Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ 2 Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km².[2]

Sông Đồng Nai
Vị trí
Quốc giaViệt Nam
TỉnhLâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnLâm Đồng, Việt Nam
Cửa sôngBiển Đông
 • cao độ
0 m
Độ dài586 km[1]
Diện tích lưu vực38.600 km²
Sông Đồng Nai hướng về thủy điện Trị Anhồ Trị An trên cầu Hóa An

Tên gọi

sửa

Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Khmer là "Nông-nại". Đây là vùng đất Phù Nam người Việt vào khai phá trước tiên.

Theo sách cổ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.

Dòng chảy

sửa

Dòng chính

sửa
 
Sông Đa Dung, đoạn chảy qua Lâm Hà, Lâm Đồng - là thượng nguồn của sông Đồng Nai xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên
 
Vịnh Gành Rái, Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi sông Lòng Tàu - một trong những chi lưu của sông Đồng Nai đổ ra biển Đông

Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km²[3], nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyện Cần Giờ.

Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp (Đắk Nông) và Bảo Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng), giữa Cát Tiên và Bù Đăng (Bình Phước) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.

Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn - phía Đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn - phía Tây. Đến phường Uyên Hưng thành phố Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.

Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và Thành phố Hồ Chí Minh (Thủ Đức, Quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Hồ Chí Minh (Cần Giờ).

Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình".

Phụ lưu

sửa

Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoaisông Vàm Cỏ.

Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đồng Nai ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có thủy điện Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía Nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.

Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm phụ lưu là sông Sài Gòn. Vì vậy ca dao có câu:

Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...

Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.

Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.

Phân lưu

sửa

2 phân lưu chính của sông Đồng Nai là:

Các công trình thủy điện và thủy lợi

sửa

Các công trình lớn trong lưu vực sông Đồng Nai:

Các công trình giao thông

sửa

Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng Bình Dương. Đường sắt và Quốc lộ 1 vượt sông này qua cầu Đồng Nai ở Biên Hòa.

Các cây cầu vượt sông:

Sông Đa Dung

sửa
  • Cầu Suối Vàng, Lạc Dương, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 722
  • Cầu tại xã Lát, Lạc Dương, Lâm Đồng
  • Cầu thủy điện Đa Dâng, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
  • Cầu Đạ Đờn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27
  • Cầu Máng, nối xã Tân Văn với xã Đạ Đớn, Lâm Hà, Lâm Đồng
  • Cầu nối thị trấn Đinh Văn - xã Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng, trên tỉnh lộ 725
  • Cầu Khỉ và cầu Kinh nối xã Tân Hà, Lâm Hà với xã Tân Thành, Đức Trọng, Lâm Đồng

Sông Đa Nhim

sửa
  • Cầu Liêng Trưk, xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, trên quốc lộ 27C
  • Cầu xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu D'Ran, thị trấn D'Ran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng trên quốc lộ 27
  • Cầu nối xã Lạc Lâm với xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu phà 14, nối thị trấn Thạnh Mỹ với xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu Ông Thiều, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu nối xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng với xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
  • Cầu thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
  • Cầu Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng
  • Cầu Đại Ninh, Đức Trọng, Lâm Đồng trên quốc lộ 20

Sự kiện liên quan

sửa

Dự án lấn sông Đồng Nai

sửa

Dự án có chiều dài 1,3 km; đoạn xa nhất lấn ra ngoài sông Đồng Nai là 100 m, tổng diện tích đất của dự án là  8,4 ha; trong đó có 70% diện tích dành cho công trình công cộng như: đường, công viên dọc bờ sông và công viên trung tâm, 30% diện tích còn lại dùng cho công trình kinh doanh.

Dự án này được chia làm 3 giai đoạn, thực hiện từ năm 2013 đến năm 2022 với tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng. 

- Giai đoạn 1: Được triển khai từ năm 2013 – 2016, bao gồm các hạng mục, công trình: xây dựng tuyến kè, san lấp mặt bằng, đường ven sông, cùng các đường đấu nối với đường Cách mạng Tháng Tám, xây dựng công viên và đầu tư dãy nhà phố...với tổng kinh phí 416 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2: Từ 2016 – 2019 sẽ tập trung tôn tạo các công trình di tích như: Phụng Sơn Tự, Đình Phước Lư, đồng thời phát triển các khu thương mại, văn phòng, trung tâm mua sắm...với tổng kinh phí trên 1.400 tỷ đồng.

- Giai đoạn 3: Từ 2019 - 2022, xây dựng khối cao ốc văn phòng, khách sạn, trong đó có 3 tòa tháp (cao nhất là cao ốc văn phòng 27 tầng) với tổng vốn đầu tư trên 1.400 tỷ đồng.

