Tử suất hay tỷ suất chết thô (viết tắt tiếng Anh: crude death rate) được xác định bằng số người chết (nói chung, hoặc vì lý do cụ thể) trong năm tính theo tỷ lệ đối với dân số.[1] Tỷ suất chết thô thường được tính theo đơn vị phần nghìn.

Tỷ suất chết thô theo quốc gia (2006).

Thống kê sửa

Tỷ suất chết thô lịch sử và dự báo trên thế giới (1950–2050)
UN, medium variant, 2012 rev.[2]
Năm CDR Năm CDR
1950–1955 19.1 2000–2005 8.4
1955–1960 17.3 2005–2010 8.1
1960–1965 16.2 2010–2015 8.1
1965–1970 12.9 2015–2020 8.1
1970–1975 11.6 2020–2025 8.1
1975–1980 10.6 2025–2030 8.3
1980–1985 10.0 2030–2035 8.6
1985–1990 9.4 2035–2040 9.0
1990–1995 9.1 2040–2045 9.4
1995–2000 8.8 2045–2050 9.7

Mười quốc gia có tỷ suất chết thô cao nhất, theo ước tính năm 2016 của CIA World Factbook, ước tính là:[3]

Stt Quốc gia Tỷ suất chết thô
(hàng năm, trên 1000 người)a
1   Lesotho 14.9
2   Bulgaria 14.5
3   Litva 14.5
4   Ukraine 14.4
5   Latvia 14.4
6   Guinea-Bissau 14.1
7   Chad 14.0
8   Afghanistan 13.7
9   Serbia 13.6
10   Nga 13.6

Việt Nam sửa

Tỷ suất chết thô của Việt Nam giảm dần theo thời gian; đặc biệt trong thập niên 1989 - 1999 đã giảm nhanh từ 8,4‰ xuống còn 5,6‰. Tỷ suất chết thô ở Việt Nam có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị và nông thôn, năm 2002 CDR của khu vực nông thôn là 6‰, cao hơn khoảng 1,3 lần so với khu vực thành thị (4,7‰).[cần dẫn nguồn]

Nguồn tham khảo sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Porta, M biên tập (2014). “Death rate”. A Dictionary of Epidemiology (ấn bản 5). Oxford: Oxford University Press. tr. 69. ISBN 978-0-19-939005-2.
  2. ^ UNdata: Crude death rate (per 1000 population)
  3. ^ “CIA World Factbook – Death Rate”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2017.