Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (hay đơn giản là Sân Mỹ Đình) là một sân vận động đa năng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. Sân có sức chứa 40.192 chỗ ngồi và là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Sân chính thức được khánh thành vào tháng 9 năm 2003 và là địa điểm chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 vào cuối năm đó, bao gồm tổ chức lễ khai mạc, bế mạc cũng như các nội dung thi đấu môn điền kinh và các trận đấu môn bóng đá nam.[3] Đây là sân nhà chính của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam từ năm 2003. Sân thường tổ chức các trận thi đấu hoặc giao hữu quốc tế khi có đội tuyển tham gia.
Vị trí | Số 1 Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam |
---|---|
Tọa độ | 21°1′14″B 105°45′49,7″Đ / 21,02056°B 105,75°Đ |
Chủ sở hữu | Chính phủ Việt Nam |
Nhà điều hành | Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam |
Sức chứa | 40.192 |
Kích thước sân | 105 × 68 m |
Mặt sân | Cỏ chỉ |
Công trình xây dựng | |
Khởi công | 2002 |
Được xây dựng | 2002–2003 |
Khánh thành | 2 tháng 9 năm 2003 |
Sửa chữa lại | 7 tháng 9 năm 2016, 2020–2022 |
Chi phí xây dựng | 1.300 tỷ đồng (53 triệu USD)[1][2] |
Kiến trúc sư | Hanoi International Group, HISG |
Bên thuê sân | |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam (2003–nay) Thể Công – Viettel (2024-nay) Hà Nội (2015, 2017, 2023) Phù Đổng (2019) Đông Á Thanh Hóa (2018) Than Quảng Ninh (2017) Hà Nội ACB (2011) Thể Công (2008) Dược Nam Hà Nam Định (2008) |
Nằm cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía tây bắc, đây là sân vận động có sức chứa lớn nhất trong cả nước. Sân được xây dựng với chi phí 1.300 tỷ đồng (~53 triệu USD, tỷ giá năm 2003).[1][2] Mái che cong bao phủ các khán đài ở phía đông và phía tây của sân vận động, che phủ cho một nửa số ghế. Bên cạnh sân vận động có hai sân tập bóng đá, cung cấp cơ sở vật chất tập luyện cho các đội bóng.[3]
Với sự phát triển của bóng đá và kinh tế tại Việt Nam, sân Mỹ Đình giai đoạn gần đây đã hứng chịu tâm điểm chỉ trích của các cổ động viên Việt Nam và nước ngoài với việc chất lượng mặt sân và cơ sở vật chất xung quanh bị phản ánh là xuống cấp, gây ra nhiều sự cố khi tổ chức các trận bóng đá.[4]
Lịch sử
sửaÝ tưởng về một sân vận động quốc gia mới ở Việt Nam đã được đưa ra vào năm 1998, khi chính phủ tiến hành nghiên cứu khả năng xây dựng một khu liên hợp thể thao quốc gia mới.[5] Vào tháng 7 năm 2000, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã phê duyệt dự án xây dựng sân vận động ở trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam để chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003. Bốn công ty, cụ thể là Hanoi International Group (HISG - Trung Quốc), Philipp Holzmann (Đức), Bouygues (Pháp) và Lemna-Keystone (Hoa Kỳ), đã tham gia đấu thầu xây dựng sân vận động. Quá trình này đã gây tranh cãi do vi phạm các yêu cầu kỹ thuật và tài chính trong hồ sơ đấu thầu của HISG và Holzmann[6] (Holzmann thậm chí đã nộp đơn xin phá sản trước đó vào năm 1999)[7], các cáo buộc tham nhũng đối với khoản tài trợ của Bouygues, cũng như phía Lemna-Keystone nghi ngờ sự minh bạch trong việc đưa ra quyết định của hội đồng chấm thầu.[8][9] Cuối cùng, HISG đã thắng thầu và ký hợp đồng cam kết vào ngày 14 tháng 8 năm 2001.[10]
Công việc xây dựng sân vận động được bắt đầu vào năm 2002. Trong giai đoạn xây dựng, sân được gọi là Sân vận động Trung tâm. Sân đã hoàn thiện về mặt kiến trúc vào tháng 6 năm 2003. Vào tháng 8 năm 2003, sân vận động được đặt tên chính thức là Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, lấy theo tên của khu vực xã mà sân vận động này được xây dựng ở đó. Sân được khánh thành vào ngày 2 tháng 9 năm 2003, trùng với ngày Quốc khánh của Việt Nam.[11]
