SATA
ATA nối tiếp (Serial AT Attachment, viết tắt SATA)[3] là một giao diện bus máy tính dùng để kết nối máy chủ tới các thiết bị lưu trữ như ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang và SSD. SATA thay thế tiêu chuẩn cũ ATA song song (Parallel ATA) trở thành giao diện kết nối chủ yếu của các thiết bị lưu trữ.
Năm chế tạo | 2000 |
---|---|
Tạo bởi | Serial ATA Working Group |
Các thay thế | Parallel ATA (PATA) |
Tốc độ | Half-duplex 1.5, 3.0 và 6.0 Gbit/s[1] |
Hình dáng | Nối tiếp |
Giao diện Hotplugging | Tùy chọn[2] |
Giao diện ngoài | Tùy chọn (eSATA) |
Tiêu chuẩn SATA xuất phát từ Tổ chức quốc tế SATA (Serial ATA International Organization, viết tắt SATA-IO), được ban hành bởi Hội đồng kỹ thuật T13, AT Attachment của INCITS (INCITS T13).[4]
Các phiên bản
sửaCác phiên bản của SATA thường được ký hiệu bởi một gạch ngang rồi đến một chữ số La Mã, ví dụ "SATA-III".[5]
SATA revision 1.0 (1.5 Gbit/s, 150 MB/s, Serial ATA-150)
sửaSATA 1.0a được cập nhật ngày 3 tháng 1 năm 2003. Các giao diện SATA đầu tiên có tốc độ truyền tải dữ liêu là 1,5 Gbit/s, và không hỗ trợ Native Command Queuing (NCQ). Tính thêm cả mã hóa 8b/10b, tốc độ thực sự chưa kể encoding là 1,2 Gbit/s (150 MB/s). Thông lượng búi của SATA 1.5 Gbit/s trên lý thuyết là gần bằng PATA/133, tuy nhiên các thiết bị SATA mới hơn được trang bị các cải tiến như NCQ, gia tăng hiệu năng trong môi trường đa nhiệm.
Trong giai đoạn đầu sau khi hoàn thiện tiêu chuẩn SATA 1.5 Gbit/s, cá nhà sản xuất ổ đĩa và adapter sử dụng một chip "bắc cầu" giữa các thiết kế PATA có sẵn và giao diện SATA. Các ổ đĩa đã chuyển đổi sang SATA thường có cả hai loại đầu nối nguồn điện và nhìn chung có hiệu năng tương tự các ổ đĩa SATA thuần túy.[6] Tuy nhiên các ổ được chuyển đổi không hỗ trợ các tính năng của riêng SATA như NCQ. Các ở đĩa SATA thuần nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sau khi các ổ đĩa SATA thế hệ hai xuất hiện.
Cho tới tháng 4 năm 2010, các ổ đĩa cứng SATA 10000 rpm nhanh nhất có tốc độ cực đại (không tính trung bình) lên tới 157 MB/s,[7] vượt qua giới hạn của tiêu chuẩn cũ PATA/133 và cả SATA 1.5 Gbit/s.
SATA revision 2.0 (3 Gbit/s, 300 MB/s, Serial ATA-300)
sửaSATA 2.0 được cập nhật tháng 4 năm 2004, giới thiệu Native Command Queuing (NCQ). Nó tương thích ngược với SATA 1.5 Gbit/s.[8]
Các giao diện SATA thế hệ hai có tốc độ truyền 3,0 Gbit/s, nếu tính cả mã hóa 8b/10b thì sẽ có tốc độ chưa kể encoding là 2,4 Gbit/s (300 MB/s). Thông lượng búi lý tưởng của SATA 2.0 gấp đôi SATA 1.0.
Tất cả các dây dữ liệu đạt tiêu chuẩn SATA có lưu lượng 3,0 Gbit/s và hoạt động tốt với các ổ đĩa cứng hiện đại mà không có mất mát về hiệu năng. Tuy nhiên các ổ SSD hiệu năng cao có thể vượt qua giới hạn 3,03.0 Gbit/s, điều này được giải quyết trong tiêu chuẩn SATA 6 Gbit/s.
SATA revision 2.5
sửaPhần này đang còn trống. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách phát triển nó. |
SATA revision 2.6
sửaPhần này đang còn trống. Bạn có thể giúp đỡ bằng cách phát triển nó. |
SATA revision 3.0 (6 Gbit/s, 600 MB/s, Serial ATA-600)
sửaSATA-IO trình bày bản nháp mô tả chi tiết kỹ thuật tầng vật lý của SATA 6 Gbit/s vào tháng 8, 2008,[9] và hoàn thiện nó vào 18/8/2008.[10] Tiêu chuẩn SATA 3.0 đầy đủ được cập nhật ngày 27/5/2009.[11]
Tham khảo
sửa- ^ “Differences between SAS and SATA”.
- ^ “Software status - ata Wiki”. ata.wiki.kernel.org. 17 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Serial ATA: High Speed Serialized AT Attachment” (PDF). ece.umd.edu. Serial ATA Working Group. 7 tháng 1 năm 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Technical Committee T13, AT Attachment”. Technical Committee T13 AT Attachment. 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2019.
- ^ http://kb.sandisk.com/app/answers/detail/a_id/8142/~/difference-between-sata-i,-sata-ii-and-sata-iii www.sandisk.com. Sandisk. Retrieved April 2016.
- ^ Geoff Gasior (8 tháng 3 năm 2004). “Western Digital's Raptor WD740GD SATA hard drive: Single-user performance, multi-user potential”. techreport.com. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2015.
- ^ Patrick Schmid and Achim Roos (6 tháng 4 năm 2010). “VelociRaptor Returns: 6Gbit/s, 600GB, And 10,000 RPM”. tomshardware.com. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2010.
- ^ “SATA-IO Specifications and Naming Conventions”. sata-io.org. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2012.
- ^ “New SATA Spec Will Double Data Transfer Rates to 6 Gbit/s” (PDF) (Thông cáo báo chí). SATA-IO. 18 tháng 8 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2009.
- ^ “SATA Revision 3.0”. SATA-IO. 27 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2009.
- ^ “SATA-IO Releases SATA Revision 3.0 Specification” (PDF) (Thông cáo báo chí). Serial ATA International Organization. 27 tháng 5 năm 2009. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2009.
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và tài liệu về: |
- Serial ATA International Organization (SATA-IO)
- EETimes Serial ATA and the evolution in data storage technology, Mohamed A. Salem
- "SATA-1" specification, as a zipped pdf; Serial ATA: High Speed Serialized AT Attachment, Revision 1.0a, 7-January-2003.
- Errata and Engineering Change Notices to above "SATA-1" specification, as a zip of pdfs
- “External Serial ATA – White Paper” (PDF). SATA-IO. 515 kB – on eSATA
- Serial ATA server and storage use cases
- How to Install and Troubleshoot SATA Hard Drives
- Serial ATA and the 7 Deadly Sins of Parallel ATA
- Everything You Need to Know About Serial ATA
- USB 3.0 vs. eSATA: Is faster better? Lưu trữ 2014-02-09 tại Wayback Machine
- Universal ATA driver for Windows NT3.51/NT4/2000/XP/2003/Vista/7/ReactOS: With PATA/SATA/AHCI support – a universal, free and open-source ATA driver with PATA/SATA support