S.S. Lazio

câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp của Ý có trụ sở đặt tại Rome
(Đổi hướng từ SS Lazio)

Società Sportiva Lazio (phát âm tiếng Ý: [sotʃeˈta sporˈtiːva ˈlattsjo]), được biết đến đơn giản với cái tên Lazio (phát âm tiếng Ý: [ˈlattsjo]), là một câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp có trụ sở ở Roma, nổi tiếng nhất với những hoạt động bóng đá.[3] Đội bóng được thành lập vào năm 1900, chơi ở Serie A và dành phần lớn lịch sử của họ trong tốp đầu của bóng đá Ý. Lazio đã vô địch Serie A hai lần và đoạt danh hiệu Coppa Italia sáu lần, Siêu cúp bóng đá Ý ba lần và giành cả hai UEFA Cup Winners' CupSiêu cúp bóng đá châu Âu chỉ trong một lần.[4]

Lazio
Tên đầy đủSocietà Sportiva Lazio S.p.A.
Biệt danhI Biancocelesti (Trắng và Lam)
Le Aquile (Đại bàng)
Thành lập9 tháng 1 năm 1900; 124 năm trước (1900-01-09) với tên Società Podistica Lazio
SânSân vận động Olimpico
Sức chứa70.634[1]
Chủ sở hữuClaudio Lotito (66,70%)[2]
Chủ tịchClaudio Lotito
Huấn luyện viên trưởngIgor Tudor
Giải đấuSerie A
2022–23Serie A, 2 trên 20
Trang webTrang web của câu lạc bộ
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ có thành công lớn đầu tiên năm 1958 khi đoạt danh hiệu quốc nội. Năm 1974 họ đoạt danh hiệu Serie A đầu tiên. 15 năm qua đã từng có khoảng thời gian thành công nhất trong lịch sử Lazio, chứng kiến họ giành Cúp C2Siêu cúp châu Âu năm 1999, chức vô địch Serie A năm 2000, một vài cúp nội địa và tiến tới trận chung kết Cúp UEFA năm 1998.

Những bộ trang phục truyền thống của Lazio là áo màu xanh da trời và quần đùi trắng với tất trắng; màu sắc làm gợi nhớ đến di sản Hy Lạp cổ đại của Roma. Sân nhà của đội là sân vận động Olimpico với sức chứa 70.634 chỗ ngồi[1] tại Roma mà họ cùng chia sẻ với AS Roma đến cuối năm 2016, khi sau này nhường chỗ cho sân vận động Roma. Lazio có một mối thù địch lâu đời với Roma, với những kẻ mà họ tranh tài tại derby della Capitale ("Derby thủ đô" hay "Derby Roma") kể từ năm 1929.[5] Lazio cũng là câu lạc bộ thể thao tham gia vào 40 bộ môn trong tất cả các môn, nhiều hơn bất kỳ câu lạc bộ nào khác trên thế giới.[6]

Lịch sử sửa

 
Tấm bảng kỷ niệm thành lập Lazio tại Quảng trường Tự do (Prati, Roma).

Società Podistica Lazio được thành lập vào ngày 9 tháng 1 năm 1900 ở quận Prati của Rome.[7] Đến năm 1910 câu lạc bộ vẫn chơi ở nghiệp dư đến khi chính thức gia nhập giải vô địch quốc gia năm 1912 ngay khi Liên đoàn bóng đá Ý bắt đầu tổ chức giải đấu ở trung tâm và phía nam nước Ý. Đội bóng lọt đến trận chung kết play-off giải vô địch quốc gia ba lần nhưng chưa bao giờ thắng, lần lượt thất bại năm 1913 trước Pro Vercelli, năm 1914 trước Casale và năm 1923 trước Genoa 1893. Năm 1927 Lazio là câu lạc bộ La Mã lớn duy nhất có những nỗ lực chống lại chế độ phát xít để hợp nhất tất cả những đội bóng của thành phố thành những gì sẽ trở thành A.S. Roma cùng năm đó. Câu lạc bộ chơi trong giải Serie A đầu tiên được tổ chức và dẫn dắt bởi tiền đạo huyền thoại người Ý Silvio Piola,[8] đạt vị trí á quân năm 1937 - kết quả cao nhất của đội trước chiến tranh.

Thập niên 1950 chứng kiến những kết quả trung bình và nửa trên bảng xếp hạng với chiến thắng Coppa Italia năm 1958. Lazio phải tụt hạng lần đầu tiên năm 1961 xuống Serie B nhưng trở lại với hạng đấu cao nhất hai năm sau đó. Sau một số vị trí ở giữa bảng xếp hạng, họ tiếp tục có một lần xuống hạng khác sau mùa 1970-71.[9] Trở lại Serie A trong mùa 1972-73, Lazio ngay lập tức nổi lên là một thách thức bất ngờ cho danh hiệu Scudetto đối với MilanJuventus trong mùa 1972-73, chỉ để thua trong ngày cuối cùng của mùa giải với đội hình bao gồm đội trưởng Giuseppe Wilson cũng như các tiền vệ Luciano Re CecconiMario Frustalupi, tiền đạo Giorgio Chinaglia và huấn luyện viên trưởng Tommaso Maestrelli.[10] Lazio đã cải thiện và gặt hái được những thành công trong mùa giải tiếp theo, đảm bảo chức vô địch đầu tiên của đội bóng trong mùa 1973-74.[11][12]

Màu áo, biểu trưng và biệt danh sửa

 
Biểu trưng cũ được sử dụng đến cuối mùa 1991–1992.
 
 
 
 
 
 
Bộ trang phục đầu tiên của câu lạc bộ

Màu áo trắng và xanh da trời của Lazio lấy cảm hứng từ quốc huy Hy Lạp, bởi Lazio là một câu lạc bộ thể thao hỗn hợp được chọn trong sự ghi nhận thực tế rằng Thế vận hội Olympic cổ đại và cùng với đó là truyền thống thể thao ở Châu Âu có liên quan đến Hy Lạp.[13]

Ban đầu Lazio mặc một chiếc áo được chia làm bốn phân màu trắng và xanh da trời với quần tất đen.[14] Sau một thời gian mặc chiếc áo sơ mi chỉ đúng một màu trắng, Lazio đã quay lại với màu áo mà họ mặc ngày nay.[14] Một vài mùa giải Lazio từng sử dụng áo xanh da trời và viền trắng, nhưng thường nó là màu xanh da trời xen lẫn trắng với quần tất trắng. Màu áo của Lazio cũng khiến họ có biệt danh tiếng Ýbiancocelesti.[15]

Biểu trưng và biểu tượng câu lạc bộ truyền thống của Lazio là một con đại bàng do thành viên sáng lập Luigi Bigiarelli chọn.[16] Đây là một sự công nhận đối với biểu tượng của thần Zeus (vị thần của bầu trời và sấm sét trong thần thoại Hy Lạp) thường được biết tới với cái tên Aquila; cách sử dụng biểu trưng của Lazio cũng có mối liên hệ đến những biệt danh của đội bóng le AquileAquilotti (đều cùng nghĩa là Đại bàng). Biểu trưng đội bóng hiện tại còn có thêm một chú đại bàng vàng bên trên một chiếc khiên trắng viền xanh, bên trong chiếc khiên là tên câu lạc bộ và một tấm khiên nhỏ hơn chia làm ba phần tương ứng với màu áo của đội bóng.

Sân vận động sửa

 
Sân vận động Olimpico sử dụng trong trận chung kết Champions League 2009.

Sân vận động Olimpico tọa lạc tại Foro Italico là một sân vận động ở Rome, Ý. Đây là sân nhà của đội tuyển bóng đá quốc gia Ý cũng như những đội bóng địa phương S.S. Lazio và Roma. Nó được mở cửa năm 1937 và sau đợt nâng cấp mới nhất vào năm 2008,[17] sân vận động có sức chứa 70.634 chỗ ngồi.[1] Đây là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1960, đồng thời được phục vụ làm địa điểm thi đấu của World Athletics Championships 1987, chung kết UEFA Euro 1980 và trong các trận chung kết Champions League năm 19962009.[1]

Cũng trên đất Foro Italico là sân vận động Marmi (hay "cẩm thạch"), được xây dựng năm 1932 và thiết kế bởi Enrico Del Debbio. Nó có những tầng nóc của 60 bức tượng đá cẩm thạch trắng vốn là những món quà từ các thành phố của Ý trong lễ tưởng nhớ 60 vận động viên.[18] Trong mùa 1989-1990, Lazio và Roma chơi các trận sân nhà của họ tại sân vận động Flaminio của Rome, tọa lạc ở quận Flaminio bởi những công việc cải tạo đang được thực hiện tại sân vận động Olimpico.

