Sân chim là địa điểm quy tụ thường xuyên các loài chim đến kiếm ăn và sinh sản.[1] Các khu vực này tập trung một số lượng lớn chim của một hoặc nhiều hơn một loài. Có 13% loài chim thường quy tụ làm tổ theo đàn.[2]

Từ nguyên

sửa

Trong tiếng Việt, "sân chim" trong các sách địa dư-chí ngày xưa thường được gọi là điểu đình (鳥庭).[1] Trong tiếng Anh, các địa điểm này được gọi là "bird colony" (tạm dịch: Đàn chim hay Ổ chim). Khu vực chim quy tụ có thể đa dạng cảnh quan tự nhiên, do đó, thuật ngữ cụ thể được sử dụng để chỉ định có thể sẽ khác nhau.

Vườn chim/Máng chim

sửa

Vườn chim hay còn gọi là máng chim[3] là từ ngữ chỉ định nơi chim đẻ trên cây.[4] Các địa điểm quy tụ chim này thường là rừng,[5] trong đó có rừng ngập mặn. Vườn cò là cách dùng khác của vườn chim.

Sân chim

sửa

Sân chim[3] là từ dùng chỉ chung địa điểm quy tụ chim, theo nghĩa hẹp hơn dùng chỉ khu vực chim đẻ chủ yếu trên mặt đất.[4] Các địa điểm quy tụ chim này thường là vùng đất ngập nước hoặc bất kỳ môi trường tự nhiên trống trải nhiều cây cỏ.[5]

Đàn chim biển/Ổ chim đẻ

sửa

Có đến 95% loài chim biển làm tổ theo đàn.[2] Thuật ngữ chỉ định là seabird colony (tạm dịch: Đàn chim biển) hoặc rookery (tạm dịch: Ổ chim đẻ). Các khu vực này thường là các bờ hay vách đá ven biển và các hòn đảo.[2] Rookery cũng sử dụng chỉ các khu vực rừng cây, tương tự Sân chim.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Bộ Quốc Gia Giáo Dục 1965, tr. 246.
  2. ^ a b c Gill, Frank B. (2007). Ornithology . New York: W.H. Freeman and Company. tr. 138–141. ISBN 978-0-7167-4983-7.
  3. ^ a b Nguyễn Văn Tân 2002, tr. 138.
  4. ^ a b “TÂN HƯNG VÙNG ĐẤT – CON NGƯỜI”. Trang thông tin điện tử xã Tân Hưng huyện Cái Nước. ngày 11 tháng 8 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ a b Bùi Đức Tịnh 1999, tr. 22.

Sách

sửa

Tạp chí

sửa

Liên kết ngoài

sửa