], có thể đáp ứng cùng một lúc 20 chuyến bay vào giờ cao điểm[cần dẫn nguồn]. Công trình nhà ga quốc tế mới đã được đưa vào sử dụng lúc 12h20 ngày 14 tháng 8 năm 2007 với chuyến bay số hiệu TR 328 của hãng Tiger Airways. Nhà ga này đã phục vụ thử một số hãng quốc tế và sau đó đã được chính thức đưa vào sử dụng chính thức kể từ ngày 2 tháng 9 năm 2007.[14][15]
Khu đến và đi của nhà ga quốc tế được chia thành hai lầu riêng biệt.
Nhà ga quốc tế có 80 quầy làm thủ tục, 1 quầy nối chuyến[11]; 18 quầy thủ tục xuất cảnh, 20 quầy thủ tục nhập cảnh[11]; 2 máy soi hải quan đi và 6 máy soi hải quan đến[11].
Hiện tại, nhà ga quốc tế có công suất tối đa 13 triệu khách mỗi năm.
Tương laiSửa đổi
Theo dự kiến điều chỉnh quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải, tới năm 2015, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ đáp ứng được 23,5 triệu lượt khách và hơn 600 ngàn tấn hàng hóa thông qua mỗi năm.
Sân bay mớiSửa đổi
Trong tương lai, sân bay Tân Sơn Nhất là một trong hai sân bay chính của Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ, chủ yếu phục vụ khách nội địa. Một sân bay quốc tế mới có công suất thiết kế tối đa 100 triệu lượt hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, sân bay Quốc tế Long Thành hiện[khi nào?] đang được tiến hành thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Tốn kém theo dự định khoảng 15,8 tỷ USD.[16].
Nâng cấp sân bay Tân Sơn NhấtSửa đổi
TS Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON; Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI cho rằng có thể nâng năng lực vận chuyển của sân bay Tân Sơn Nhất qua hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Năng cấp từ 20 triệu hành khách/năm như hiện nay lên 56 triệu hành khách/năm cần xây dựng thêm ba nhà ga. Đất sẽ dùng sân golf rộng 157ha và 38ha đất trống trong khuôn viên sân bay, vốn đầu tư thực hiện trong giai đoạn này dưới 2 tỉ USD.
- Giai đoạn 2: Năng cấp từ 56 triệu hành khách/năm như hiện nay lên 80 triệu hành khách/năm bằng việc di dời đơn vị Quân đội và các xí nghiệp thuê đất khỏi khu vực Tân Sơn Nhất để có thể xây thêm nhà ga và đường băng mới. Vốn đầu tư của cả giai đoạn này khoảng hơn 1 tỉ USD.[17].
Xây thêm nhà ga[18]Sửa đổi
Đây là giải pháp nhằm giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất trong khi chờ đợi sân bay Long Thành hoàn thành. Nhà ga mới sẽ được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 10 ha, kết nối với các tuyến đường Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám.
Trong quá trình thi công nhà ga, các tuyến đường này cũng được hoàn thành để kết nối đồng bộ với nhà ga.
Theo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, công suất thiết kế của cảng năm 2020 sẽ đạt 25 triệu lượt hành khách/năm. Nhưng trong năm 2015 đã có đến 26,5 triệu lượt, vượt 1,5 triệu lượt và năm năm.
Dự kiến, trong năm 2016 sẽ có khoảng 30 triệu lượt hành khách lưu thông qua Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, năm 2020 là 40 triệu lượt.
Trong cuộc họp hôm 6 tháng 2 năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa nói là "sẽ tiếp tục đề nghị Bộ Quốc phòng sớm giao đất" để triển khai xây dựng thêm nhà ga T3, T4 trong một phương án có sử dụng quỹ đất đã có của quân đội. Tuy sân bay Tân Sơn Nhất thiếu mặt bằng, nhưng lại có một sân golf của công ty quân đội nằm ngay cạnh đường băng.[19]
Thống kêSửa đổi
Số lượng hành khách thông qua tính đến năm 2016. Sân bay có tốc độ tăng trưởng khoảng 8-10%.
