FA Charity Shield 1998

trận siêu cúp bóng đá Anh
(Đổi hướng từ Siêu cúp Anh 1998)

Siêu cúp Anh 1998 (hay còn được biết đến với cái tên AXA FA Charity Shield vì lý do tài trợ) là một trong những trận siêu cúp Anh, trận bóng đá được tổ chức thường niên bởi Liên đoàn bóng đá Anh diễn ra giữa hai nhà vô địch của Giải bóng đá Ngoại hạng AnhCúp FA mùa giải trước đó. Trận siêu cúp Anh lần thứ 76 này khởi tranh vào ngày 9 tháng 8 năm 1998 giữa Arsenal – đội bóng đã giành cú đúp chức vô địch quốc gia và cúp FA mùa bóng trước, với Manchester United – đội bóng đã giành vị trí á quân tại giải vô địch quốc gia. Với 67.342 khán giả đến sân vận động Wembley, Arsenal đã giành thắng lợi 3-0 chung cuộc trong trận này.

Siêu cúp Anh 1998
Áp phích cho trận đấu
Ngày9 tháng 8 năm 1998[1]
Địa điểmSân vận động Wembley, Luân Đôn
Cầu thủ xuất sắc
nhất trận đấu
Marc Overmars (Arsenal)[2]
Trọng tàiGraham Poll (Hertfordshire)
Khán giả67.342
Thời tiếtTốt
22 °C (72 °F)[3]
1997
1999

Đây là lần hiện diện thứ 18 của Manchester United tại siêu cúp Anh, còn đối với Arsenal là lần thứ 14. Manchester United bắt đầu trận đấu mạnh mẽ hơn đối thủ, tuy nhiên Arsenal đã vượt lên dẫn trước khi Marc Overmars ghi bàn vào 11 phút trước khi kết thúc hiệp một. Họ đã nới rộng cách biệt trong hiệp hai, khi Overmars và Nicolas Anelka kiến tạo cho Christopher Wreh để anh này đệm bóng vào lưới trống ở cú đá tiếp theo. Đến phút thứ 72, Arsenal ấn định thắng lợi 3-0 khi Anelka lách qua Jaap Stam trong vòng cấm địa rồi sút tung lưới Peter Schmeichel.

Chiến thắng của Arsenal trong trận đấu là thất bại đầu tiên của Manchester United trong các trận siêu cúp sau 13 năm. Hai đội sau đó đã gặp lại nhau tại bán kết cúp FA, và Man United đã giành chiến thắng trong trận đấu lại. Quỷ đỏ thành Manchester kết thúc giải vô địch quốc gia với một điểm hơn Arsenal và sau đó giành thêm cúp FA và cúp C1 châu Âu, qua đó hoàn tất cú ăn ba trong mùa bóng 1998-99.

Thông tin trước trận

sửa
 
Sân vận động Wembley là nơi tổ chức trận siêu cúp lần thứ 25.

Được khởi đầu vào năm 1908 như là một phần của Cúp bóng đá Luân Đôn,[4] Siêu cúp Anh là một cuộc đối đầu giữa hai nhà vô địch của Football LeagueSouthern League, cho đến năm 1913 là cuộc đối đầu giữa Amateurs XI và Professionals XI.[5] Năm 1921, giải đấu lần đầu tiên được quy định là một cuộc đối đầu giữa nhà vô địch giải đấu hạng cao nhất và đội vô địch FA Cup.[6][nb 1] Trận đấu bắt đầu được diễn ra ở sân Wembley từ năm 1974.[8]

Arsenal dự trận siêu cúp với tư cách là nhà vô địch Ngoại hạng Anh 1997-98.[9] Mặc dù vào cuối tháng 2 họ kém 12 điểm so với đội đầu bảng Manchester United nhưng với một chuỗi 9 trận thắng và đỉnh cao là trận thắng 4-0 trước Everton vào ngày 3 tháng 5 năm 1998 đã giúp Arsenal đoạt cúp vô địch quốc gia.[10] Arsenal sau đó đã đánh bại Newcastle United 2-0 trong trận chung kết Cúp FA 1998 để hoàn tất cú đúp giải quốc nội.[11] Do các Pháo thủ giành cú đúp danh hiệu nên đối thủ của họ trong trận siêu cúp là đội á quân giải vô địch quốc gia - Manchester United.[9]