Bên trong sân vận động
sửaKhán đài sân vận động Mỹ Đình
sửaSân vận động Quốc gia Mỹ Đình có 4 khán đài. Các khán đài A và B (tương ứng là khán đài phía đông và phía tây) được che phủ bởi mái che nặng 2.300 tấn ở mỗi khán đài. Hai khán đài này cao hai tầng và cao 25,8 m (85 ft), trong khi khán đài C và D (tương ứng là khán đài phía nam và phía bắc) cao một tầng và cao 8,4 m (28 ft). Tổng cộng, sân vận động này có sức chứa 40.192 chỗ ngồi, bao gồm 450 ghế VIP và 160 ghế cho các nhà báo.[3]
Mặt sân
sửaMặt sân cỏ có kích thước 105 x 68 m, bao quanh là đường chạy điền kinh 8 làn và các cơ sở thể thao khác.[3]
Sự kiện
sửaSự kiện thể thao
sửaSân vận động chính thức được khánh thành vào ngày 2 tháng 9 năm 2003 với trận đấu giao hữu mở màn giữa U-23 Việt Nam và câu lạc bộ bóng đá Thân Hoa Thượng Hải thuộc Giải bóng đá ngoại hạng Trung Quốc.[12]
Sân đã tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003 (lễ khai mạc, bóng đá và điền kinh, lễ bế mạc) và Đại hội Thể thao Người khuyết tật Đông Nam Á 2003.[13]
Vào tháng 7 năm 2007, tại Asian Cup 2007,[14] Sân vận động Mỹ Đình đã tổ chức các trận đấu bảng B cùng với Sân vận động Quân khu 7 (Thành phố Hồ Chí Minh), trận tứ kết (Nhật Bản vs Úc)[15] và trận bán kết (Nhật Bản vs Ả Rập Xê Út).[16]
Sân vận động Mỹ Đình đã tổ chức lễ khai mạc Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á 2009 diễn ra từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 8 tháng 11 năm 2009.[17][18]
Vào tháng 12 năm 2010, sân đã tổ chức các trận đấu bảng B của AFF Suzuki Cup 2010 từ ngày 2 tháng 12 đến ngày 8 tháng 12.[19][20]
Sân vận động này cũng là nơi tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 (lễ khai mạc, bóng đá và điền kinh).[21][22]
Ngoài ra, sân vận động này còn tổ chức nhiều giải đấu bóng đá trong nước và quốc tế:
- AFC Champions League 2008 (Nam Định đã chọn sân vận động này vì sân vận động Thiên Trường của đội không đáp ứng tiêu chuẩn của AFC).[23]
- Giao hữu quốc tế: Việt Nam 0–2 Olympic Brasil (2008).[24]
- VFF Cup 2010.[25]
- V-League 2011 (trận đấu vòng 25 giữa Hà Nội ACB và Sông Lam Nghệ An).[26]
- VFF Cup 2011.[27]
- Vòng loại bóng đá nam Thế vận hội Mùa hè 2012 khu vực châu Á (vòng play-off).[28] Ba đội đứng thứ hai của các bảng đấu ở vòng ba đã thi đấu vòng tròn một lượt tại một địa điểm trung lập vào ngày 25, 27 và 29 tháng 3 năm 2012. Việt Nam đã được Ủy ban thi đấu AFC chọn làm địa điểm trung lập, với các trận đấu diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình của Hà Nội.
- Giao hữu quốc tế: Việt Nam 1–7 Arsenal (Vào ngày 17 tháng 7 năm 2013).[29]
- Giao hữu quốc tế: Việt Nam 1–8 Manchester City (27 tháng 7 năm 2015).[30].[31][32]
- Vào ngày 7 tháng 9 năm 2021, sân vận động đã lần đầu tiên tổ chức một trận đấu vòng 3 tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á giữa Việt Nam và Australia (Australia thắng 1-0).[33] Đây cũng là lần đầu tiên VAR và Goal-line được áp dụng tại Việt Nam (do Hawk-Eye Innovations Ltd thực hiện).[34] Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trận đấu này không đón khán giả.[35]
- Giao hữu quốc tế: Việt Nam 2–1 Borussia Dortmund (30 tháng 11 năm 2022).[36]
- V.League 1 2023 (trận đấu vòng 7, nhóm A giai đoạn 2 giữa Hà Nội và Viettel)
- AFC Champions League 2023–24 (Hà Nội đã chọn sân vận động này vì sân vận động Hàng Đẫy của đội không đáp ứng tiêu chuẩn của AFC).