Năm | Hành khách | Hàng hóa (tấn) | Số chuyến bay cất hạ cánh |
---|---|---|---|
2009 | 12.426.000 | 444.230[cần dẫn nguồn] | 98.134[cần dẫn nguồn] |
2010 | 13.787.000 | 452.702[cần dẫn nguồn] | 110.355[cần dẫn nguồn] |
2011 | 16.461.000 | 545.652[cần dẫn nguồn] | 130.758[cần dẫn nguồn] |
2012 | 17.500.000 | 341.000 | 132.000 |
2013 | 20.000.000 | 375.000 | 140.000 |
2014 | 22.153.000 | 412.021 | 153.939 |
2015 | 26.546.475 | ||
2016 | 32.486.537 | ||
2017 | 35.900.000 | ||
2018 | 40.500.000 |
Nâng cấp và vấn đề sân golfSửa đổi
Sự tăng trưởng lượng khách đi/đến sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại gây ra tình trạng ùn tắc giao thông ở khu vực sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cả bên trong, bên ngoài và trên trời ở khu vực này. Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông Vận tải do đó ký kết biên bản bàn giao 21ha sân đỗ quân sự tại sân bay này về Bộ Giao thông Vận tải, nhằm xây dựng thêm đường lăn và sân đỗ máy bay. Nói về việc này, chiều ngày 11 tháng 5, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phan Tương – nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất từ sau tháng 4 năm 1975 – cho rằng việc bàn giao này sẽ không thể giải quyết được tình trạng hiện tại của sân bay, mà trái lại có thể gây kẹt hơn. Theo ông, một trong những giải pháp tối ưu, mà ít tốn kém nhất là cần phải thu hồi ngay sân golf bên trong sân bay này.
Về tình trạng sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập nước mỗi khi thành phố có mưa to, ông Phan Tương góp ý: Cần phải thực hiện việc khai thông tất cả các kênh, mương thì mới có chỗ thoát nước, vì hiện có tình trạng nhà cao tầng xây, bít hết lối thoát nước của sân bay. Ông cho là: “Một sân bay quốc tế lớn, hàng năm phục vụ đến hàng chục triệu lượt hành khách, mà không khắc phục được tình trạng ngập khi thành phố có mưa to là không thể chấp nhận được”.[20]
Trung tá Lê Trọng Sành – Nguyên Cục phó Cục Tác chiến Quân chủng Phòng không – Không quân, nguyên Trưởng phòng Quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất – cho biết: "Trong khi hàng không cần đất để mở rộng sân bay, xây dựng thêm điểm đỗ, nhà ga thì đất tại đây lại sử dụng làm sân golf, sân bóng đá, nhà kho chứa hàng,... đó là điều không hợp lý." Ông Sành cho là, để giải quyết quá tải Tân Sơn Nhất trong dài hạn cần phải thu hồi ngay 157ha đất sân golf để làm thêm nhà ga, xây dựng thêm chỗ đỗ tàu bay, làm thêm đường lăn từ chỗ đỗ tàu bay ra đường băng cất hạ cánh, đồng thời mở thêm đường vào sân bay Tân Sơn Nhất ở đường Trường Chinh và đường Quang Trung.[21]
Các hãng hàng không và điểm đếnSửa đổi
Hành kháchSửa đổi
Các chuyến bay nội địa sử dụng nhà ga 1; các chuyến bay quốc tế sử dụng nhà ga 2.
Ghi chú:
- Chuyến bay của Turkish Airlines từ Thành phố Hồ Chí Minh tới Istanbul sẽ dừng hoặc tiếp tục tới Hà Nội, tuy nhiên, sẽ không có quyền tự do hàng không thứ tám để vận chuyển hành khách từ TPHCM tới Hà Nội
Hàng hóaSửa đổi
Hãng hàng không | Các điểm đến |
---|---|
Raya Airways | Kuala Lumpur |
Korean Air Cargo | Seoul-Incheon |
China Southern Cargo | Quảng Châu - Penang |
Cargolux | Luxembourg - Bahrain - Bangkok - Hong Kong |
Cathay Pacific Cargo | Penang |
China Airlines Cargo | Đài Bắc (Taipei) - Penang |
Qatar Cargo | Doha |
FedEx Express | Quảng Châu - Hà Nội - Jakarta |
Hong Kong Airlines | Hong Kong |
Singapore Airlines Cargo | Singapore |
Lufthansa Cargo | Mumbai |
Emirates Cargo | Abu Dhabi |
Etihad Cargo | Abu Dhabi |
Air HongKong | Penang |
Thống kêSửa đổi
Bảng dưới đây thống kê các điểm đến có tần suất cao nhất xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, không phải xếp hạng theo số lượt khách vận chuyển.
