Siêu đô la (tiếng Anh: superdollar, superbill hay supernote) là từ dùng để chỉ những tờ tiền giả 100 đô la Mỹ rất tinh vi[1] mà theo chính phủ Mỹ là do các tổ chức và chính phủ chưa rõ danh tính tạo ra.[2][3] Cái tên này bắt nguồn từ thực tế những tờ tiền giả này có chất lượng còn vượt qua cả tiền thật.[4] Năm 2011 các nguồn của chính phủ nói rằng "những tờ tiền giả (này) được lưu hành toàn cầu từ cuối những năm 80 cho đến ít nhất là tháng 7 năm 2000" trong một phiên tòa dẫn độ. Nhiều tổ chức khác nhau đã bị tình nghi làm ra những tờ tiền này và các ý kiến quốc tế cũng rất khác nhau về nguồn gốc của chúng. Chính phủ Mỹ tin rằng rất có khả năng phần lớn những tờ tiền giả đã được sản xuất ở Bắc Triều Tiên.[5] Hơn 35 triệu USD bằng tờ 100 đô la đã được làm ra bởi những tên tội phạm người Anh bị bắt giữ năm 2002. Các nguồn khác nhắc đến cả những băng nhóm tội phạm ở Iran, Nga, Trung Quốc hay Syria.

Có nhiều tờ tiền 100$ được lưu hành ở châu Á, nơi tiền đô thường được xem là an toàn để đầu tư hơn là tiền nội địa, hơn là ở Mỹ. Nhiều vụ bắt giữ tiền siêu đô la có dính dáng đến những người gốc Triều Tiên, Nga và Trung Đông.

Các nguồn đã được xác nhận

sửa

Năm 2005, những tên tội phạm người Anh, Anatasios Arnaouti và 4 kẻ khác, đã bị buộc tội âm mưu sản xuất tiền giả ở Anh. Chúng đã bị bắt năm 2002 trong một chiến dịch có sự tham gia của Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ. Trong số tiền giả bị phát hiện có 3,5 triệu USD bằng tờ 100$ mà theo các chuyên gia của Ngân hàng Anh chúng được làm vô cùng tinh vi. Cảnh sát nói rằng "nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế của Anh và Mỹ là rất lớn".[6][7] Thợ in thừa nhận đã tạo ra 350.000 tờ 100$, tức 35 triệu USD, trong hơn 18 tháng.[8] Băng nhóm này đã sử dụng các thiết bị có công xuất in 1 triệu bảng mỗi ngày và khoe rằng chúng đã in 500.000 USD tiền giả mỗi ngày.[6][9]

Những nguồn có thể

sửa

Bắc Triều Tiên

sửa

Trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran sử dụng kỹ thuật in chìm để in nội tệ, tương tự như Hoa Kỳ và các nước khác. Một số người suy đoán rằng Iran đã dùng kỹ thuật này để in siêu đô la.[10][11]

Khác

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Một số nguồn cũng coi những tờ đô la mệnh giá cao khác ví dụ như tờ tiền giả 50$ là "superdollars," "supernotes," hay "superbills."
  2. ^ Weinberg, Michael (ngày 1 tháng 3 năm 2008). Careers in Crime: An Applicant's Guide. Andrews McMeel Publishing. tr. 61. ISBN 978-0-7407-5708-2. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2011.
  3. ^ Counterfeit U.S. currency abroad issues and U.S. deterrence efforts: report to the Honorable John M. Spratt, Jr., House of Representatives. DIANE Publishing. tr. 52. ISBN 978-1-4289-7980-2.
  4. ^ Iain Mills (ngày 7 tháng 4 năm 2011). “North Korea's Collapsing Economy Opens Door for Criminal Gangs”. World Politics Review. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  5. ^ Nanto, Dick K. North Korean Counterfeiting of U.S. Currency. ngày 12 tháng 6 năm 2009.
  6. ^ a b “Counterfeit money gang is jailed”. BBC. ngày 13 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “bbc-20050613” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ “Gang members jailed in fake cash scam”. Manchester Evening News. ngày 1 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  8. ^ Bethan Dorsett (ngày 13 tháng 8 năm 2007). “Master forger sent to prison”. Manchester Evening News. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  9. ^ Nigel Bunyan (ngày 14 tháng 6 năm 2005). “Gang jailed for £10m counterfeit operation”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ Kevin G. Hall (ngày 10 tháng 1 năm 2008). “U.S. counterfeiting charges against N. Korea based on shaky evidence”. McClatchy Newspapers. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2008.
  11. ^ Christopher Drew and Stephen Engelberg (ngày 27 tháng 2 năm 1996). “Super-Counterfeit $100's Baffle U.S.”. New York Times. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2009.