Settsu (thiết giáp hạm Nhật)

Settsu (tiếng Nhật: 摂津 ) là chiếc thiết giáp hạm thứ hai trong số hai chiếc trong lớp Kawachi thuộc thế hệ dreadnought của Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó được chế tạo tại xưởng hải quân Kure và được hạ thủy vào năm 1910. Tên của chiếc thiết giáp hạm được đặt theo tỉnh cũ Settsu, ngày nay là một phần của tỉnh Osaka. Chiếc thiết giáp hạm chị em với nó, Kawachi, có một mũi tàu dạng thẳng đứng thay vì mũi tàu dạng cắt sóng như của Settsu.

Thiết giáp hạm Settsu vào năm 1910
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt hàng 1907
Xưởng đóng tàu Xưởng hải quân Kure
Đặt lườn 18 tháng 1 năm 1909
Hạ thủy 30 tháng 3 năm 1911
Hoạt động 1 tháng 7 năm 1912
Xóa đăng bạ 1 tháng 10 năm 1924
Số phận Cải biến thành tàu mục tiêu năm 1924
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp thiết giáp hạm Kawachi
Trọng tải choán nước 21.443 tấn
Chiều dài 152,4 m (500 ft) mực nước; 162,5 m (533 ft) chung
Sườn ngang 25,6 m (84 ft)
Mớn nước 8,5 m (27 ft 11 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước Curtiss
  • 16 × nồi hơi Miyabara
  • 2 × trục
  • công suất 15.000 mã lực (11,2 MW) (thử máy);
  • 25.000 mã lực (18,6 MW) (hoạt động)
Tốc độ
  • 33,9 km/h (18,3 knot) (thử máy);
  • 38 km/h (20,5 knot) (hoạt động)
Tầm hoạt động
  • 1.100 tấn than (tối đa 2.300 tấn);
  • 400 tấn dầu
Thủy thủ đoàn 986
Vũ khí
  • 4 × pháo 305 mm (12 inch)/50 caliber (2×2)
  • 8 × pháo 305 mm (12 inch)/45 caliber (4×2)
  • 10 × pháo 152 mm (6 inch)/45 caliber
  • 8 × pháo 120 mm (4,7 inch)/40 caliber
  • 8 × pháo 76 mm (3 inch)/40 caliber
  • 4 × pháo 76 mm (3 inch)/25 caliber
  • 4 × súng máy 6,5 mm
  • 5 × ống phóng ngư lôi 457 mm (18 inch)
Bọc giáp
  • đai giáp chính: 100-305 mm (4-12 inch)
  • sàn tàu: 30 mm (1,25 inch)
  • tháp pháo: 180-240 mm (7-9,5 inch)
  • bệ tháp pháo: 280 mm (11 inch)
  • tháp chỉ huy: 254 mm (10 inch)

Thiết kế và phát triển sửa

Settsu được đặt hàng trong Chương trình Phát triển Hạm đội 1907 như một trong những bước đầu tiên nhằm thực hiện toàn bộ Chương trình Hạm đội 8-8. Hải quân Đế quốc Nhật Bản đề xướng một lực lượng hạm đội bao gồm tám thiết giáp hạm hàng đầu như là lực lượng tối thiểu cần thiết để chống lại mối đe dọa tiềm tàng của Trung Quốc, Nga hoặc Hoa Kỳ. Việc chế tạo bị trì hoãn do đợt suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng. Các khẩu pháo 305 mm (12 inch) được đặt mua từ Anh Quốc, trong khi các động cơ turbine Brown-Curtis công suất 25.000 mã lực (18.650 kW) được chế tạo theo giấy phép nhượng quyền bởi Kawasaki Heavy Industries ngay tại Nhật.

Lịch sử hoạt động sửa

Thế Chiến I sửa

Được đưa vào hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 1912, Settsu tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất, và được giao nhiệm vụ tuần tra các con đường vận chuyển hàng hải phía Nam Nhật Bản, tại biển Nam Trung QuốcHoàng Hải, như những nỗ lực tham gia chiến tranh của họ theo những thỏa thuận của Liên minh Anh-Nhật. Nó cũng tham gia trận Tsingtao.

Giữa hai cuộc thế chiến sửa

Sau chiến tranh, Settsu đã đón Nhật hoàng Taishō lên tàu trong cuộc duyệt binh hải quân được tổ chức ngoài khơi Yokohama ngày 28 tháng 10 năm 1918.

Settsu được cho ngừng hoạt động tại Kure vào năm 1922 theo những thỏa thuận của Hiệp ước Hải quân Washington, vũ khí và vỏ giáp của nó được tháo bỏ. Nó chính thức được gạch tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 10 năm 1924.

Vào năm 1924, thân chiếc Settsu được cải biến thành một tàu mục tiêu có lượng rẽ nước 16.130 tấn và đạt được tốc độ 30 km/h (16 knot). Một phòng nồi hơi cùng ống khói được tháo bỏ, vỏ giáp được tăng cường để chịu đựng những phát đạn pháo 203 mm và bom thực hành 30 kg. Từ tháng 10 năm 1935 đến năm 1937, hệ thống điều khiển vô tuyến được bổ sung, cho phép người điều khiển vận hành nó từ chiếc tàu khu trục "mẹ" Yūkaze. Lớp vỏ giáp trên sàn tàu, ống khói và cầu tàu cũng được bổ sung để tăng khả năng chịu đựng những phát bắn trúng.

Thế chiến II sửa

Trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, con tàu mục tiêu được giữ ở biển Nội địa Nhật Bản, và được sử dụng trong việc huấn luyện ném bom và phóng ngư lôi. Nó bị máy bay của Hải quân Hoa Kỳ đánh chìm vào ngày 24 tháng 7 năm 1945 tại Etajima. Sau chiến tranh, thân tàu được vớt lên và tháo dỡ vào năm 1947.

Những hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  • Brown, D. K. (1999). Warrior to Dreadnought, Warship Development 1860-1906. Naval Institute Press. ISBN 1-84067-529-2.
  • Evans, David (1979). Kaigun: Strategy, Tactics, and Technology in the Imperial Japanese Navy, 1887-1941. US Naval Institute Press. ISBN 0870211927.
  • Howarth, Stephen (1983). The Fighting Ships of the Rising Sun: The Drama of the Imperial Japanese Navy, 1895-1945. Atheneum. ISBN 0689114028.
  • Jentsura, Hansgeorg (1976). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. Naval Institute Press. ISBN 087021893X.
  • Taylor, Michael J.H. (1990). Jane's Fighting Ships of World War I. Studio. ISBN 1-85170-378-0.

Liên kết ngoài sửa