Ủng hộ dự án

sửa

1. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hòa được duyệt tại Quyết định số 4646/QĐ-UBT ngày 16/12/1997.

2. tháng 1/2008, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký hợp đồng với Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam để đánh giá tác động dòng chảy theo mục tiêu kè lấn sông nêu trên.

3. Thời gian Viện bắt đầu triển khai nghiên cứu tháng 7/2008, tiến hành khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn và sử dụng mô hình thủy động lực học để tính toán tác động dòng chảy đối với các phương án lấn sông.

4. Tháng 12/2008 Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam hoàn thành đánh giá, cho thấy việc chỉnh trị bờ trái sông Đồng Nai nằm giữa cầu Hóa An và cầu Ghềnh theo các phương án không ảnh hưởng đến vùng dự án và khu vực lân cận.

Các thông tin báo chí về dự án:

- Ngày 15/09/2014, Đài truyền hình Đồng Nai (http://dnrtv.org.vn) đã đăng tải thông tin về việc chuẩn bị khởi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị vên sông Đồng Nai.

- Ngày 17/09/2014, Báo Đồng Nai (www.baodongnai.com.vn) đã thông tin về dự án cải tạo cảnh quan ven sông Đồng Nai.

- Ngày 18/09/2014 Đài truyền hình Đồng Nai (http://www.dnrtv.org.vn Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine) thông tin về việc khởi công dự án cải tạo cảnh quan sông Đồng Nai.

- Ngày 16/09/2014 Báo Thanh Niên (www.thanhnien.com.vn) đăng bài "Khởi công phúc hợp đô thị ven sông Đồng Nai"

DỰ ÁN MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

- Dự án được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư, tỉnh không phải chi ngân sách.

- Dự án có tính an dân do hạn chế tối đa việc bồi thường giải tỏa, hầu như các nhà dân và công trình hiện hữu trong khu vực trên được giữ nguyên hiện trạng nên sẽ đảm bảo vấn đề an sinh xã hội. Một số ít hộ dân cần thiết phải di dời để làm các tuyến đường giao thông kết nối ra trục đường Cách mạng Tháng Tám hiện hữu và một số hạng mục khác sẽ được xem xét bố trí tái định cư tại chỗ thuộc dự án.

- Dự án giữ lại và tôn tạo các di tích hiện hữu như Đình Phước Lư, Phụng Sơn Tự, Trường Tiểu học Nguyễn Du… trở thành một quần thể các giá trị văn hóa lịch sử.

- Việc xây dựng bờ kè lấn ra sông ở vị trí phù hợp, không ảnh hưởng đến dòng chảy đã được sự nghiên cứu, đánh giá của các cơ quan khoa học chuyên ngành; và được tiến hành thực hiện, phê duyệt theo đúng thẩm quyền (trong khi đó rất nhiều ý kiến của các cá nhân không sinh sống trong khu vực dự án lại lên án phản đối mà không tôn trọng các nghiên cứu đánh giá của cơ quan chức năng)

- Phối hợp di dời và xây dựng trạm bơm nước thành một trạm bơm hiện đại tạo điểm nhấn cho TP. Biên Hòa.

Khởi động phức hợp đô thị ven sông Đồng Nai

sửa

Phản đối dự án

sửa
  • Ngày 23 tháng 3 năm 2015:

Trích đoạn 'Thông cáo của VRN về Dự án Cải tạo sông Đồng Nai':

"... Sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ 2 ở phía Nam và đứng thứ 3 toàn quốc, lưu vực rộng lớn của nó gần như nằm trọn trong địa phận nước ta, chỉ có một bộ phận nhỏ nằm ở nước ngoài (Campuchia). Đồng Nai là con sông chính của hệ thống sông Đồng Nai, một số phụ lưu lớn của nó như: Đa Hoai, La Ngà (ở tả ngạn), sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ (ở hữu ngạn).

Sông chảy qua địa phận các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Lâm Viên (Lang Biang), phía Nam dãy Trường Sơn, nơi có đỉnh Bi Doup tỉnh Lâm Đồng cao nhất (2287 m), sông chảy qua những vùng sinh thái cảnh quan đặc trưng, và là một phần quan trọng của đồng bằng Nam Bộ. Diện tích lưu vực của hệ thống sông Đồng Nai là 42.600 km² (tính đến TP. Biên Hòa là: 23.500 km²). Lưu vực đang có mức độ phát triển phát triển mạnh đặc biệt về công nghiệp và đô thị, có nhu cầu sử dụng nước cao nhất trong khu vực, nhưng lại chưa kiểm soát xử lý được về việc xả thải các chất thải công nghiệp, thiếu kiểm soát về môi trường đã làm cho môi trường khu vực, đặc biệt là môi trường nước đang ở trong tình trạng báo động

..."

