Samos (tiếng Hy Lạp: Σάμος) là một hòn đảo của Hy Lạp ở phía đông biển Aegea, phía nam của Chios, phía bắc của PatmosDodecanese, và ở ngoài khơi bờ biển Tiểu Á, tách biệt qua eo biển Mycale rộng 1,6 kilômét (0,99 mi). Đây cũng là một đơn vị thuộc vùng của vùng Bắc Aegea, và chỉ có một cộng đồng duy nhất trong đơn vị.

Samos
Περιφερειακή ενότητα / Δήμος
Σάμου
—  Đơn vị thuộc vùng  —
Vathy, thủ phủ của Samos
Vathy, thủ phủ của Samos
Samos trên bản đồ Hy Lạp
Samos
Samos
Samos
Tọa độ: 37°45′B 26°50′Đ / 37,75°B 26,833°Đ / 37.750; 26.833
Quốc giaHy Lạp
VùngBắc Aegea
Thủ phủVathy
Diện tích
 • Tổng cộng477,4 km2 (1,843 mi2)
Dân số (2001)
 • Tổng cộng33.814
 • Mật độ7,1/km2 (18/mi2)
Múi giờ(UTC+2)
Mã bưu chính931 xx
Biển số xeMO
Trang webwww.samos.gr

Vào thời cổ điển, Samos từng là một thành bang cực kỳ giàu có và hùng mạnh. Trên đảo có PythagoreionHeraion của Samos, một Di sản thế giới của UNESCO và bao gồm đường hầm Eupalinos, một kiệt tác của các kỹ sư thời cổ. Samos là nơi sinh của nhà triết học và toán học Pythagoras (Pythagore), Định lý Pytago được đặt theo tên ông, nhà triết học Epicurus, và nhà thiên văn học Aristarchus của Samos, cá nhân đầu tiên đề xuất rằng Trái Đất xoay quanh mặt trời. Rượu vang Samos nổi tiếng vào thời cổ đại và ngày nay vẫn được sản xuất trên đảo.

Theo Strabo, tên gọi Samos bắt nguồn từ tiếng Phoenicia nghĩa là "nổi lên bên bờ biển."

Địa lý sửa

Đảo có diện tích 478 km2 (184,6 dặm vuông Anh), chiều dài là 43 km (27 mi) và chiều rộng là 13 km (8 mi). Đảo tách biệt với Tiểu Á bởi eo biển Mycale rộng 1 dặm (1,6 km). Trong khi địa hình phần lớn là đồi núi, Samos có một vài vùng đồng bằng tương đối rộng và phì nhiêu.

Một phần lớn hòn đảo là các vườn nho, rượu vang nho xạ được làm từ đây. Các đồng bằng quan trọng nhất ngoại trừ thủ phủ Vathy, ở phía đông bắc, là Karlovasi, ở phía tây bắc, Pythagoreio, ở phía đông nam, và Marathokampos ở phía tây nam. Dân số toàn đảo là 33.814 người, và là đảo đông dân thứ 9 tại hy Lạp. Khí hậu Samos mang nét đặc trưng của khí hậu Địa Trung Hải, với một mùa đông mưa nhiều và ôn hòa, một mùa hè ít mưa và ấm.

Địa hình Samos bị hay dãy núi lớn chi phối, Ampelos và Kerkis (Kerketeus). Khối núi Ampelos (thông tục gọi là "Karvounis") lớn hơn hai dãy núi và chiếm phần trung tâm của đảo, có cao độ lên tới 1.095 mét (3.593 ft). Núi Kerkis, nhỏ hơn về diện tích song lại cao hơn và đỉnh cao nhất đạt 1.434 mét (4.705 ft). Những ngọn núi này là sự nối tiếp của dãy Mycale trên đại lục Tiểu Á.

Samos là một trong những nơi nhiều nắng nhất tại châu Âu với khoảng 3300 giờ nắng trung bình hay 74% tổng số thời gian ban ngày.


Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  • Westermann, Großer Atlas zur Weltgeschichte (tiếng Đức)
  • World Statesmen - Greece
  • Herodotus, especially book iii.
  • Pauly-Wissowa (in German, on Antiquity)
  • Strabo xiv. pp. 636–639
  • Thucydides, especially books i. and viii.
  • Xenophon, Hellenica, books i. ii.

Đọc thêm sửa

  • A. Agelarakis, "Anthropologic Results: The Geometric Period Necropolis at Pythagoreion". Archival Report. Samos Island Antiquities Authority, Greece, (2003).
  • J. P. Barron, The Silver Coins of Samos (London, 1966).
  • J. Boehlau, Aus ionischen and italischen Nekropolen (Leipzig, 1898). (E. H. B.; M. 0. B. C.; E. Ga.).
  • C. Curtius, Urkunden zur Geschichte von Samos (Wesel, 1873).
  • P. Gardner, Samos and Samian Coins (London, 1882).
  • V. Guérin, Description de l'île de Patmos et de l'île de Samos (Paris, 1856).
  • K. Hallof and A. P. Matthaiou (eds), Inscriptiones Chii et Sami cum Corassiis Icariaque (Inscriptiones Graecae, xii. 6. 1–2). 2 vols. (Berolini–Novi Eboraci: de Gruyter, 2000; 2004).
  • B. V. Head, Historia Numorum (Oxford, 1887), pp. 515–518.
  • L. E. Hicks and G. F. Hill, Greek Historical Inscriptions (Oxford, 1901), No. 81.
  • H. Kyrieleis, Führer durch das Heraion von Samos (Athen, 1981).
  • T. Panofka, Res Samiorum (Berlin, 1822).
  • T. J. Quinn, Athens and Samos, Chios and Lesbos (Manchester, 1981).
  • G. Shipley, A History of Samos 800–188 BC (Oxford, 1987).
  • R. Tölle-Kastenbein, Herodot und Samos (Bochum, 1976).
  • H. F. Tozer, Islands of the Aegean (London, 1890).
  • K. Tsakos, Samos: A Guide to the History and Archaeology (Athens, 2003).
  • H. Walter, Das Heraion von Samos (München, 1976).
  • Volumes of the Samos series of archaeological reports published by the Deutsches Archäologisches Institut.
  • 1. V. Milojčić, Die prähistorische Siedlung unter dem Heraion (Bonn, 1961).
  • 2. R. C. S. Felsch, Das Kastro Tigani (Bonn, 1988).
  • 3. A. E. Furtwängler, Der Nordbau im Heraion von Samos (Bonn, 1989).
  • 4. H. P. Isler, Das archaische Nordtor und seine Umgebung im Heraion von Samos (Bonn, 1978).
  • 5. H. Walter, Frühe samische Gefäße (Bonn, 1968).
  • 6.1. E. Walter-Karydi, Samische Gefäße des 6. Jahrhunderts v. Chr. (Bonn, 1973).
  • 7. G. Schmidt, Kyprische Bildwerke aus dem Heraion von Samos (Bonn, 1968).
  • 8. U. Jantzen, Ägyptische und orientalische Bronzen aus dem Heraion von Samos (Bonn, 1972).
  • 9. U. Gehrikg, with G. Schneider, Die Greifenprotomen aus dem Heraion von Samos (Bonn, 2004).
  • 10. H. Kyrieleis, Der große Kuros von Samos (Bonn, 1996).
  • 11. B. Freyer-Schauenburg, Bildwerke der archaischen Zeit und des strengen Stils (Bonn, 1974).
  • 12. R. Horn, Hellenistische Bildwerke auf Samos (Bonn, 1972).
  • 14. R. Tölle-Kastenbein, Das Kastro Tigani (Bonn, 1974).
  • 15. H. J. Kienast, Die Stadtmauer von Samos (Bonn, 1978).
  • 16. W. Martini, Das Gymnasium von Samos (Bonn, 1984).
  • 17. W. Martini and C. Streckner, Das Gymnasium von Samos: das frühbyzantinische Klostergut (Bonn, 1993).
  • 18. V. Jarosch, Samische Tonfiguren aus dem Heraion von Samos (Bonn, 1994).
  • 19. H. J. Kienast, Die Wasserleitung des Eupalinos auf Samos (Bonn, 1995).
  • 20. U. Jantzen with W. Hautumm, W.-R. Megow, M. Weber, and H. J. Kienast, Die Wasserleitung des Eupalinos: die Funde (Bonn, 2004).
  • 22. B. Kreuzer, Die attisch schwarzfigurige Keramik aus dem Heraion von Samos (Bonn, 1998).
  • 24.1. T. Schulz with H. J. Kienast, Die römischen Tempel im Heraion von Samos: die Prostyloi (Bonn, 2002).
  • 25. C. Hendrich, Die Säulenordnung des ersten Dipteros von Samos (Bonn, 2007).

Liên kết ngoài sửa