Sa giông mào Donau (danh pháp khoa học: Triturus dobrogicus) là một loài sa giông được tìm thấy tại miền trung và đông châu Âu, dọc theo lưu vực sông Danube (còn gọi là sông Donau), vài nhánh của nó và đồng bằng sông Dnepr. Nó nhỏ hơn và mảnh dẻ hơn so với các loài cùng chi Triturus, nhưng cũng như những loài này, con đực phát triển một mào da trên lưng và đuôi vào mùa sinh sản.

Triturus dobrogicus
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Amphibia
Bộ (ordo)Caudata
Họ (familia)Salamandridae
Chi (genus)Triturus
Loài (species)T. dobrogicus
Danh pháp hai phần
Triturus dobrogicus
(Kiritzescu, 1903)

Danh pháp đồng nghĩa[2]
  • Triton cristatus var. dobrogicus Kiritzescu, 1903
  • Molge macrosoma Boulenger, 1908
  • Triton cristatus danubialis Wolterstorff, 1923
  • Triton cristatus cristatus forma dobrogica Wolterstorff, 1923
  • Triton cristatus danubialis forma werneri Wolterstorff, 1923
  • Triturus cristatus danubialis Mertens, 1923
  • Triton (Neotriton) cristatus danubialis Bolkay, 1928
  • Triturus cristatus dobrogicus Mertens & Müller, 1928
  • Molge cristata danubialis forma smederevana Karaman, 1948
  • Triturus cristatus danubialis var. intermedia Fuhn, 1953
  • Triturus cristatus dobrogicus Mertens & Wermuth, 1960
  • Triturus dobrogicus Bucci-Innocenti, Ragghianti & Mancino, 1983
  • Triturus (Triturus) dobrogicus MacGregor, Sessions & Arntzen, 1990
  • Triturus dobrogicus dobrogicus Litvinchuk and Borkin, 2000
  • Triturus dobrogicus macrosomus Litvinchuk and Borkin, 2000
  • Triturus (Triturus) dobrogicus dobrogicus Dubois & Raffaëlli, 2009
  • Triturus (Triturus) dobrogicus macrosoma Dubois & Raffaëlli, 2009

Trong nửa năm hoặc hơn, con trưởng thành sống ở các kênh chảy chậm, hồ, ao, nơi chúng sinh sản. Con cái đẻ chừng 200 trứng lên lá của các cây thủy sinh. Ấu trùng phát triển từ hai đến bốn tháng trước khi biến thái hoàn toàn. Phần còn lại của năm, loài này sống ở vùng đất bụi rậm, thường là rừng. Dù không được xem là bị đe dọa, những quần thể sa giông mào Donau đang suy giảm nhanh chóng, chủ yếu là do mất môi trường sống.

Phân loại sửa

Sa giông mào Donau từng được mô tả như một thứ của sa giông mào phương Bắc (Triturus cristatus) bởi C. Kiritzescu năm 1903.[3] Sau đó, nó được xem là một phân loài cho tới khi phân tích di truyền học cho thấy nó là một loài riêng.[2] Sa giông mào phương Bắc thực ra chỉ là loài chị em của nó.[4]

Nhưng quần thể bị cô lập tại châu thổ sông Danubebồn địa Pannonia được mô tả như hai phân loài, T. dobrogicus dobrogicusT. dobrogicus macrosoma, vào năm 2000.[5] Tuy nhiên, nghiên cứu di truyền sau đó không ủng hộ việc phân biệt hai dạng này.[6][7]:16

Mô tả sửa

Với chiều dài toàn cơ thể chỉ 13 đến 15 xentimét (5,1 đến 5,9 in), sa giông mào Donau là loài sa giông mào nhỏ nhất. Cơ thể nó mảnh dẻ, thon hơn những loài khác, thích nghi tốt cho việc bơi lội, đầu hẹp và các chi tương đối ngắn. Dạng cơ thể này được tạo ra nhờ tăng số lượng đốt sốngxương sườn: mỗi cá thể có 16–17 xương, con số cao nhất cỡ các loài sa giông mào.[7]:10–14

Hình ảnh
  Hình ảnh Nguồn: kho dữ liệu CalPhotos, kiểm tra ngày 14/12/2015

Chú thích sửa

  1. ^ Jan Willem Arntzen, Sergius Kuzmin, Robert Jehle, Mathieu Denoël, Brandon Anthony, Claude Miaud, Wiesiek Babik, Milan Vogrin, David Tarkhnishvili, Vladimir Ishchenko, Natalia Ananjeva, Nikolai Orlov, Boris Tuniyev, Dan Cogalniceanu, Tibor Kovács, István Kiss (2008). Triturus dobrogicus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Frost, D.R. (2015). Triturus dobrogicus (Kiritzescu, 1903). Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0”. New York, USA: American Museum of Natural History. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ Kiritzescu, C. (1903). “Contributions à la faune des batraciens de Roumanie”. Buletinul Societatii de Sciinte din Bucuresci, România (bằng tiếng Pháp). 12: 243–265.
  4. ^ Wielstra, B.; Arntzen, J.W. (2011). “Unraveling the rapid radiation of crested newts (Triturus cristatus superspecies) using complete mitogenomic sequences”. BMC Evolutionary Biology. 11 (1): 162. doi:10.1186/1471-2148-11-162. ISSN 1471-2148.  
  5. ^ Litvinchuk, S.N.; Borkin, L.N. (2000). “Intraspecific taxonomy and nomenclature of the Danube crested newt, Triturus dobrogicus (PDF). Amphibia-Reptilia. 21 (4): 419–430.
  6. ^ Vörös, J.; Arnzten, J.W. (2000). “Weak population structuring in the Danube crested newt, Triturus dobrogicus, inferred from allozymes” (PDF). Amphibia-Reptilia. 31 (3): 339–346. doi:10.1163/156853810791769518.
  7. ^ a b Jehle, R.; Thiesmeier, B.; Foster, J. (2011). The crested newt. A dwindling pond dweller. Bielefeld, Germany: Laurenti Verlag. ISBN 978-3-933066-44-2.

Tham khảo sửa