Cổ động viên và kình địch sửa

 
Cổ động viên S.S. Lazio ở khán đài Bắc của Sân vận động Olimpico.

Lazio là câu lạc bộ bóng đá có lượng cổ động viên cao thứ sáu tại Ý và thứ hai ở Rome, với khoảng 2% cổ động viên bóng đá Ý hâm mộ đội bóng (theo nghiên cứu của la Repubblica vào tháng 8 năm 2008).[19] Trong lịch sử khu vực chứa phần đông người hâm mộ Lazio trong thành phố Rome đều đến từ khu vực phía Bắc xa xôi, tạo thành một hình vòng cung như chiếc khuôn qua Rome với những khu vực giàu có như Parioli, Prati, Flaminio, Cassia và Monte Mario.[20]

Thành lập năm 1987, Irriducibili Lazio là nhóm cổ động viên cực đoan lớn nhất của câu lạc bộ trong vòng 20 năm qua. Thông thường thời gian duy nhất họ tạo ra những màn trình diễn cổ động truyền thống Ý là cho Derby della Capitale,[21] trận đấu giữa Lazio và kình địch chính của đội là Roma. Được biết đến ở các nước nói tiếng Anh là derby thành Rome, đây là một trong những mối kình địch bóng đá nóng bỏng và cảm xúc nhất trên thế giới.[22] Cổ động viên Lazio Vincenzo Paparelli từng bị thiệt mạng trong một trận derby ở mùa 1979-80 sau khi bị đánh vào mắt bởi một quả pháo sáng khẩn cấp mà một cổ động viên Roma ném ra.[23] Lazio cũng có mối thù địch mạnh mẽ với NapoliLivorno, ngược lại các cổ động viên lại có những mối quan hệ thân thiện với Inter Milan, TriestinaHellas Verona.

Thống kê và kỷ lục sửa

 
Tommaso Rocchi
 
Silvio Piola

Giuseppe Favalli giữ kỉ lục số lần ra sân chính thức nhiều nhất của Lazio khi có 401 trận trong suốt 16 năm từ năm 1992 đến 2004.[24] Kỷ lục tổng số lần ra sân nhiều nhất của một thủ môn thuộc về Luca Marchegiani với 339 trận,[24] trong khi kỷ lục số lần ra sân tại giải vô địch quốc gia do Aldo Puccinelli nắm giữ với 339 trận.[24]

Cầu thủ săn bàn hàng đầu mọi thời đại của Lazio là Silvio Piola với 149 bàn thắng. Piola cũng chơi cho Pro Vercelli, Torino, JuventusNovara và cũng là chân sút xuất sắc nhất lịch sử Serie A với 274 pha lập công.[25] Simone Inzaghi là vua phá lưới mọi thời đại tại đấu trường Châu Âu với 20 bàn thắng.[24] Ông cũng là một trong năm cầu thủ từng ghi bốn bàn trong một trận đấu tại Champions League.[26]

Sức chứa chính thức lớn nhất của sân nhà Lazio là gần 80.000 chỗ ngồi cho một trận đấu ở Serie A đối đầu Foggia vào ngày 12 tháng 5 năm 1974, trận đấu mà Lazio được trao cúp Scudetto đầu tiên. Đây cũng là kỷ lục của sân vận động Olimpico, bao gồm cả những trận đấu của A.S. Romađội tuyển bóng đá quốc gia Ý.[6]

Tên Số trận
1 Giuseppe Favalli 401
2 Giuseppe Wilson 394
3 Paolo Negro 376
4 Aldo Puccinelli 342
5 Luca Marchegiani 339
6 Vincenzo D'Amico 338
7 Cristian Ledesma 318
8 Stefano Mauri 303
9 Tommaso Rocchi 293
10 Idilio Cei 287
Tên Bàn thắng
1 Ciro Immobile 154
2 Silvio Piola 149
3 Giuseppe Signori 127
4 Giorgio Chinaglia 122
5 Bruno Giordano 108
6 Tommaso Rocchi 105
7 Aldo Puccinelli 78
8 Renzo Garlaschelli 64
9 Goran Pandev 64
10 Miroslav Klose 64

Danh hiệu sửa

Quốc gia sửa

Vô địch (2): 1973–74; 1999–2000
Vô địch (7): 1957–58; 1997–98; 1999–00; 2003–04; 2008–09; 2012–13; 2018–19
Vô địch (5): 1998; 2000; 2009, 2017; 2019
Vô địch (1): 1968-69

Châu âu sửa

Vô địch (1): 1998–99
Vô địch (1): 1999

Các danh hiệu khác sửa

Vô địch: 1999
Vô địch: 2007
Vô địch: 1950
Vô địch: 1997

Cầu thủ sửa

Đội hình hiện tại sửa

Tính đến ngày 15 tháng 2 năm 2024[27]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
3 HV   Luca Pellegrini (mượn từ Juventus)
4 HV   Patric
5 TV   Matías Vecino
6 TV   Daichi Kamada
7 TV   Felipe Anderson
8 TV   Matteo Guendouzi (mượn từ Marseille)
9   Pedro
10 TV   Luis Alberto
13 HV   Alessio Romagnoli
15 HV   Nicolò Casale
17   Ciro Immobile (đội trưởng)
18   Gustav Isaksen
19   Taty Castellanos
Số VT Quốc gia Cầu thủ
20 TV   Mattia Zaccagni
22   Diego González
23 HV   Elseid Hysaj
28 TV   André Anderson
29 TV   Manuel Lazzari
32 TV   Danilo Cataldi
33 TM   Luigi Sepe (mượn từ Salernitana)
34 HV   Mario Gila
35 TM   Christos Mandas
65 TV   Nicolò Rovella (mượn từ Juventus)
77 HV   Adam Marušić
87   Cristiano Lombardi
94 TM   Ivan Provedel

Các cầu thủ khác theo hợp đồng sửa

Tính đến 17 tháng 7 năm 2023.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV   Dimitrije Kamenović
TV   Jean-Daniel Akpa Akpro
TV   André Anderson
Số VT Quốc gia Cầu thủ
TV   Jony
TV   Cristiano Lombardi
  Alessandro Rossi

Cho mượn sửa

Tính đến 3 tháng 8 năm 2023.

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
HV   Romano Floriani Mussolini (tại Pescara đến 30/6/2023)
HV   Mattia Novella (tại AZ Picerno đến 30/6/2023)
Số VT Quốc gia Cầu thủ
  Raúl Moro (tại Real Valladolid đến 30/6/2023)

Số áo được treo sửa

12 – Kể từ mùa giải 2003–04, Curva Nord (khán đài Bắc) của sân vận động Olimpico, như một dấu hiệu nhận biết, được coi là cầu thủ thứ 12 trên sân.

Các chủ tịch sửa

Tên Quốc tịch Năm
Giuseppe Pedercini   1901-1904
Fortunato Ballerini   1904-1925
Giorgio Guglielmi   1924-1925
Gerardo Branca   1925-1926
Riccardo Barisonzo   1926-1927
Remo Zenobi   1927-1932
Alfredo Palmieri   1932-1933
Eugenio Gualdi   1933-1938
Remo Zenobi   1938-1939
Andrea Ercoli   1939-1941
Giovanni Minotto   1941-1944
Tên Quốc tịch Năm
Andrea Ercoli   1944-1948
Renato Bornigia   1948
Giovanni Mazzitelli   1948-1949
Remo Zenobi   1949-1953
Costantino Tessarolo   1953-1956
Leonardo Siliato   1956-1960
Massimo Giovannini   1960-1962
Ernesto Brivio   1962-1963
Angelo Miceli   1963-1964
Giorgio Vaccaro   1964-1965
Umberto Lenzini   1965-1980
Tên Quốc tịch Năm
Aldo Lenzini   1980-1981
Gian Chiarion Casoni   1981-1983
Giorgio Chinaglia   1983-1986
Franco Chimenti   1986
Gianmarco Calleri   1986-1992
Sergio Cragnotti   1992-1994
Dino Zoff   1994-1998
Sergio Cragnotti   1998-2003
Ugo Longo   2003-2004
Claudio Lotito   2004-nay

Các nhà vô địch World Cup sửa

Các nhà tài trợ trang phục thi đấu sửa

Năm Nhà tài trợ
1981–1982 Tonini
1982–1984 Seleco
1984–1986 Castor
1986–1991 Cassa di Risparmio di Roma
1991–1992 Banco di Santo Spirito
1992-1996 Banca di Roma
1996–2000 Cirio
1998–1999 Del Monte (UEFA Cup Winners' Cup)
1999-2000 Stream (Coppa Italia)
2000–2003 Siemens
2003-2005 Parmacotto
2003-2004 Indesit (Coppa Italia)
2005–2007 INA Assitalia (Insurance)
2007–2008 So.Spe.
Edileuropa
2008-2009 PES 2009
Groupama (Insurance)
Cucciolone Algida
2009 Regione Lazio (Italian Super Cup)
Edileuropa
Paideia
Năm Nhà cung cấp
1963–1964 Lacoste
1972–1976 Tuttosport
1977–1979 NR (Ennerre)
1979–1980 Pouchain
1980–1982 Adidas
1982–1986 NR (Ennerre)
1986–1987 Tuttosport
1987–1989 Kappa
1989–1998 Umbro
1998-nay Puma

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d “Sân vận động Serie A 2015–2016” (PDF).
  2. ^ “Cổ đông quan trọng của SOCIETA' SPORTIVA LAZIO SPA” [List of major shareholders of S.S. Lazio]. CONSOB. ngày 22 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Lịch sử”. S.S. Lazio (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ 30 Tháng tám năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ “Palmares”. S.S. Lazio (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ 2 Tháng mười hai năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  5. ^ “Derby thủ đô”. CBC. ngày 28 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ a b “Lịch sử”. S.S. Lazio (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc 25 Tháng sáu năm 2011. Truy cập 8 Tháng tám năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “Thông tin câu lạc bộ”. S.S. Lazio. Bản gốc lưu trữ 30 Tháng tám năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  8. ^ “Silvio Piola”. cronologia.leonardo.it. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2011. Truy cập 5 Tháng tám năm 2016.
  9. ^ “Ý 1970/71”. RSSSF. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  10. ^ “Lazio của vua Cecconi”. vecchiasignora.com. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.[liên kết hỏng]
  11. ^ “Những tên cướp và những nhà vô địch – Lazio '73–'74 – Một scudetto "chống lại" mọi thứ và mọi người”. postadelgufo.it. Bản gốc lưu trữ 13 Tháng hai năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  12. ^ “Ý 1973/74”. RSSSF. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
  13. ^ “Lazio”. albionroad.com. ngày 24 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  14. ^ a b “Áo đấu”. ultraslazio.it. ngày 24 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ “Thông tin đội bóng Lazio”. football.co.uk. ngày 24 tháng 6 năm 2007.
  16. ^ “Sự phát triển của một biểu tượng cao quý và vẻ vang”. ultraslazio.it. ngày 24 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2016.
  17. ^ “Sân vận động Olimpico – kỹ thuật an toàn & an ninh mới”. Vigili del Fuoco (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ 22 tháng Bảy năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2009.
  18. ^ “Lưu trữ sân vận động PES 2009 - Trang 44 trên 47”. Pes Patch. Bản gốc lưu trữ 8 Tháng tám năm 2016. Truy cập 7 Tháng tám năm 2016.
  19. ^ Bordignon, Fabio; Ceccarini, Luigi (ngày 8 tháng 8 năm 2008). “Người hâm mộ, Juventus được yêu mến nhất. Inter khó chịu nhất”. La Repubblica (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2009.
  20. ^ “S.S. Lazio”. ITV-Football. ngày 29 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  21. ^ “Cảnh Ultras Ý”. View from the Terrace. ngày 29 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2016.
  22. ^ Duke, Greg (ngày 22 tháng 10 năm 2008). “Football First 11: Do or die derbies”. CNN. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.
  23. ^ “Lịch sử Ultras”. ultraslazio.it. ngày 29 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  24. ^ a b c d “Kỷ lục”. S.S. Lazio. Bản gốc lưu trữ 4 Tháng mười hai năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  25. ^ “Ý – Cầu thủ ghi bàn nhiều nhất mọi thời đại”. RSSSF. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2009.
  26. ^ Sannucci, Corrado (ngày 15 tháng 3 năm 2000). “Inzaghi thể hiện, Lazio trở lại”. La Repubblica (bằng tiếng Ý). tr. 55. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2009.
  27. ^ “MEN'S FIRST TEAM”. sslazio.it. Lưu trữ bản gốc 3 tháng Năm năm 2023. Truy cập 3 tháng Năm năm 2023.

Chú thích sửa

  • Melli, Franco and Marco (2005). La storia della Lazio (bằng tiếng Ý). Rome: L'airone Editrice. ISBN 88-7944-725-4.
  • Barbero, Sergio (1999). Lazio. Il lungo volo dell'aquila (bằng tiếng Ý). Graphot. ISBN 88-86906-19-6.
  • Barraco, Egidio (1992). Nella Lazio ho giocato anch'io. Novantanni in biancoazzurro (bằng tiếng Ý). Aldo Pimerano. ISBN 88-85946-09-7.
  • Bocchio, Sandro; Giovanni Tosco (2000). Dizionario della grande Lazio (bằng tiếng Ý). Newton & Compton. ISBN 88-8289-495-9.
  • Cacciari, Patrizio; Filacchione; Stabile (2004). 1974. Nei ricordi dei protagonisti la storia incredibile della Lazio di Maestrelli (bằng tiếng Ý). Eraclea Libreria Sportiva. ISBN 88-88771-10-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Chinaglia, Giorgio (1984). Passione Lazio (bằng tiếng Ý). Rome: Lucarini. ISBN 88-7033-051-6.
  • Chiappaventi, Guy (2004). Pistole e palloni. Gli anni Settanta nel racconto della Lazio campione d'Italia (bằng tiếng Ý). Limina. ISBN 88-88551-30-1.
  • Filacchione, Marco. Il volo dell'aquila. Numeri e uomini della grande Lazio (bằng tiếng Ý). Eraclea Libreria Sportiva. ISBN 88-88771-08-5.
  • Martin, Simon (2006). Calcio e fascismo. Lo sport nazionale sotto Mussolini (bằng tiếng Ý). Mondadori. ISBN 88-04-55566-1.
  • Melli, Franco (2000). Cara Lazio (bằng tiếng Ý). Rome: Lucarini. ISBN 88-7033-297-7.
  • Melli, Franco (2000). Saga biancazzurra. La Lazio, Cragnotti, il nuovo potere (bằng tiếng Ý). Rome: Limina. ISBN 88-86713-56-8.
  • Pennacchia, Mario (1994). Lazio patria nostra: storia della società biancoceleste (bằng tiếng Ý). Rome: Abete Edizioni. ISBN 88-7047-058-X.
  • Recanatesi, Franco (2005). Uno più undici. Maestrelli: la vita di un gentiluomo del calcio, dagli anni Trenta allo scudetto del '74 (bằng tiếng Ý). Rome: L'Airone Editrice. ISBN 88-7944-844-7.
  • Tozzi, Alessandro (2005). La mia Lazio. L'Avventura nel meno nove e altre storie biancocelesti (bằng tiếng Ý). Eraclea Libreria Sportiva. ISBN 88-88771-14-X.
  • Valilutti, Francesco (1997). Breve storia della grande Lazio (bằng tiếng Ý). Rome: Newton & Compton editori. ISBN 88-7983-859-8.

Liên kết ngoài sửa