SOCRATES (đánh giá đau đớn)

SOCRATESmẹo nhớ hay được các nhân viên y tế sử dụng. Đây là từ viết tắt từ chữ cái đầu của 8 yêu cầu hỏi bệnh cần được nêu lên trong cuộc thăm khám. Nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp, bác sĩ, y tá, chuyên gia y tế sử dụng SOCRATES để đáng giá tính chất của triệu chứng đaubệnh nhân đang phải chịu đựng.

Sử dụng

sửa

SOCRATES được sử dụng để có được cái nhìn sâu sắc về tình trạng bệnh nhân và cho phép các bác sĩ hình dung được lộ trình điều trị.[1][2] Nó có thể hữu ích trong việc chẩn đoán phân biệt giữa đau do cảm thụ hay đau do thần kinh.[3]

Hạn chế

sửa

SOCRATES chỉ tập trung vào các tác động vật lý của cơn đau, và bỏ qua các yếu tố xã hội và tâm lý gây ra cơn đau.[4]

Cụ thể

sửa
SOCRATES [1][2]
Chữ Tiếng Anh Tiếng Việt Câu hỏi ví dụ
S Site Vị trí Anh/chị đau ở đâu? Đau nhất ở chỗ nào?
O Onset Khởi phát Cơn đau bắt đầu từ khi nào, xuất hiện đột ngột hay từ từ? Nó tăng lên hay dịu đi theo thời gian?
C Character Tính chất Cơn đau như thế nào? Đau nhức? Đau chói?
R Radiation Hướng lan Đau có lan ra đâu không?
A Associations Kèm theo Bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác liên quan đến cơn đau?
T Time course Thời gian Cơn đau tiến triển theo theo thời gian như thế nào?
E Exacerbating / relieving factors Tăng / giảm Anh/chị có tư thế giảm đau hay sử dụng biện pháp gì để làm cơn đau tăng lên/bớt đau đi không?
S Severity Mức độ Anh/chị đau đến mức nào?

Lịch sử

sửa

SOCRATES thường ít được sử dụng.[5] Mặc dù đánh giá cơn đau thường có nhiều yếu tố nhưng hiếm khi nào đánh giá được trọn vẹn 8 yêu cầu nêu trên.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

 

  1. ^ a b Clayton, Holly A.; Reschak, Gary L. C.; Gaynor, Sandra E.; Creamer, Julie L. (tháng 12 năm 2000). “A novel program to assess and manage pain”. Medsurg Nursing (bằng tiếng Anh). 9 (6): 318–312 – qua ProQuest.
  2. ^ a b Swift, Amelia (ngày 1 tháng 10 năm 2015). “The importance of assessing pain in adults”. Nursing Times (bằng tiếng Anh). 111 (41): 12–17. PMID 26647478 – qua Europe PMC.
  3. ^ Schofield, Marcia; Shetty, Ashish; Spencer, Michael; Munglani, Rajesh (tháng 5 năm 2014). “Pain Managment [sic]: Part 1”. British Journal of Family Medicine (bằng tiếng Anh). 2 (3) – qua British Journal of Family Medicine.
  4. ^ Gregory, Julie (ngày 31 tháng 8 năm 2019). “Use of pain scales and observational pain assessment tools in hospital settings”. Nursing Standard (bằng tiếng Anh). 34 (9): 70–74. doi:10.7748/ns.2019.e11308. ISSN 0029-6570.
  5. ^ a b Manna, Aditya; Sarkar, S. K.; Khanra, L. K. (ngày 1 tháng 4 năm 2015). “PA1 An internal audit into the adequacy of pain assessment in a hospice setting”. BMJ Supportive & Palliative Care (bằng tiếng Anh). 5 (Suppl 1): A19–A20. doi:10.1136/bmjspcare-2015-000906.61. ISSN 2045-435X. PMID 25960483.