Sự kiện giải trí
sửaSân vận động Quốc gia Mỹ Đình đã tổ chức nhiều sự kiện giải trí. Mỹ Tâm là ca sĩ Việt Nam đầu tiên và duy nhất tổ chức buổi diễn trực tiếp tại đây với sức chứa hơn 10.000 khán giả cho liveshow Ngày ấy & bây giờ (2004) và hơn 30.000 khán giả cho liveshow Tri âm (2022).[37]
Vào ngày 27 tháng 3 năm 2010, một buổi hòa nhạc của MTV Exit đã được tổ chức tại đây, trong đó có sự góp mặt của nhóm nhạc nam Hàn Quốc Super Junior, ca sĩ người Úc Kate Miller-Heidke cùng với nhiều ca sĩ Việt Nam. Vào ngày 26 tháng 3 năm 2011, nhóm nhạc nam Mỹ Backstreet Boys đã biểu diễn tại đây như một phần của chuyến lưu diễn This Is Us Tour của nhóm.[38] Vào ngày 1 tháng 10 năm 2011, nhóm nhạc nam Ireland Westlife đã biểu diễn tại đây trong khuôn khổ chuyến lưu diễn Gravity Tour của nhóm; khoảng 11.000 người đã tham dự buổi hòa nhạc.[39] Sân vận động cũng là điểm khởi đầu của chương trình Cuộc đua kỳ thú 2012.[40] Vào ngày 26 tháng 5 năm 2012, MTV Exit đã tổ chức một buổi hòa nhạc tại sân vận động với sự góp mặt của ban nhạc pop punk Canada Simple Plan nhằm nâng cao nhận thức về nạn buôn người và nô lệ hiện đại.[41]
Sân vận động cũng là nơi tổ chức nhiều buổi hòa nhạc K-pop. Đây là nơi diễn ra buổi hòa nhạc đặc biệt Music Core của MBC vào ngày 8 tháng 12 năm 2012,[42] Music Bank World Tour của KBS vào ngày 28 tháng 3 năm 2015.[43]
Vào ngày 26 tháng 11 năm 2019, sân vận động đã tổ chức lễ trao giải Asia Artist Awards.[44][45]
Vào ngày 29 và 30 tháng 7 năm 2023, nhóm nhạc Blackpink tổ chức hai buổi diễn trong khuôn khổ chuyến lưu diễn Born Pink World Tour với 67.443 khán giả tham dự và đạt doanh thu $13.660.064
Sự kiện đặc biệt
sửaCác buổi hòa nhạc
sửaNgày | Nghệ sĩ | Sự kiện | Nguồn |
---|---|---|---|
4 tháng 4 năm 2004 | Mỹ Tâm | Liveshow: Ngày ấy và bây giờ | [46] |
21 tháng 6 năm 2004 | Sarah Brightman | Harem World Tour | [47] |
27 tháng 3 năm 2010 | MTV EXIT | [37] | |
26 tháng 3 năm 2011 | Backstreet Boys | This Is Us Tour | [37] |
1 tháng 10 năm 2011 | Westlife | Gravity Tour | [38] |
26 tháng 5 năm 2012 | Người biểu diễn |
MTV EXIT | [41][48] |
29 tháng 11 năm 2012 | K-pop Festival 2012 – Concert in Vietnam | [42] | |
28 tháng 3 năm 2015 | Music Bank World Tour | [43] | |
25 tháng 3 năm 2017 | MBC Music K-Plus Concert in Vietnam | [49] | |
20 tháng 5 năm 2017 | Hardwell Jewelz & Sparks |
Go Hardwell or Go Home | [50] |
26 tháng 10 năm 2019 | FWD Music Fest | [51] | |
11 tháng 1 năm 2020 | 2020 K-pop Super Concert in Hanoi | [52] | |
5 tháng 11 năm 2022 | Mỹ Tâm | Liveshow: Tri âm | [53] |
29–30 tháng 7 năm 2023 | Blackpink | Born Pink World Tour | [54] |
Các chương trình đặc biệt
sửaNgày | Sự kiện | Ghi hình |
---|---|---|
5 tháng 12 năm 2003 | Lễ khai mạc SEA Games 2003 | Đài Truyền hình Việt Nam |
13 tháng 12 năm 2003 | Lễ bế mạc SEA Games 2003 |
Các trận đấu bóng đá lớn
sửaSân vận động đã tổ chức một số trận đấu quốc tế của FIFA. Dưới đây là các trận đấu quốc tế quan trọng nhất được tổ chức tại Sân vận động Mỹ Đình.