Sự cố mất điện tại trung tâm kiểm soát không lưuSửa đổiVào lúc 11h5 ngày 20 tháng 11 năm 2014, Trung tâm Kiểm soát đường dài TPHCM và Tiếp cận Tân Sơn Nhất (AACC HCM) bị gián đoạn hệ thống cấp điện cho thiết bị điều hành bay, đến 12h19 mới trở lại bình thường. Đây là một sự cố chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới. Khi đó có 54 máy bay đang hoạt động trong vùng trời TPHCM, trong đó 8 máy bay đã nằm trong vùng chuẩn bị hạ cánh. Ngoài ra, trong thời gian mất điện đã có 92 máy bay bay vào vùng trời này. Tuy nhiên, Tân Sơn Nhất không có khả năng tiếp nhận máy bay, ảnh hưởng các chuyến bay chuẩn bị cất cánh đến TPHCM.[26] Hậu quả là nhiều chuyến phải lơ lửng trên trời. Có chuyến phải đáp xuống các sân bay khác, có chuyến phải chuyển hướng bay,... và được điều hành bằng phương pháp cổ điển không ra-đa[27]. Nói về nguyên nhân gây sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất, ông Đinh Việt Thắng cho biết, lúc 11h ngày 20 tháng 11, các nhân viên kỹ thuật của Công ty Quản lý bay miền Nam thực hiện công tác ngắt điện lưới để kiểm tra định kỳ hệ thống máy phát điện. Sau khi tiến hành ngắt điện, 3 máy phát vẫn hoạt động bình thường. Đến 11h5, một hệ thống UPS báo lỗi. Theo quy trình, trước hết các nhân viên kỹ thuật phải cô lập toàn bộ hệ thống UPS bị lỗi, rồi mới tiến hành sửa chữa. Tuy nhiên, kíp trưởng của ca trực là Lê Trí Tình đã thực hiện sai thao tác dẫn tới toàn bộ hệ thống điện bị sập.[28] Đài kiểm soát không lưu Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vừa mới được khánh thành vào ngày 2 tháng 7 năm 2013, trị giá hơn 400 tỷ đồng, là một trong những cơ sở điều hành bay được trang bị hiện đại nhất của Việt Nam và Đông Nam Á. Chất lượngSửa đổiTheo trang mạng chuyên xếp hạng sân bay khắp thế giới SleepinginAirports vừa công bố, 2015 trong danh sách 10 sân bay tệ nhất thế giới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xếp vị trí thứ 8: “Tân Sơn Nhất xấu đi rất nhiều trong mắt hành khách trong những năm qua bởi những cáo buộc về nhũng nhiễu. Nhiều người tham gia khảo sát cho biết cán bộ xin hối lộ để được giải quyết nhanh hơn; những ai từ chối hối lộ ngay lập tức bị xử lý chậm chạp hoặc làm trì hoãn một số thủ tục giấy tờ của hành khách. Một số than phiền khác về tín hiệu Wi-Fi nghèo nàn, nhà vệ sinh dơ bẩn và không nhiều lựa chọn nhà hàng. Nếu đến sân bay này, bạn chắc chắn phải giấu đi những vật có giá trị”. Còn trong danh sách bình chọn 10 sân bay tệ nhất châu Á, Tân Sơn Nhất xếp ở vị trí thứ 4[29]. Tuy nhiên từ năm 2016 trở lại đây, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã có khá nhiều thay đổi. Như việc mở rộng thêm Nhà ga hành khách, xây dựng nhà để xe công cộng trên tầng, chất lượng dịch vụ đã đảm bảo hơn trước như việc thuê lao công thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh, tăng cường Wi-Fi sử dụng tại cảng hàng không, tăng các khu vực như phòng chờ, khu ăn uống, khu vui chơi dành cho trẻ em, khu nghỉ ngơi miễn phí cho hành khác, các dịch vụ hàng không ngày càng nhanh chóng được cải thiện hơn bằng cách sử dụng khoa học công nghệ mới thay thế các thủ tục bằng giấy tờ (như check-in online hay bán vé qua mạng),... Dần dần Tân Sơn Nhất đã có những cải thiện đáng về mọi mặt.[cần dẫn nguồn] Dù vậy, vấn đề hành khách bị mất hành lý, bị mất tài sản trong khi vận chuyển thường xuyên xảy ra, nhiều nhất là vào năm 2016, 2017, khiến nhiều người hoang mang, thắc mắc có nên sử dụng phương tiện này đề vận chuyển hành lý, hàng hóa hay không. Hình ảnhSửa đổi
Xem thêmSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
Liên kết ngoàiSửa đổi
|