Khủng long chân thằn lằn

(Đổi hướng từ Sauropoda)

Sauropoda là một nhánh khủng long hông thằn lằn. Chúng đáng chú ý vì kích thước to lớn của một số loài, và là nhóm bao gồm các loài động vật lớn nhất từng sống trên cạn. Các chi nổi tiếng bao gồm Brachiosaurus, Diplodocus, và Brontosaurus (trước đây từng được xem là danh pháp đồng nghĩa với Apatosaurus). Sauropoda xuất hiện vào cuối kỷ Trias, thời mà chúng có phần giống với Prosauropoda là nhóm liên quan chặt chẽ (và có thể tổ tiên của Sauropoda). Vào cuối kỷ Jura (150 triệu năm trước), chúng đã phổ biến rộng rãi (đặc biệt là Diplodocidae và Brachiosauridae). Đến cuối kỷ Phấn trắng, các nhóm này chủ yếu đã bị thay thế bởi Titanosauria phân bố gần như ở toàn cầu. Tuy nhiên, như với tất cả khủng long khác (trừ một số loài chim), Titanosaurs tuyệt chủng trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-phân đại đệ Tam. Hóa thạch còn lại của Sauropoda đã được tìm thấy trên mọi lục địa, bao gồm cả Nam cực.

Sauropods
Khoảng thời gian tồn tại:
Trias muộnPhấn Trắng muộn, 228–66 triệu năm trước đây
Khung xương trưng bày của Apatosaurus louisae, Bảo tàng Carnegie
Phân loại khoa học e
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
nhánh: Dinosauria
Bộ: Saurischia
Phân bộ: Sauropodomorpha
nhánh: Anchisauria
nhánh: Sauropoda
Marsh, 1878
Cận nhóm[1]
Các đồng nghĩa
  • Opisthocoelia Owen, 1860
  • Cetiosauria Seeley, 1870
  • Diplodocia Tornier, 1913

Các Sauropoda tên được đặt ra bởi Othniel Charles Marsh vào năm 1878, và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp của "chân thằn lằn".

Hóa thạch đầy đủ của Sauropoda là rất hiếm. Nhiều loài, đặc biệt là các loài lớn nhất, được biết là chỉ từ các khúc xương bị cô lập và vỡ vụn. Nhiều mẫu gần hoàn chỉnh thiếu đầu, đuôi và chân.

Tất cả mọi loài khủng long Sauropoda đều ăn thực vật. Một động vật chỉ ăn thực vật cần có bộ rănghàm khác so với động vật ăn thịt. Nó cũng cần một hệ tiêu hóa lớn hơn nhiều để xử lý cây cỏ. Vì thế, Sauropoda trông rất khác so với khủng long chân thú (Theropoda).

Phân loại sửa

So sánh kích cỡ những Sauropoda lớn nhất

Đây là phép phân loại của Wilson & Sereno 1998, Yates 2003, Galton 2001 và Wilson 2002 và sau cùng là Benton (2004).

Phát sinh chủng loài sửa

Phân loại khoa học của Sauropoda nói chung ổn định trong nhiều năm qua, mặc dù vẫn còn một số điểm chưa chắc chắn, như vị trí của các chi Euhelopus, Haplocanthosaurus, Jobaria và họ Nemegtosauridae.

Biểu đồ nhánh gần đây theo Sander và đồng nghiệp (2011):[2]

†Sauropoda

Antetonitrus

Vulcanodon  

Spinophorosaurus

Eusauropoda

Shunosaurus  

Barapasaurus 

Patagosaurus  

Mamenchisauridae

Mamenchisaurus

Omeisaurus  

Cetiosaurus

Jobaria

Neosauropoda

Haplocanthosaurus  

Diplodocoidea
Rebbachisauridae

Limaysaurus

Nigersaurus  

Dicraeosauridae

Amargasaurus  

Dicraeosaurus  

Diplodocidae

Apatosaurus  

Barosaurus

Diplodocus  

Macronaria

Camarasaurus

Titanosauriformes

Brachiosaurus  

Phuwiangosaurus

Titanosauria

Malawisaurus

Saltasauridae

Rapetosaurus  

Isisaurus

Opisthocoelicaudia

 

Saltasaurus

 

Chú thích sửa

  1. ^ Holtz, Thomas R. Jr. (2012). Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages (PDF). Random House.
  2. ^ Sander P. M., Christian A., Clauss M., Fechner R., Gee C. T., Griebeler E. M., Gunga H. C., Hummel J. R., Mallison H., Perry, et al. 2011. Biology of the sauropod dinosaurs: the evolution of gigantism. Biol. Rev. 86(1): 117–155. doi:10.1111/j.1469-185X.2010.00137.x

Tham khảo sửa