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
30 tháng 11 năm 2003 | 15:00 | Indonesia | 1–0 | Lào | Bảng A (trận đấu mở màn) | N/A |
30 tháng 11 năm 2003 | 17:30 | Thái Lan | 1–1 | Việt Nam | Bảng A | N/A |
9 tháng 12 năm 2003 | 16:00 | Thái Lan | 2–0 | Myanmar | Bán kết | N/A |
9 tháng 12 năm 2003 | 19:00 | Việt Nam | 4–3 | Malaysia | Bán kết | N/A |
12 tháng 12 năm 2003 | 16:30 | Malaysia | 1–1 (4–2 p) | Myanmar | Tranh huy chương đồng | N/A |
12 tháng 12 năm 2003 | 19:00 | Thái Lan | 2–1 (b.t.v.) | Việt Nam | Chung kết | N/A |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
11 tháng 12 năm 2004 | 17:00 | Lào | 2–1 | Campuchia | Vòng bảng | N/A |
11 tháng 12 năm 2004 | 19:30 | Việt Nam | 0–3 | Indonesia | Vòng bảng | N/A |
13 tháng 12 năm 2004 | 17:00 | Singapore | 6–2 | Lào | Vòng bảng | N/A |
13 tháng 12 năm 2004 | 19:30 | Indonesia | 8–0 | Campuchia | Vòng bảng | N/A |
15 tháng 12 năm 2004 | 18:00 | Việt Nam | 3–0 | Lào | Vòng bảng | N/A |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
24 tháng 1 năm 2007 | 19:00 | Việt Nam | 0–2 | Thái Lan | Bán kết lượt đi | 40.000 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
8 tháng 7 năm 2007 | 19:30 | Việt Nam | 2–0 | UAE | Bảng B | 39.450 |
9 tháng 7 năm 2007 | 17:15 | Nhật Bản | 1–1 | Qatar | Bảng B | 5.000 |
12 tháng 7 năm 2007 | 19:30 | Qatar | 1–1 | Việt Nam | Bảng B | 40.000 |
13 tháng 7 năm 2007 | 20:30 | UAE | 1–3 | Nhật Bản | Bảng B | 5.000 |
16 tháng 7 năm 2007 | 17:15 | Việt Nam | 1–4 | Nhật Bản | Bảng B | 40.000 |
21 tháng 7 năm 2007 | 17:15 | Nhật Bản | 1–1 (4–3 p) | Úc | Tứ kết | 25.000 |
25 tháng 7 năm 2007 | 20:15 | Nhật Bản | 2–3 | Ả Rập Xê Út | Bán kết | 10.000 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
17 tháng 12 năm 2008 | 19:00 | Việt Nam | 0–0 | Singapore | Bán kết lượt đi | 40.000 |
28 tháng 12 năm 2008 | 19:30 | Việt Nam | 1–1 | Thái Lan | Chung kết lượt về | 40.000 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
2 tháng 12 năm 2010 | 17:00 | Singapore | 1–1 | Philippines | Vòng bảng | N/A |
2 tháng 12 năm 2010 | 19:30 | Việt Nam | 7–1 | Myanmar | Vòng bảng | 40.000 |
5 tháng 12 năm 2010 | 17:00 | Singapore | 2–1 | Myanmar | Vòng bảng | N/A |
5 tháng 12 năm 2010 | 19:30 | Philippines | 2–0 | Việt Nam | Vòng bảng | 40.000 |
8 tháng 12 năm 2010 | 19:30 | Việt Nam | 1–0 | Singapore | Vòng bảng | 40.000 |
18 tháng 12 năm 2010 | 19:00 | Việt Nam | 0–0 | Malaysia | Bán kết lượt về | 40.000 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
22 tháng 11 năm 2014 | 16:00 | Philippines | 4–1 | Lào | Vòng bảng | N/A |
22 tháng 11 năm 2014 | 19:00 | Việt Nam | 2–2 | Indonesia | N/A | |
25 tháng 11 năm 2014 | 16:00 | Philippines | 4–0 | Indonesia | N/A | |
25 tháng 11 năm 2014 | 19:00 | Lào | 0–3 | Việt Nam | N/A | |
28 tháng 11 năm 2014 | 19:00 | Việt Nam | 3–1 | Philippines | 40.000 | |
11 tháng 12 năm 2014 | 19:00 | Việt Nam | 2–4 | Malaysia | Bán kết lượt về | 40.000 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
8 tháng 10 năm 2015 | 19:00 | Việt Nam | 1–1 | Iraq | Bảng F | 10.000 |
13 tháng 10 năm 2015 | 19:00 | Việt Nam | 0–3 | Thái Lan | 35.000 | |
24 tháng 3 năm 2016 | 19:00 | Việt Nam | 4–1 | Đài Bắc Trung Hoa | 18.350 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
7 tháng 12 năm 2016 | 19:00 | Việt Nam | 2–2 (s.h.p.) | Indonesia | Bán kết lượt về | 40.000 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
16 tháng 11 năm 2018 | 19:30 | Việt Nam | 2–0 | Malaysia | Vòng bảng | 40.000 |
6 tháng 12 năm 2018 | 19:30 | Việt Nam | 2–1 | Philippines | Bán kết lượt về | 38.816 |
15 tháng 12 năm 2018 | 19:30 | Việt Nam | 1–0 | Malaysia | Chung kết lượt về | 44.625 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
10 tháng 10 năm 2019 | 20:00 | Việt Nam | 1–0 | Malaysia | Bảng G (Vòng 2) | 38.256 |
14 tháng 11 năm 2019 | 20:00 | Việt Nam | 1–0 | UAE | 37.879 | |
19 tháng 11 năm 2019 | 20:00 | Việt Nam | 0–0 | Thái Lan | 40.000 | |
7 tháng 9 năm 2021 | 19:00 | Việt Nam | 0–1 | Úc | Bảng B (Vòng 3) | 0[55] |
11 tháng 11 năm 2021 | 19:00 | Việt Nam | 0–1 | Nhật Bản | 11.022 | |
16 tháng 11 năm 2021 | 19:00 | Việt Nam | 0–1 | Ả Rập Xê Út | 9.669 | |
1 tháng 2 năm 2022 | 19:00 | Việt Nam | 3–1 | Trung Quốc | 6.099 | |
24 tháng 3 năm 2022 | 19:00 | Việt Nam | 0–1 | Oman | 6.923 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
22 tháng 5 năm 2022 | 16:00 | Malaysia | 1–1 (3–4 p) | Indonesia | Tranh huy chương đồng | 25.589 |
22 tháng 5 năm 2022 | 19:00 | Việt Nam | 1–0 | Thái Lan | Chung kết | 39.898 |
Ngày | Thời gian (UTC+7) | Đội #1 | Kết quả | Đội #2 | Vòng | Khán giả |
---|---|---|---|---|---|---|
27 tháng 12 năm 2022 | 19:30 | Việt Nam | 3–0 | Malaysia | Vòng bảng | 17.545 |
3 tháng 1 năm 2023 | 19:30 | Việt Nam | 3–0 | Myanmar | 11.575 | |
9 tháng 1 năm 2023 | 19:30 | Việt Nam | 2–0 | Indonesia | Bán kết lượt về | 23.989 |
13 tháng 1 năm 2023 | 19:30 | Việt Nam | 2–2 | Thái Lan | Chung kết lượt đi | 38.539 |
Sự cố, bê bối và tranh cãi
sửaNổ pháo hoa năm 2010
sửaKhoảng 11 giờ 40 phút (UTC+7:00) ngày 6 tháng 10 năm 2010 xảy ra vụ nổ tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Nguyên nhân được xác nhận bắt nguồn từ hai container chứa pháo hoa nổ do sơ suất khi lắp đặt trận địa pháo;[56][57] đây là buổi tổng duyệt cho chương trình Đêm hội văn hóa nghệ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội dự kiến tổ chức chính thức vào ngày 10 tháng 10 năm 2010.[58][59] Hậu quả khiến bốn nạn nhân tử vong (2 người Đức, 1 người Singapore, 1 người Việt Nam)[60] và ba nạn nhân bị thương, các nạn nhân bao gồm người Đức và người Singapore cùng người Việt.[61][62][63]
Chất lượng mặt sân và trang thiết bị xuống cấp
sửaNăm 2021 và SEA Games 31
sửa"Nice cow paddock" (tạm dịch: "Bãi chăn bò đẹp đấy")
sau trận Việt Nam - Australia tại vòng loại thứ ba World Cup 2022[64]
Từ nửa cuối năm 2021, dư luận đã có nhiều chỉ trích liên quan đến chất lượng sân cỏ và cơ sở vật chất của sân vận động. Làn sóng chỉ trích bắt đầu vào đầu tháng 9 năm 2021, khi tuyển Việt Nam tiếp đón Australia tại vòng loại thứ ba World Cup 2022; truyền thông và người hâm mộ Australia thời điểm đó đã so sánh mặt sân Mỹ Đình với "bãi cỏ chăn bò".[64] Theo Lao Động, mặt cỏ sân Mỹ Đình đã không hề được thay mới trong gần 10 năm, chủ yếu vẫn là chăm sóc trên nền đất cũ và loại cỏ cũ, nên chỉ cần thời tiết thay đổi bất thường là lập tức có vấn đề về thẩm mỹ và chất lượng.[5] Ngoài ra, một số khu vực và phòng chức năng tại sân Mỹ Đình đã xuống cấp nghiêm trọng do thời gian dài không được sửa chữa. Để lý giải sự xuống cấp này, vấn đề nguồn kinh phí đã được các bên liên quan đặt ra.[65] Sau khi Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) yêu cầu cải thiện mặt sân Mỹ Đình và các phòng chức năng, sân vận động đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cải tạo lớn để tổ chức các trận đấu tiếp theo tại vòng loại World Cup và cũng để chuẩn bị cho Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 vào tháng 5 năm 2022.[9]
Trước SEA Games 31, Chính phủ cấp cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hơn 400 tỉ đồng để sửa chữa Khu liên hợp thể thao quốc gia. Dù vậy, việc thay mặt cỏ sân Mỹ Đình đã không được tiến hành.[66] Đến trước trận tranh hạng ba và chung kết môn bóng đá nam SEA Games 31, mặt cỏ sân Mỹ Đình tiếp tục bị hư hại nghiêm trọng do hệ quả của việc lắp đặt sân khấu cho lễ khai mạc SEA Games mới tổ chức trước đó, khiến cỏ bị héo úa và chết khá nhiều.[67]
Sự cố trận giao hữu giữa Việt Nam và Borussia Dortmund
sửaVào ngày 30 tháng 11 năm 2022, trong trận đấu giao hữu giữa Việt Nam và Borussia Dortmund, tại phút thứ 86 của trận đấu, xà ngang khung thành của phía Dortmund đã bị bật ra khiến trận đấu bị gián đoạn 5 phút. Ngoài ra, trong thời gian nghỉ giữa hai hiệp, khu vực kỹ thuật của hai đội bóng và khu vực trọng tài bàn đã bị gió thổi đổ rất nhiều lần.[68]
AFF Cup 2022
sửaTại thời điểm này, chất lượng sân Mỹ Đình đã trở nên xuống cấp trầm trọng. Tình trạng của sân đấu được các trang báo trong nước mô tả là "nóng hơn cả tuyển Việt Nam", "hình ảnh xấu xí"[69], "nhếch nhác"[70], "sân đất nện", "như đá bóng ngoài ruộng".[71]
Trước khi AFF Cup 2022 diễn ra, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ký hợp đồng với Khu liên hợp thể thao quốc gia để thuê sân Mỹ Đình làm sân nhà của đội tuyển Việt Nam. Giá thuê sân cho mỗi trận đấu của tuyển Việt Nam là 800 triệu đồng, nhiều nhất trong lịch sử của sân vận động này. Tuy vậy, mặt cỏ của sân vận động được mô tả là già, úa, xấu. Ghế bạc màu, ố bẩn do toàn bộ 40.000 ghế ngồi được lắp đặt từ năm 2003 chưa thay lần nào. Ngoài ra, theo Cục Thuế Hà Nội, cho đến năm 2023, Khu liên hợp thể thao quốc gia nợ 855 tỉ đồng tiền thuế.[66]
Lý giải hiện tượng này, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao, ông Đặng Hà Việt cho biết,[72] nguyên nhân không phải do thiếu kinh phí mà vì "quên bảo dưỡng". Theo ông Việt, việc bảo dưỡng và chăm sóc trong một tháng qua vẫn được tiến hành đều đặn nhưng thời tiết Hà Nội khắc nghiệt, nắng ít làm cho mặt cỏ không xanh như mong đợi. Hơn nữa, AFC đã đánh giá mặt sân Mỹ Đình vẫn đủ điều kiện để thi đấu. Tuy vậy, việc lý giải mặt sân xuống cấp do thời tiết bị nhiều cổ động viên cho là không có cơ sở, bởi trước đó khi đội tuyển Việt Nam tiếp đón Trung Quốc tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 hồi đầu năm, mặt cỏ của sân Mỹ Đình vẫn rất đẹp và xanh.[73] Điều này cho thấy mặt cỏ của Mỹ Đình hiện tại bị xuống cấp là vì không được chăm sóc kỹ càng. Tình trạng nhếch nhác tại sân vận động đã trở thành tâm điểm chỉ trích của các cổ động viên Việt Nam và nước ngoài.[4]
Ngày 4 tháng 1 năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc đến tình trạng của sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Ông nhấn mạnh và đặt câu hỏi về việc không khai thác được sân vận động mà chỉ trông chờ vào tiền nhà nước.[74]
Phương châm của toàn ngành là Quyết liệt hành động, Khát vọng cống hiến, chúng ta đã thực hiện được gần 2 năm rồi. Toàn ngành đã có những tiến bộ, sự thay đổi rõ rệt như Lãnh đạo Đảng và Nhân dân ghi nhận. Thế nhưng, thi thoảng ở một số bộ phận, lĩnh vực tôi vẫn cảm thấy sự quyết liệt đó chưa được thực hiện thường xuyên. Bằng chứng là câu chuyện tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. Kế hoạch tổ chức AFF Cup đã có từ trước chứ có phải đột xuất đâu, sao vẫn để những việc như vậy xảy ra?
Để xử lý tình trạng xuống cấp trước trận Việt Nam gặp Indonesia (thi đấu ngày 9 tháng 1), tối ngày 6 tháng 1, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Hùng yêu cầu hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh chỉ đạo lực lượng Đoàn thanh niên, sinh viên nhà trường tổ chức hoạt động tình nguyện để hỗ trợ làm vệ sinh môi trường cảnh quan cho sân Mỹ Đình.[75][76]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b News, V. T. C. (29 tháng 12 năm 2022). “Sân Mỹ Đình nhếch nhác, bẩn thỉu: Coi thường CĐV, bôi nhọ hình ảnh bóng đá Việt”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b “Sân vận động, nhà thi đấu... "thi xong để đấy"?!”. Người Đưa Tin. 27 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b c d “Sân vận động quốc gia Mỹ Đình sẵn sàng phục vụ SEA Games”. Tuổi Trẻ online. ngày 2 tháng 9 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2012.
- ^ a b Trí, Dân. “Cổ động viên châu Á chê bai, giễu cợt mặt cỏ sân Mỹ Đình”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b “Làm trái phê duyệt vẫn trúng thầu”. Người Lao Động. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
- ^ “Chính phủ không chấp nhận nhà thầu Philipp Holzmann”. VNExpress. ngày 3 tháng 7 năm 2001.
- ^ “Germany Fails in Effort To Keep Builder Afloat”. The New York Times. 24 tháng 11 năm 1999.
- ^ “Nhà thầu Keystone tố cáo ông Hà Quang Dự”. Báo điện tử VnExpress. ngày 26 tháng 6 năm 2001.
- ^ a b Ngọc Ẩn; K. Xuân. “Nếu chọn nhà thầu Âu, Mỹ, chất lượng sân Mỹ Đình đã khác”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
- ^ “Số phận các dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc tại Việt Nam”. ZingNews.vn. 23 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Khánh thành sân vận động quốc gia Mỹ Đình”. VNExpress. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Sốt vé xem lễ khánh thành sân vận động Mỹ Đình và U-23!”. Tuổi Trẻ Online. 2 tháng 9 năm 2003. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ VTV, BAO DIEN TU (5 tháng 6 năm 2017). “Theo dòng lịch sử: SEA Games 22 - Việt Nam (2003)”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “VFF - Hướng tới VCK Asian Cup 2007: SVĐQG Mỹ Đình sẵn sàng chờ đón các trận đấu”. VFF. 3 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Viduka was winding me up, says Japan's Nakazawa”. Reuters (bằng tiếng Anh). 22 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Saudi Arabia Stop Japan's Race for Third Asian Cup”. SGGP English Edition (bằng tiếng Anh). 26 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ cand.com.vn. “Khai mạc trọng thể Đại hội Thể thao châu Á trong nhà lần thứ III (AIG 3)”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Tối qua, khai mạc Asian Indoor Games 3 năm 2009: Việt Nam xin chào!”. Báo Gia Lai. 31 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ baochinhphu.vn (2 tháng 12 năm 2010). “Họp báo trước lượt trận đấu đầu tiên bảng B giải bóng đá AFF Suzuki Cup 2010”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ News, V. T. C. (30 tháng 11 năm 2010). “Lịch thi đấu AFF Suzuki Cup 2010”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Hôm nay (12-5), khai mạc SEA Games 31: Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ VietnamPlus (27 tháng 12 năm 2022). “Màn trình diễn ấn tượng của tuyển Việt Nam ở trận thắng đậm Malaysia”. VietnamPlus. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ Thế Ngọc (ngày 22 tháng 2 năm 2008). “Nam Định 'di cư' lên Mỹ Đình đá Cup C1 châu Á”. Ngoisao.net. Ngoisao.net. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2011.
- ^ “Olympic Brazil thắng nhẹ tuyển Việt Nam”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “VFF - VFF Sonha Cup 2010: Lịch đến của các đội khách mời”. VFF. 28 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ Dương Nghiệp Khôi (ngày 29 tháng 7 năm 2011). “Thông báo số 29 Giải VĐQG Eximbank 2011”. VFF.org.vn. Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2011.
- ^ “Hôm nay khai màn VFF Cup: Mỹ Đình ế khách dù vé rẻ”. Giáo dục Việt Nam. 19 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Vòng loại bóng đá nam Olymic London 2012: Olympic Oman và Olympic Syria chia điểm”. https://dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ “Arsenal chia tay Việt Nam bằng 'đại tiệc bàn thắng'”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Man City thắng tuyển Việt Nam 8-1”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ News, V. T. C. (1 tháng 1 năm 2016). “Thảm họa kính thưa ngày Man City sang du đấu vào top chuyện hài nhất bóng đá Việt 2015”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Hỡi ôi, nạn kính thưa!”. Báo Thanh Niên. 31 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Việt Nam thua Úc 0-1 trong trận cầu gây tranh cãi”. Tuổi Trẻ Online. 7 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ Online, TTVH (7 tháng 9 năm 2021). “'Đột nhập' phòng VAR sân Mỹ Đình và những 'ân oán' với VAR của bóng đá Việt”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ baotintuc.vn (16 tháng 8 năm 2021). “Trận Việt Nam - Australia ngày 7/9 sẽ không có khán giả tại sân Mỹ Đình”. baotintuc.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Tuyển Việt Nam đá giao hữu với Dortmund”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
- ^ a b c https://laodong.vn/photo/hon-30000-khan-gia-tao-dau-an-trong-liveshow-tri-am-cua-ca-si-my-tam-1113297.ldo. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2023.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ a b “Cuộc đổ bộ của "sao ngoại" vào VN: Sau Back Street Boys là Micheal Learn To Rock?”. Báo Hà Tĩnh. 28 tháng 3 năm 2011.
- ^ “Nhóm Westlife lần đầu tiên tới Việt Nam biểu diễn”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Dustin Nguyễn dẫn chương trình "Cuộc đua kỳ thú" 2012”. Người Lao Động. 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b “Dàn sao "khủng" hội tụ tại "MTV Exit Việt Nam 2012"”. Báo Thanh Niên. 4 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b cand.com.vn. “K-Pop Festival 2012 - Concert in Viet Nam: "Bữa tiệc" đặc biệt cho giới trẻ”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b baochinhphu.vn (20 tháng 3 năm 2015). “"Music Bank in Hanoi" diễn ra tại sân vận động Mỹ Đình”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “AAA tổ chức thiếu chuyên nghiệp, fan Việt đồng loạt bỏ về giữa chừng”. ZingNews.vn. 26 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “AAA 2019 tổ chức ở Việt Nam nhất định không dùng tiếng Việt?”. Tuổi Trẻ Online. 27 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Liveshow Mỹ Tâm - Ngày ấy và bây giờ”. Người Lao động. 12 tháng 3 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Trao giải thưởng âm nhạc hoà bình thế giới”. baobariavungtau.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Ca sĩ, khán giả hết mình với nhạc hội MTV Exit”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “MBC Music K-plus concert – chương trình "bom xịt" của Hàn Quốc”. VOV.VN. 26 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ VietnamPlus (22 tháng 5 năm 2017). “"Go Hardwell or Go Home": "Phép thử" độ cuồng EDM của khán giả Việt”. VietnamPlus. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ Ngọc Minh (11 tháng 9 năm 2019). “Màn trở lại hoành tráng của FWD Music Fest”. VietNamNet News. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Đại nhạc hội "2020 K-Pop Super Concert" tại Hà Nội”. hanoimoi.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Mỹ Tâm trở lại với live show 'Tri âm' tại sân vận động Mỹ Đình - Hà Nội”. Báo Thanh Niên. 16 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “BLACKPINK | Born Pink World Tour schedule”.
- ^ Trận Việt Nam - Australia đá không khán giả
- ^ Đoàn Loan (8 tháng 10 năm 2010). “Không thay đổi kịch bản bắn pháo hoa sau vụ nổ 2 container”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
- ^ “Hanoi fireworks explosion kills 4, state news agency reports” [Vụ nổ pháo hoa Hà Nội làm chết bốn người, hãng thông tấn nhà nước đưa tin]. CNN (bằng tiếng Anh). 6 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2021.
- ^ PV (9 tháng 10 năm 2010). “Điều chỉnh bắn pháo hoa nghệ thuật ở Mỹ Đình”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2021.
- ^ Quang Phong (8 tháng 10 năm 2010). “Điều chỉnh phương án bắn pháo hoa nghệ thuật tại SVĐ Mỹ Đình”. Dân trí. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2021.
- ^ “2 người Đức chết vì pháo hoa ở Mỹ Đình”. BBC. 7 tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
- ^ Tuấn Minh (9 tháng 11 năm 2010). “Về vụ nổ pháo hoa bốn người chết ở Mỹ Đình”. Tiền Phong. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
- ^ Nhóm phóng viên (6 tháng 10 năm 2010). “Nổ 2 container pháo hoa ở Mỹ Đình, 4 người chết”. VnExpress. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
- ^ L.Anh (26 tháng 10 năm 2010). “Đã xét nghiệm DNA nạn nhân vụ nổ pháo hoa”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
- ^ a b “Mỉa mai sân Mỹ Đình là 'bãi cỏ cho bò gặm', tài khoản phóng viên Australia lập tức 'bay màu'”. phapluatvacuocsong.vn. 8 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Giải cứu... "bãi cỏ bò gặm dở"”. laodong.vn. 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b “Giá thuê 800 triệu, vì sao sân Mỹ Đình vẫn như 'ruộng lầy'?”. Tuổi Trẻ Online. 4 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Hình ảnh cỏ sân Mỹ Đình trước trận chung kết bóng đá nam SEA Games 31”. laodong.vn. 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Ngán ngẩm sự cố xấu hổ trên sân Mỹ Đình trong trận Việt Nam - Borussia Dortmund”. Tuổi Trẻ Online. ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Khi câu chuyện chất lượng Mỹ Đình nóng hơn cả tuyển Việt Nam”. laodong.vn. 8 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Sân Mỹ Đình không được tiếp tục nhếch nhác, sinh viên được điều động đến làm sạch”. Báo Thanh Niên. 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Thật xấu hổ: Sân Mỹ Đình như sân đất nện, như đá bóng ngoài ruộng”. laodong.vn. 4 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Cabin sân Mỹ Đình không phải chèn bao cát, trọng tài quốc tế kiểm tra cầu môn”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
- ^ Trí, Dân (4 tháng 1 năm 2023). “Dân mạng chế ảnh châm biếm mặt cỏ thảm họa của sân Mỹ Đình”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2023.
- ^ “Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu tình trạng sân Mỹ Đình khi nói về hợp tác công tư”. Người Lao động. 4 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ a b toquoc.vn. “Chỉ đạo 'nóng' của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng về xử lý tồn đọng tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình”. toquoc.vn. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2023.
- ^ “Hơn 100 sinh viên tình nguyện tổng vệ sinh sân Mỹ Đình”. Tuổi Trẻ Online. 7 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình. |