  • Ngày 25 tháng 3 năm 2015:
  1. Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai - người phụ trách trực tiếp lĩnh vực tài nguyên nước - cho biết trước mắt Bộ TN-MT đã chỉ đạo các đơn vị của bộ kiểm tra.
  2. Ông Trần Văn Nam - chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - cho biết hiện nay việc lấy ý kiến đối với những dự án liên quan tới bờ sông cũng có một số văn bản quy phạm pháp luật quy định, nhưng chưa thật sự rõ ràng. Thông thường với những dự án có tác động lớn như làm thủy điện chắc chắn phải lấy ý kiến của các tỉnh có dòng sông đi qua. Còn với những dự án có tính chất cục bộ của từng tỉnh có thể không cần phải xin ý kiến các tỉnh. Riêng về dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị dọc bờ sông Đồng Nai, ông Nam cho biết đến nay UBND tỉnh Bình Dương không nhận được ý kiến trao đổi nào từ UBND tỉnh Đồng Nai.
  3. Ông Bùi Thanh Giang - phó tổng giám đốc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH một thành viên (SAWACO) - cho biết đã có kiến nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai để đánh giá tác động của dự án lấn sông Đồng Nai đối với việc cung cấp nguồn nước cho người dân thành phố. Theo SAWACO, việc lấn sông Đồng Nai để tạo diện tích xây dựng "phố trên sông" sẽ gây thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng đến hệ sinh vật thủy sinh của sông và gây tác động xói lở phía bờ đối diện, từ đó có thể gây ảnh hưởng đến vành đai thu nước và công trình thu nước thô của các nhà máy nước nằm dọc tuyến sông này. SAWACO cho rằng việc xây dựng dự án "phố trên sông" cũng sẽ tác động đến môi trường khiến chất lượng nước trở nên xấu hơn.
  4. Ông Phạm Thế Tăng, trưởng phòng kế hoạch - kỹ thuật Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Đồng Nai, lại khẳng định vị trí lấy nước cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở thượng lưu sông Đồng Nai - phía trên cầu Hóa An (cách vị trí dự án khoảng 3 km) nên không có cơ sở để nói ô nhiễm. Thành phố Hồ Chí Minh đang mua nước của một công ty ở Bình Dương nằm ở vùng hạ lưu nhưng nằm rất xa nơi dự án đang thi công. Cũng theo ông Tăng, hệ thống quan trắc nước sông Đồng Nai là hệ thống quan trắc tự động được thực hiện liên tục 24/24 giờ. Qua kiểm tra các chỉ số trước và sau khi thi công dự án đều cho thấy không có sự khác biệt gì.

Các luận cứ khoa học

sửa

Luật Tài nguyên Nước

sửa

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

Mục 4. Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tính từ thượng nguồn sông Đạ Đưng, Sông ngòi Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, 1983.
  2. ^ Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục lưu vực sông liên tỉnh. Thuvien Phapluat Online, 2016.
  3. ^ “www.nea.gov.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2011.
  5. ^ http://thethaovanhoa.vn/132N20110808070247010T0/thuy-dien-de-doa-song-dong-nai.htm

Tham khảo thêm

sửa

Land reclamation

Liên kết ngoài

sửa

Về dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai tại phường Quyết Thắng, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Thông cáo của VRN về Dự án Cải tạo sông Đồng Nai Lưu trữ 2015-04-01 tại Wayback Machine

Quan điểm của TS Đào Trọng Tứ, cố vấn Mạng lưới sông ngòi VN (bài đăng trên báo Thanh Niên)

Đề nghị Đồng Nai rút dự án lấn sông (bài đăng trên báo Người Lao động)

Lấp sông Đồng Nai xây dựng khu đô thị: Nhiều hệ lụy chưa lường hết (bài đăng trên báo SGGP) Lưu trữ 2015-03-25 tại Wayback Machine

Dự án 3.200 tỷ đồng lấn sông Đồng Nai bị đề nghị rút giấy phép (bài đăng trên báo VNEXPRESS)

Lấp sông Đồng Nai, không ổn cả lý lẫn tình! (bài đăng trên báo Pháp Luật)

Lấn sông Đồng Nai: Bộ Tài nguyên - môi trường yêu cầu báo cáo (bài đăng trên báo Tuổi Trẻ Online)

Tạm ngừng thi công dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai (bài đăng trên báo Đồng Nai) Lưu trữ 2015-03-30 tại Wayback Machine