Sông Selenga

(Đổi hướng từ Sông Selenge)


Sông Selenga (tiếng Nga: Селенга) hay sông Selenge (tiếng Mông Cổ: Сэлэнгэ гол, Сэлэнгэ мөрөн, tiếng Buryat Nga: Сэлэнгэ гол) là một con sông chảy qua Mông CổNga. Các sông đầu nguồn của nó là Ideriin gol (sơ cấp) và Delgermoron (thứ cấp). Nó chảy vào hồ Baikal, tạo thành vùng đồng bằng châu thổ có diện tích khoảng 680 km². Sông Selenge có chiều dài 992 km[1][2], trong đó khoảng 409 km chảy trong lãnh thổ Nga.

Sông Selenge/Selenga
Bản đồ lưu vực sông Selenge
Vị trí
Quốc giaMông Cổ, Nga
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnMông Cổ
 • cao độ? m (? ft)
Cửa sônghồ Baikal
 • cao độ
? m
Độ dài992 km (616 dặm)
Diện tích lưu vực447.000 km² (172.588 dặm²)
Lưu lượng284 m³/s (10.029 ft³/s)

Đặc điểm

sửa

Sông Selenge nói chung là một con sông đồng bằng; đối với nó đặc trưng là sự xen kẽ của các chỗ với thung lũng hẹp (tới 1–2 km) và các chỗ mở rộng dạng trũng (tới 20–25 km), tại đó nó thường chia ra thành các sông nhánh. Chế độ thủy văn của nó thường là các trận lũ băng thấp về mùa xuân, nước lớn do mưa về mùa hè và mùa thu và mực nước thấp về mùa đông.

Sông Selenge là thượng nguồn của hệ thống sông Enisei-Angara. Lưu lượng trung bình đo tại Ust-Kyakhta (Buryatia, Nga) là 284 m³/s (10.029 ft³/s), lưu lượng tối đa trong tháng 8 là 601 m³/s (21.224 ft³/s), lưu lượng tối thiểu trong tháng 2 là 23 m³/s (812 ft³/s). Đóng băng từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau. Tại cửa sông là 935 m³/s (33.019 ft³/s).

Vận tải đường thủy có thể thực hiện được tới thành phố Sukhbaatar, thủ phủ tỉnh Selenge của Mông Cổ. Trên hai bờ sông Selenge có các thành phố và thị trấn như Sukhbaatar, Ulan-UdeSelenginsk (Nga).

Các chi lưu

sửa

Nguồn gốc tên gọi

sửa

Tồn tại các phiên bản khác nhau về nguồn gốc tên gọi con sông này[3]:

  • Từ gốc từ tiếng Buryat "сэл", nghĩa là "nước lũ, hồ";
  • Từ gốc từ tiếng Tungus "sele" hay "сэлэ", nghĩa là "sắt", và сэлэнга nghĩa là "có tính chất sắt".

Thư viện ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ H. Barthel, Mongolei-Land zwischen Taiga und Wüste, Gotha 1990, p.34
  2. ^ “Сэлэнгэ мөрөн”. www.medeelel.mn. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |accessmonthday= (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |accessyear= (gợi ý |access-date=) (trợ giúp)
  3. ^ “Любовь Ульянова. «Крепость Батарейка и гора ведьм».//назета «Номер один». 13-7-2005”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2008.