Cuộc chạm trán gần nhất giữa hai đội là tại Giải bóng đá Ngoại hạng Anh vào ngày 14 tháng 3 năm 1998, với bàn thắng trong hiệp hai của Marc Overmars đã giúp Arsenal giành chiến thắng 1-0 tại Old Trafford.[12][13] Arsenal là đội bóng duy nhất trong mùa giải 1997-98 đánh bại Man United ở cả sân nhà và sân khách, trong đó chiến thắng trên sân nhà với tỷ số 3-2.[14] Huấn luyện viên của Arsenal, Arsène Wenger đã nhận xét trận đấu "là cơ hội để chúng tôi thử nghiệm cho các cầu thủ đội một cùng nhau đối đầu với đối thủ hàng đầu" trước khi chiến dịch bảo vệ chức vô địch quốc gia của họ bắt đầu vào tuần sau.[15] Còn huấn luyện viên của Manchester United, Alex Ferguson còn đang lo lắng về trận đối đầu với ŁKS Łódź ở vòng loại thứ hai UEFA Champions League vào ba ngày sau. Ông cảm thấy trận đấu với Arsenal sẽ tạo động lực cho các cầu thủ của ông và tích lũy nhiều kinh nghiệm cho trận đấu sắp tới.[16]

Trận đấu còn được gọi với cái tên "The AXA FA Charity Shield" (Siêu cúp Anh tài trợ bởi AXA), như là một phần của thỏa thuận tài trợ giữa Liên đoàn bóng đá Anh và tập đoàn bảo hiểm AXA của Pháp, ký kết vào tháng 7 năm 1998. Thỏa thuận này cũng làm cho Cúp FA có tên là "Cúp FA tài trợ bởi AXA" trong thời gian bốn năm.[17]

Diễn biến

sửa

Đội hình

sửa

Cầu thủ chạy cánh của Manchester United Jesper Blomqvist bị rút khỏi danh sách thi đấu do chấn thương mắt cá chân, còn Roy Keane đã đủ thể lực để ra sân trong trận đấu chính thức đầu tiên sau 11 tháng chữa trị chấn thương dây chằng.[18][19] Hậu vệ Jaap Stam, cầu thủ ký hợp đồng cho Man United hồi tháng 5,[20] có lần đầu ra mắt trong màu áo câu lạc bộ mới, đá cặp với hậu vệ Ronny Johnsen.[21] Với Arsenal, bản hợp đồng mới Nelson Vivas ngồi trên băng ghế dự bị khi bắt đầu trận đấu,[22] mặc dù dự kiến là sẽ có màn ra mắt trong đội hình xuất phát,[23] còn Dennis Bergkamp đá cặp với Nicolas Anelka ở hàng công.[24]

Arsenal sử dụng sơ đồ chiến thuật truyền thống 4-4-2: hàng hậu vệ bốn người (cánh trái và phải mỗi bên 2 hậu vệ), hàng tiền vệ cũng có 4 cầu thủ (2 ở trung tâm, mỗi cánh một tiền vệ) và 2 tiền đạo. Manchester United tổ chức đội hình có sự khác biệt: Paul Scholes thi đấu ở phía trên hàng tiền vệ với vai trò hỗ trợ từ phía sau cho tiền đạo cắm, Andy Cole. Đội bóng được sắp xếp theo sơ đồ 4-4-1-1.[25]

Tóm tắt trận đấu

sửa

Với nhiệt độ bề mặt sân là 30 °C (86 °F),[2] Manchester United có được lợi thế tốt nhất của họ trong trận đấu từ rất sớm, trong khi bộ đôi Patrick VieiraEmmanuel Petit của Arsenal đã được xếp cùng nhau. Manchester United đã tạo ra cơ hội đầu tiên của họ bắt đầu từ David Beckham, người bị các khán giả la ó suốt trận và nằm trong sự chú ý của các cổ động viên khi họ đổ lỗi cho anh là kẻ đã khiến đội tuyển Anh bị loại khỏi Giải bóng đá vô địch thế giới 1998.[25][nb 2] Đường chuyền của anh đến chân Scholes, và cơ hội của anh này đã bị thủ thành của Arsenal David Seaman cản phá. Mặc dù Man United là đội có khởi đầu tốt nhưng Arsenal lại là đội vươn lên dẫn trước. Vieira đã dẫn bóng xuống phía cánh phải của vòng cấm địa rồi chuyền bóng đến phía Bergkamp và Anelka. Bergkamp nhận bóng trước, sau đó giật gót cho Anelka. Mặc dù Anelka không thể điều khiển bóng một cách tốt nhất, nhưng anh đã tạo ra áp lực lên Johnsen trong hàng phòng ngự của Manchester United và cản trở sự nỗ lực lấp khoảng trống của cầu thủ người Na Uy này. Bóng lăn qua rìa vòng cấm và đến chân Overmars, anh này đã kết thúc bằng một cú đá chân phải vượt qua Peter Schmeichel bay vào lưới.[21] Đến phút thứ 42, Keane có một cú sút xa với khoảng cách 25 thước Anh (23 m) buộc Seaman phải cứu nguy.[2]

Arsenal đã làm chủ trận đấu trong hiệp hai, và họ đã nới rộng cách biệt ở phút thứ 57. Từ phía cánh trái, Overmars sử dụng tốc độ để vượt qua Gary Neville, chuyền bóng cho Anelka, anh đã di chuyển và chuyền bóng đến chân Christopher Wreh. Peter Schmeichel đã chặn được cú sút đầu tiên của cầu thủ người Liberia bằng chân, nhưng anh đã không thể chặn lại cú đá thứ hai, và sau đó là pha nhào lộn ăn mừng của Wreh. Dù phải nhận bàn thua nhưng Man United vẫn không chịu lép vế so với Arsenal; hậu vệ Martin Keown suýt đưa bóng về lưới nhà từ quả phạt góc của Ryan Giggs.[2] Cả hai đội đã có những sự thay đổi trong ba quyền thay người cuối cùng của trận đấu, ví dụ như Man Utd có Teddy Sheringham vào và Andy Cole cầu thủ hiếm khi tấn công được cho ra nghỉ; Arsenal có Luís Boa Morte vào và Emmanuel Petit ra nghỉ. Arsenal đã có được bàn thắng thứ 3 ở phút thứ 72, khi đường chuyền của Parlour đến chân Anelka, anh này đã vượt qua Stam và sút bóng qua Schmeichel vào góc hẹp, góc bên trong gần nhất từ phía thủ môn.[21] Gần cuối trận Sheringham bỏ lỡ một cơ hội ghi bàn, từ một cú sút xa.[27]

Kết quả chi tiết

sửa
Arsenal3–0Manchester United
Overmars   34'
Wreh   57'
Anelka   72'
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Arsenal
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Manchester United
TM 1   David Seaman
HV 2   Lee Dixon   81'
HV 6   Tony Adams (c)   80'
HV 14   Martin Keown   22'
HV 3   Nigel Winterburn
TV 15   Ray Parlour
TV 17   Emmanuel Petit   73'
TV 4   Patrick Vieira   84'
TV 11   Marc Overmars   67'
9   Nicolas Anelka
10   Dennis Bergkamp   46'
Dự bị:
TM 13   Alex Manninger
HV 5   Steve Bould   80'
HV 7   Nelson Vivas
TV 16   Stephen Hughes   67'
TV 18   Gilles Grimandi   84'
TV 21   Luís Boa Morte   73'
12   Christopher Wreh   46'
Huấn luyện viên:
  Arsène Wenger
 
TM 1   Peter Schmeichel
HV 2   Gary Neville   3'
HV 5   Ronny Johnsen
HV 6   Jaap Stam
HV 3   Denis Irwin   26'
TV 7   David Beckham
TV 8   Nicky Butt   53'
TV 16   Roy Keane (c)   76'
TV 11   Ryan Giggs   70'
18   Paul Scholes   70'
9   Andy Cole   70'
Dự bị:
TM 31   Nick Culkin
HV 4   David May
HV 12   Phil Neville   79'   70'
HV 21   Henning Berg   76'
TV 25   Jordi Cruyff   70'
10   Teddy Sheringham   70'
20   Ole Gunnar Solskjær   53'
Huấn luyện viên:
  Alex Ferguson
Cầu thủ xuất sắc nhất trận
Trọng tài

Luật

  • 90 phút chính thức.
  • Penalty nếu tỷ số hòa.
  • 7 cầu thủ dự bị.
  • Nhiều nhất 6 quyền thay người.

Nguồn:[29]

Thống kê

sửa
Số liệu về[24] Arsenal Manchester United
Bàn thắng 3 0
Kiểm soát bóng 55% 45%
Số cú sút trúng đích 7 2
Số cú sút không trúng đích 1 3
Phạt góc 2 11
Việt vị 3 5
Thẻ vàng 2 3
Thẻ đỏ 0 0

Sau trận đấu

sửa
 
Arsène Wenger đã ngạc nhiên về chiến thắng của Arsenal

Kết quả đã đánh dấu thất bại đầu tiên trong các trận Siêu cúp của Man United sau 13 năm,[2] và là lần thứ chín Arsenal giành danh hiệu siêu cúp.[30] Arsenal cũng trở thành câu lạc bộ đầu tiên từ phía Nam[nb 3] sau Tottenham Hotspur vào năm 1962 giành siêu cúp Anh hoàn toàn.[nb 4][2] Wenger đã nhận xét về tỷ số là "không ngờ tới" và cho rằng bàn thắng đầu tiên là điểm mấu chốt của trận đấu, đồng thời nhắc đến các yếu tố tác động từ thời tiết.[33][34] Ông đã hài lòng về các cầu thủ quốc tế của đội bóng, những người đã tham dự World Cup, đã chiến đấu với tính cạnh tranh của cuộc đối đầu. Wenger tin rằng kết quả đã tạo cho Arsenal một nền tảng tâm lý cho chiến dịch chinh phục UEFA Champions League, khi đội bóng lên kế hoạch lấy sân vận động Wembley làm sân nhà để thi đấu ở giải này. Bergkamp nhận thấy kết quả trận đấu đã chứng tỏ Arsenal đã chuẩn bị hành trang như thế nào cho việc bảo vệ chức vô địch giải Ngoại hạng: "Chúng tôi vẫn có được tinh thần như nhau và điều đó sẽ tạo nên nền tảng cho mùa giải năm nay. Đây là một khởi đầu tốt. Tuy nhiên việc bảo vệ chức vô địch lại là điều chông gai."[33]

Ferguson đã thừa nhận đội bóng bị thất bại, với những khía cạnh tốt hơn và đồng ý với quan điểm của Wenger rằng bàn thắng đầu tiên chính là bước ngoặt của trận đấu.[21][35] Ông đã nhận thấy Keane đã có tiến triển trong trận đấu sau 11 tháng dưỡng thương và tự tin đội bóng của ông sẽ có phong độ tốt hơn trong trận đấu với LKS Łódź vào thứ 4 tuần sau.[35] Schmeichel nhận thấy trận đấu tại vòng loại Champions League sắp tới quan trọng hơn so với trận siêu cúp, trận đấu mà anh coi chỉ là một trận trước mùa giải.[36] Ferguson đã dự đoán một thách thức khác đến từ Arsenal ở giải Ngoại hạng: "Tôi nghĩ rằng các bạn có thể là một đội mạnh trong bốn đội để cạnh tranh chức vô địch giải ngoại hạng, nhưng tôi nghĩ rằng Arsenal mới là thách thức lớn nhất.[35]

Ba ngày sau trận siêu cúp, Man United đã đánh bại LKS Łódź 2-0 và được tham dự vòng bảng Champions League sau trận hòa không bàn thắng vào hai tuần sau đó.[37][38] Arsenal đã có mặt trong hai cuộc đối đầu giữa các Pháo thủ với Quỷ đỏ thành Manchester, lượt đi là chiến thắng 3-0 tại Highbury vào tháng 9 năm 1998,[39] và lượt về là trận hòa 1-1 tại Old Trafford vào tháng 2 năm 1999.[40] Hai đội bám đuổi nhau đến ngày hạ màn để giành chức vô địch, nhưng chiến thắng 2-1 của Man United trước Tottenham giúp Quỷ đỏ kết thúc mùa giải với một điểm nhiều hơn Arsenal.[41] Hai đội bóng đã gặp nhau thêm hai lần trong mùa giải đó tại bán kết cúp FA và trận đấu đã được định đoạt bởi trận đá lại sau 90 phút đầu tiên không có bàn thắng nào được ghi.[42] Trong trận đấu lại, Manchester United giành chiến thắng trong hiệp phụ với bàn thắng được ghi bởi Giggs.[43] Man United sau đó đã giành chiến thắng trong trận Chung kết Cúp FA 1999 khi đánh bại Newcastle 2-0.[44] Tại Champions League, Arsenal không thể vượt qua vòng bảng[45] còn Manchester United đã lọt tới trận chung kết, và họ đánh bại Bayern München để giành chức vô địch cúp C1 lần thứ hai.[46] Do đó đoàn quân của Alex Ferguson đã hoàn tất cú ăn ba trong một mùa.[47]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Giải bóng đá Ngoại hạng Anh là cái tên được thay thế từ Giải bóng đá Hạng nhất Anh (cũ) trong hệ thống bóng đá Anh từ 1992[7]
  2. ^ Beckham bị đuổi khỏi sân vì đã đá vào Diego Simeone ở vòng thứ 2 (16 đội) tại World Cup 1998 trong trận gặp Argentina. Việc Beckham bị đuổi khỏi sân khiến anh này thành mục tiêu của sự chỉ trích và dè bỉu trên các phương tiện truyền thông và người hâm mộ. Cầu thủ này trở thành kẻ chịu tội cho sự thất bại bẽ bàng của đội tuyển quốc gia trên chấm penalty.[26]
  3. ^ Là đội bóng đến từ các khu vực phía Nam nước Anh. Ban đầu là những câu lạc bộ nghiệp dư, nên tính chuyên nghiệp trong bóng đá đã không được chấp nhận một cách dễ dàng ở phía Nam như ở khu vực phía Bắc. Đến mùa bóng 1893-94, Arsenal (dưới cái tên Woolwich Arsenal) trở thành đội chuyên nghiệp và trở thành câu lạc bộ đầu tiên ở phía Nam đủ điều kiện dự giải ở phía Bắc - Football League. Ngay năm sau đó là sự thành lập Southern Football League, được tạo nên bởi các đội nghiệp dư và chuyên nghiệp ở đây. Đến mùa bóng 1920-21, các giải đấu cao nhất thuộc Southern Football League đã hợp nhất vào Football League, nhằm tạo ra giải hạng ba.[31][32]
  4. ^ Ở đây là việc không phải chia sẻ danh hiệu.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “The week's fixtures with ticket prices and booking information”. The Guardian. London. 8 tháng 8 năm 1998. tr. A11.
  2. ^ a b c d e f Moore, Glenn (10 tháng 8 năm 1998). “Football: Arsenal show United little charity”. The Independent. London. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ “History for London City, United Kingdom”. Weather Underground. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Abandonment of the Sheriff Shield”. The Observer. London. ngày 19 tháng 4 năm 1908. tr. 11.
  5. ^ “The F.A. Charity Shield”. The Times. London. ngày 7 tháng 10 năm 1913. tr. 10.
  6. ^ Ferguson, Peter (ngày 4 tháng 8 năm 2011). “The FA Community Shield history”. mcfc.co.uk. Manchester City FC. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2014. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  7. ^ Fynn, Alex (ngày 2 tháng 12 năm 2001). “Continental or the full English?”. The Observer. London. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  8. ^ “The FA Community Shield history”. TheFA.com (The Football Association). Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2015.
  9. ^ a b “Arsenal soon back in the groove”. Courier Mail. Queensland. ngày 10 tháng 8 năm 1998. tr. 48.
  10. ^ Lacey, David (ngày 4 tháng 5 năm 1998). “Gunners rest their case for the defence”. The Guardian. London. tr. A3.
  11. ^ “Arsenal at the double”. BBC News (British Broadcasting Corporation). ngày 16 tháng 5 năm 1998. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2013.
  12. ^ “Arsenal v Manchester United head-to-head record”. United Mad. Digital Sports Group. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  13. ^ “Overmars keeps title race alive”. BBC News (British Broadcasting Corporation). ngày 14 tháng 3 năm 1998. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  14. ^ “Manchester United – 1997–98”. Statto Organisation. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  15. ^ Hart, Michael (ngày 7 tháng 8 năm 1998). “Arsenal need spirit to cure the hangover”. London Evening Standard. tr. 71.
  16. ^ Cass, Bob (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Keane to succeed”. The Mail on Sunday. London. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2015.(cần đăng ký mua)
  17. ^ “F.A. Gets Four Year AXA Sponsorship”. Newsline. Mediatel Group. ngày 23 tháng 7 năm 1998. Truy cập 23 tháng 11 năm 2015.
  18. ^ Brodkin, Jon (ngày 7 tháng 8 năm 1998). “Blomqvist out as Keane eyes return”. The Guardian. London. tr. B6.
  19. ^ Millar, Steve (ngày 12 tháng 8 năm 1998). “Keane can't wait for the sparks to fly”. The Mirror. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  20. ^ Maddock, David (ngày 6 tháng 5 năm 1998). “Stam's arrival relieves the gloom for United”. The Times. London. tr. 41.
  21. ^ a b c d Holt, Oliver (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Arsenal warm to their second home”. The Times. London. tr. 32.
  22. ^ “Wenger is gunning for domestic success”. The Herald. Glasgow. ngày 17 tháng 8 năm 1998. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  23. ^ Martin, Andrew (ngày 9 tháng 8 năm 1998). “Charity and faith is Vivas' hope”. The Independent. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  24. ^ a b Dillon, John (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Wenger's hot shots have fun in the sun; Arsenal 3 Man Utd 0”. The Mirror. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  25. ^ a b Lacey, David (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Wenger's all-stars write an epitaph to United; FA Charity Shield Arsenal 3 Manchester United 0: Overmars sets Double winners on way to victory that promises more success”. The Guardian. London. tr. 21.
  26. ^ Hill, Dave (ngày 15 tháng 8 năm 1998). “Beckham”. The Independent. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  27. ^ “Boo-boy Beckham fails to paper over Ferguson's cracks”. Birmingham Mail. ngày 10 tháng 8 năm 1998.
  28. ^ a b c d O'Malley, Peter biên tập (ngày 9 tháng 8 năm 1998). “Official Matchday Programme”: 66. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  29. ^ Hunt, Chris biên tập (ngày 22 tháng 8 năm 1998). “Match Facts”. Match. Peterborough: EMAP Pursuit Publishing: 6.
  30. ^ Ross, James (ngày 15 tháng 8 năm 2013). “List of FA Charity/Community Shield Matches”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation (RSSSF). Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  31. ^ Tomlinson, Alan (2010). A Dictionary of Sports Studies. Oxford University Press. tr. 196. ISBN 0-19-921381-X.
  32. ^ Freeman, Nicholas (2011). 1895: Drama, Disaster and Disgrace in Late Victorian Britain. Edinburgh University Press. tr. 39. ISBN 0-7486-4056-8.
  33. ^ a b Lipton, Martin (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Fans will make it hell for Beckham”. Daily Mail. London. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2015.(cần đăng ký mua)
  34. ^ Dorward, Philip (ngày 10 tháng 8 năm 1998). “Charity Shield victory gives Arsenal important psychological edge over Old Trafford rivals”. The Scotsman. Edinburgh. tr. 21.
  35. ^ a b c “Arsene approves of that Wembley winning habit”. Herald Express. Torquay. ngày 10 tháng 8 năm 1998. tr. 32.
  36. ^ “Man U on new ground in early cup clash”. Hobart Mercury. ngày 12 tháng 8 năm 1998. tr. 25.
  37. ^ Pierson, Mark (ngày 14 tháng 8 năm 1998). “Roving role is fine by Giggs”. The Independent. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  38. ^ Hodgson, Guy (ngày 27 tháng 8 năm 1998). “United poles apart from Lodz”. The Independent. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  39. ^ Barber, Graham (ngày 21 tháng 9 năm 1998). “Ten-man United shot down by Gunners”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2015. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  40. ^ Hodgson, Guy (ngày 18 tháng 2 năm 1999). “United rescued by Cole”. The Independent. London. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  41. ^ Holt, Oliver; Dickinson, Matt (ngày 17 tháng 5 năm 1999). “One down, two to go for United”. The Times. London. tr. 25.
  42. ^ Holt, Oliver (ngày 12 tháng 4 năm 1999). “Odds grow longer on treble chance”. The Times. London. tr. 29.
  43. ^ “Giggs magic sinks Gunners”. BBC News (British Broadcasting Corporation). ngày 14 tháng 4 năm 1999. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  44. ^ “Double joy for United”. BBC News (British Broadcasting Corporation). ngày 22 tháng 5 năm 1999. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  45. ^ Tongue, Steve (ngày 26 tháng 11 năm 1998). “Parlour off as Arsenal go out”. The Independent. London. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2014.
  46. ^ “Treble joy for United fans”. BBC News (British Broadcasting Corporation). ngày 27 tháng 5 năm 1999. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  47. ^ “United crowned kings of Europe”. BBC News (British Broadcasting Corporation). ngày 26 tháng 5 năm 1999. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa