Sao chổi Shoemaker-Levy 9

Sao chổi Shoemaker-Levy 9 (SL9, tên gọi thiên văn D/1993 F2) là một sao chổi va vào Sao Mộc năm 1994, và các nhà thiên văn đã được chứng kiến lần đầu hiện tượng hai thiên thể trong Hệ Mặt Trời đâm vào nhau. Sự kiện này được báo chí trên thế giới đăng tải và nhiều nhà thiên văn khắp thế giới theo dõi sát. Vụ va chạm gợi mở nhiều thông tin về Sao Mộc, như khí quyển và vai trò của hành tinh này trong việc dọn dẹp rác vũ trụ cho vòng trong của Hệ Mặt Trời.

D/1993 F2
SL9 (Shoemaker-Levy)
Hình chụp sao chổi Shoemaker-Levy 9, bởi kính viễn vọng không gian Hubble ngày 17 tháng 5 năm 1994
Phát hiện
Phát hiện bởiCarolyn, Eugene M. Shoemaker cùng David Levy
Ngày phát hiện24 tháng 3 năm 1993
Tính chất quỹ đạo [ A]
Độ lệch tâm0,9987338[1]
Độ nghiêng94,23333°[1]
Lần cận nhật gần nhất1994
Lần cận nhất kế tiếpĐã va chạm với Mộc Tinh từ ngày 16-22/7/1994
Sao chổi SL9 lao vào Sao Mộc
Hình minh họa của Don Davis.

Lịch sử phát hiện

sửa

Các nhà thiên văn Carolyn Shoemaker, Eugene M. ShoemakerDavid Levy đã khám phá ra sao chổi này, là sao chổi thứ 9 được phát hiện. Nó được định vị vào ngày 24 tháng 3 năm 1993, trong ảnh chụp qua kính viễn vọng Schmidt đường kính 0,46 mét ở Đài thiên văn núi Palomar, California, Hoa Kỳ. Các nghiên cứu nhanh chóng cho thấy sao chổi này không giống các sao chổi đã biết: nó quay quanh Sao Mộc chứ không quay quanh Mặt Trời, dường như bị Sao Mộc hút vào từ một quỹ đạo quanh Mặt Trời trước đó vào những năm đầu của thập kỷ 1970. SL9 nhanh chóng vượt qua giới hạn Roche và bị vỡ thành nhiều mảnh (các quan sát ghi nhận được 21 mảnh) đâm vào khí quyển hành tinh khí khổng lồ.

Vệ tinh của Sao Mộc

sửa

Lúc được khám phá, SL9 đã tan rã thành nhiều mảnh, có đường kính lên đến 2 km, với nguyên nhân được cho là do lực triều của Sao Mộc kéo vỡ từ tháng 7 năm 1992. Các mảnh này sau đó đâm vào khí quyểnnam bán cầu Sao Mộc trong khoảng thời gian từ 16 tháng 7 đến 22 tháng 7 năm 1994, với tốc độ tương đối so với Sao Mộc là 60 kilômét trên giây. Nhiều tháng sau các vụ đâm để lại những vết đen hình tròn trên bề mặt Sao Mộc, được nhiều nhà quan sát miêu tả là còn rõ hơn Vết Đỏ Lớn của hành tinh này.

Hố va chạm

sửa
 
Hố va chạm R (thứ ba từ phải sang) được coi là một tàn tích của sao chổi SL9.

Trong vòng 6 ngày, người ta đã quan sát thấy 21 mảnh của SL9 đâm vào bề mặt Sao Mộc gây ra các hố va chạm. Hố đầu tiên do mảnh A (các mảnh của SL9 được đánh dấu theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Anh từ A đến W) vào lúc 20h13 UTC lao vào khí quyển Sao Mộc với tốc độ khoảng 60 km/s. Các thiết bị trên tàu Galileo quan sát thấy quả cầu lửa đạt nhiệt độ đến 24.000 K (lưu ý nhiệt độ lớp khí quyển Sao Mộc chung quanh đó chỉ khoảng 130 K), và nhanh chóng hạ xuống 1.500 K trong vòng 40 giây.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Dan Burton. “Comet/Jupiter Collision FAQ - Pre-Impact * Freqently Asked Questions about the Collision of Comet Shoemaker-Levy 9 with Jupiter
    Q2.4: What are the orbital parameters of the comet?”
    (bằng tiếng Anh). Department of Physics and Astronomy, Stephen F. Austin State University. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2013. The orbit is very elliptical, with an eccentricity of over 0.998
  1. Benner L.A.M., McKinnon W.B. (1994), Pre-Impact Orbital Evolution of P/Shoemaker-Levy 9, Abstracts of the 25th Lunar and Planetary Science Conference, held in Houston, TX, 14–18 tháng 3 năm 1994., p. 93
  2. Martin T.Z. (1994), Shoemaker-Levy 9: Temperature, Diameter and Energy of Fireballs, DPS meeting #28, Bulletin of the American Astronomical Society, v. 28, p. 1085
  3. Weissman P.R., Carlson R.W., Hui J., Segura M., Smythe W.D., Baines K.H. (1995), Galileo NIMS Direct Observation of the Shoemaker-Levy 9 Fireballs and Fall Back, Abstracts of the Lunar and Planetary Science Conference, v. 26, p. 1483
  4. McGrath M.A., Noll K.S., Weaver H.A., Yelle R.V., Trafton L., Caldwell J. (1995), HST Spectroscopic Observations of Jupiter Following the Impact of Comet Shoemaker-Levy 9, American Astronomical Society, 185th AAS Meeting, Bulletin of the American Astronomical Society, v.26, p. 1374
  5. Ingersoll AP, Kanamori H. (1995), Waves from the collisions of comet Shoemaker-Levy 9 with Jupiter., Nature, v.374, p. 706–8.
  6. Olano, C. A. (1999), Jupiter's Synchrotron Emission Induced by the Collision of Comet Shoemaker-Levy 9, Astrophysics and Space Science, v. 266,p. 347–369
  7. Bauske R., Combi M.R., Clarke J.T. (1999) Analysis of Mid-latitude Auroral Emissions Observed during the Impact of Comet Shoemaker-Levy 9 with Jupiter, Icarus, v. 142, p. 106–15
  8. Brown M.E., Moyer E.J., Bouchez A.H., Spinrad H (1995), Comet Shoemaker-Levy 9: No effect on the Io plasma torus, Geophysical Research Letters, v. 22, p. 1833–1836
  9. Hu Z., Chu Y., Zhang, K. (1996), On Penetration Depth of the Shoemaker-Levy 9 Fragments into the Jovian Atmosphere, Earth, Moon and Planets, v. 73, p. 147–155
  10. Hockey T. (1994), The Shoemaker-Levy 9 spots on Jupiter: Their place in history, Earth, Moon, and Planets (ISSN 0167-9295), v. 66, p. 1–9
  11. McGrath M.A., Yelle R.V., Betremieux Y. (1996), Long-term Chemical Evolution of the Jupiter Stratosphere Following the SL9 Impacts, American Astronomical Society, DPS meeting 28, Bulletin of the American Astronomical Society, V. 28, p. 1149
  12. Bézard B (1997), Long-term response of Jupiter's thermal structure to the SL9 impacts, Planetary and Space Science, v. 45, p. 1251–1270
  13. Moreno R., Marten A., Biraud Y., Bézard B., Lellouch E., Paubert G., Wild W. (2001), Jovian stratospheric temperature during the two months following the impacts of comet Shoemaker-Levy 9, Planetary and Space Science, v. 49, p. 473–486
  14. Nakamura T., Kurahashi H. (1998), Collisional probability of periodic comets with the terrestrial planets - an invalid case of analytic formulation, Astronomical Journal, v. 11, p. 848
  15. Wetherill, G. W. (1994), Possible consequences of absence of Jupiters in planetary systems, Astrophysics and Space Science, v. 212, p. 23–32

Liên kết ngoài

sửa

Tiếng Anh: