Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 2)

Mùa thứ hai của chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng về trí tuệ tại Việt Nam

Mùa thứ hai của chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và công ty Vie Channel thực hiện, được phát sóng từ ngày 21 tháng 11 năm 2020 đến ngày 30 tháng 1 năm 2021.[1][2]

Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 2)
Tên khácSTT2
Siêu trí tuệ mùa 2
Thể loạiChương trình tìm kiếm tài năng về trí tuệ
Sáng lậpBanijay Rights
Endemol Shine Group
Second German Television (ZDF)
Truyền hình Giang Tô (JSBC)
Phát triểnLê Minh Trị
Quỳnh Như
Ngọc Ân
Đạo diễnLê Ngọc Khải (Vương Khang)
Lưu Hậu
Dẫn chương trìnhTrấn Thành
Giám khảoXem Giám khảo
Dẫn chuyệnÔn Vĩnh Quang
Nhạc dạo"Tôi thật phi thường" (Sáng tác: Bùi Công Nam)
Soạn nhạcQuang Minh, Vạn Hạnh, Ngọc Vũ
Quốc giaViệt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa2
Số tập11
Sản xuất
Giám chếBùi Hữu Đức
Nhà sản xuấtCông ty Vie Channel
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
Biên tậpPhú Lê
Hữu Nghĩa
An Bùi
Mai Anh
Việt Tùng
Địa điểmPhim trường Zoom Media
Kỹ thuật quay phimThanh Tùng
Chí Thanh
Thanh Mộng
Dũng Ka
Diệp Võ
Mạnh Linh
Công Bình
Thế Tâm
Ken Bay
Đức Phong
Vi Khâm
Văn Thịnh
Thời lượng120 - 150 phút (có quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtBanijay Rights
Endemol Shine Group
Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh
Vie Channel (DIDTV)
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV2- Vie Channel
VTVCab 1 - Vie Giải Trí
Định dạng hình ảnh576i (16:9) (SDTV),
1080p (HDTV)
Quốc gia chiếu đầu tiênViệt Nam Việt Nam
Phát sóng21 tháng 11 năm 2020 (2020-11-21) – 30 tháng 1 năm 2021 (2021-01-30)
Thông tin khác
Chương trình trướcSiêu trí tuệ Việt Nam (mùa 1)

Tuyển sinh sửa

Sau nhiều lần bị hoãn do dịch COVID-19, chương trình đã tổ chức tuyển sinh mùa 2 khu vực phía Bắc tại Hà Nội trong 2 ngày 17 và 18 tháng 9 năm 2020. Đối với khu vực phía Nam, ứng viên gửi bản đăng ký qua hộp thư điện tử của chương trình.

Những thay đổi sửa

So với mùa đầu tiên, mùa thứ hai có một số thay đổi quan trọng:

  • Về thí sinh: 19 thí sinh được chọn sẽ tham gia vào các thử thách của chương trình mùa này.
  • Về thử thách: Các thử thách ở mùa 2 sẽ nhấn mạnh hơn tính đa diện và đa chức năng của các bộ óc. Thí sinh không những chỉ có tư duy về mặt không gian mà còn phải có cả tư duy định lượng và có thể kết hợp được các yếu tố nghệ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội...[3]
  • Về sân khấu: Ở mùa 1, màn hình LED của sân khấu được thiết kế theo chiều ngang thì ở mùa 2, màn hình LED được uốn cong tạo cảm giác rộng lớn hơn.[1]

Tổng quan và định dạng chương trình sửa

 
Việt Hoàng, Thục Nữ và Nhựt Thịnh tại đêm chung kết của Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 2), tháng 11/2020

Tương tự như mùa trước, mùa 2 gồm 3 vòng đấu.

Vòng Lộ diện sửa

Thí sinh với vai trò là người khiêu chiến sẽ phải chinh phục thử thách do chương trình đưa ra hoặc do thí sinh đề nghị. Các giám khảo sẽ cho điểm dựa trên độ khó của thử thách theo thang điểm từ 1 đến 5, tổng số điểm của 3 vị giám khảo là điểm dự đoán của giám kháo cho phần thử thách. Và sau đó giám khảo khoa học sẽ là người chấm điểm (theo thang điểm 10) sau khi phần thử thách dừng lại, nếu điểm của giám khảo khoa học và tổng điểm dự đoán của các giám khảo còn lại nhân lại với nhau từ 80 điểm trở lên thì sẽ được xuất hiện ở khu vực "khán đài danh dự" và tiếp tục bước tới hàng ngũ Siêu trí tuệ Việt Nam (còn gọi là được tiến cấp). Số điểm tối đa mà 1 thí sinh có thể đạt được là 150.

Lưu ý: Nếu thí sinh không hoàn thành thử thách thì thí sinh đó sẽ không được giám khảo khoa học chấm điểm và bị loại khỏi chương trình.

Vòng Tuyên chiến sửa

Những người được tiến cấp ở vòng trước sẽ đối đầu với nhau hoặc nhận lời khiêu chiến từ những thí sinh mới để sau đó tìm ra 4 gương mặt xuất sắc đại diện Việt Nam thi đấu quốc tế. Có hai phương thức khiêu chiến ở vòng này:

  1. Người khiêu chiến mới đến thách đấu với 1 tuyển thủ đã tiến cấp có cùng năng lực (đã có đăng ký tham gia tuyển sinh), nếu thách đấu thành công người khiêu chiến sẽ thay thế vị trí của tuyển thủ đó. Tuy nhiên, cũng có luật nếu người bị thách đấu không chấp nhận tuyên chiến, người đến thách đấu sẽ phải thi một mình, và sau đó các giám khảo sẽ chấm điểm như ở vòng 1. Nếu điểm của thí sinh này cao hơn so với người từ chối thách đấu thì coi như thách đấu thành công, ngược lại thí sinh sẽ bị loại.[4]
  2. Những tuyển thủ có năng lực tương đương trong biệt đội sẽ phải đối đầu với nhau để chọn ra người xuất sắc nhất, những tuyển thủ có năng lực không trùng khớp với bất kì ai thì sẽ được đặc cách không phải thi đấu nếu như không có người khiêu chiến đến thách đấu.

Vòng Chung kết sửa

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19cách ly khiến cho các tuyển thủ quốc tế không thể đến Việt Nam, vòng thi này được diễn ra thay thế cho vòng Giao hữu quốc tế. Bốn thí sinh xuất sắc nhất mùa 2 sẽ thi đấu với 3 tuyển thủ cũ có cùng năng lực với họ của mùa 1.[5].

Cơ cấu giải thưởng sửa

 
Mc Trấn ThànhMinh Quân, thí sinh nhỏ tuổi nhất Siêu trí tuệ Việt Nam (mùa 2), 08/2020

Vòng Lộ diện sửa

Nếu được tiến cấp, thí sinh sẽ nhận được một kỷ niệm chương của chương trình và giải thưởng 100 triệu đồng từ thương hiệu Sting bên cạnh việc được tiếp tục bước tới hàng ngũ Siêu trí tuệ Việt Nam.

Ngoài ra, nhà tài trợ mì 3 Miền còn trao 3 giải 50 triệu đồng và bộ sản phẩm mì 3 Miền cho 3 thí sinh may mắn.

Vòng Tuyên chiến sửa

Các thí sinh trong hàng ngũ Siêu trí tuệ Việt Nam tham gia vòng này sẽ phải tạm thời trao lại kỷ niệm chương của chương trình trước khi tham gia trận đấu. Chỉ có thí sinh giành chiến thắng trận đấu mới nhận được kỷ niệm chương bên cạnh việc được bước tiếp tới hàng ngũ Siêu trí tuệ Việt Nam.

Ngoài ra, nhà tài trợ mì 3 Miền cũng sẽ trao các giải thưởng trị giá 50 triệu đồng và bộ sản phẩm mì 3 Miền cho các thí sinh may mắn.[6]

Vòng chung kết sửa

Các thí sinh giành chiến thắng trận đấu sẽ nhận được một kỷ niệm chương của chương trình. Ngoài ra, các thí sinh ấn tượng trong vòng này sẽ nhận được các giải thưởng sau:

  • Giải thưởng đặc biệt 150 triệu đồng từ nhà tài trợ Sting.
  • Giải thưởng từ nhà tài trợ mì 3 Miền với tổng giá trị 800 triệu đồng hiện kim cùng bộ sản phẩm mì 3 Miền.[6]
  • 30 triệu đồng từ ban tổ chức gửi tặng các thí sinh chưa may mắn nhưng có thành tích ấn tượng trong vòng chung kết.

Các số phát sóng sửa

Vòng Lộ diện sửa

Chú giải
  Thí sinh đạt từ 80 điểm trở lên và được đi tiếp vào vòng trong
  Thí sinh đạt dưới 80 điểm trở xuống và phải chia tay với chương trình
  Thí sinh không hoàn thành thử thách và phải chia tay với chương trình

Lưu ý: Đối với những thí sinh không hoàn thành thử thách trong vòng 1, điểm của giám khảo khoa học được quy ước là 0 điểm.

Tập 1 (21/11/2020) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Độ khó tăng thêm Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm số từ giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Dương Lê Hoàng Hiệp 2001 Bến Tre Đường cong kỳ ảo[a] Ban giám khảo chọn 6 trong số 70 bánh răng được chuẩn bị trên sân khấu với kích cỡ khác nhau, mỗi bánh răng được khoét hai lỗ, sau đó chuyên viên kỹ thuật sẽ vẽ họa tiết lên giấy dựa trên các bánh răng đã chọn. Người khiêu chiến xem qua các bánh răng, sau đó quan sát vào các họa tiết đã vẽ và suy luận vị trí trên sân khấu của bánh răng tương ứng với họa tiết đã cho. Để vượt qua thử thách, người khiêu chiến cần xác định đúng vị trí của 5/6 bánh răng.[7][8][9][10] Thí sinh chỉ được quan sát ít hơn một nửa bức tranh vẽ các họa tiết đó. 14 9 126
2 Nguyễn Văn Khanh 1998 Vĩnh Phúc Mã đi tuần Thử thách này dựa theo quy luật nước đi của quân Mã trong bàn cờ vua. Ban giám khảo chọn tùy ý 2 trong số các ô trên bàn cờ (tương ứng với điểm xuất phát và kết thúc) và gán các giá trị số vào hai ô đã chọn, sau đó chọn một con số bất kỳ gồm 3 chữ số. Người khiêu chiến không được nhìn bàn cờ và phải suy luận các nước đi cho quân cờ sao cho tổng giá trị của các ô trong các hàng ngang/hàng dọc trên bàn cờ bằng với con số đã cho.[7][8][9][10] Không 15 9 135

Tập 2 (28/11/2020) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Độ khó tăng thêm Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm số từ giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Minh Quân 2013 Bình Dương Địa đồ đơn sắc Toàn bộ bản đồ thế giới được chia ra và thể hiện trên 23 tấm bản đồ theo khu vực địa lý, đều được vẽ bằng một nét đơn đồng nhất. Thí sinh có 10 phút để hệ thống 23 bản đồ trên sân khấu. Sau đó, tất cả các bản đồ được tháo ra thành hơn 1.100 mảnh ghép. Ban giám khảo chọn tùy ý 5 mảnh ghép, người khiêu chiến phải nhanh chóng xác định vị trí của các mảnh trên lưới tọa độ và cho biết mảnh ghép đó thuộc bản đồ khu vực nào. Để vượt qua thử thách, người khiêu chiến cần xác định đúng 4/5 mảnh ghép.[11][12][13] Không 15 8 120
2 Hồ Đinh Đức Thái Tân 1998 Ninh Thuận Điểm ảnh phát sáng 28 bức hình được trưng bày trên 7 chiếc Ti vi, mỗi bức hình có gần 1 triệu điểm ảnh. Ban giám khảo lần lượt chọn ngẫu nhiên 3 mảnh cắt từ 28 bức hình này theo các tỷ lệ 4x4, 5x5 và 6x6. Người khiêu chiến cần xác định mảnh cắt được đưa ra thuộc bức hình nào. Xác định đúng 2/3 hình, thử thách thành công.[12][13][14] Thí sinh phải xác định thêm tọa độ của mảnh cắt được yêu cầu trên hình đã chọn. 15 9 135
3 Nguyễn Thục Nữ 1996 Quảng Nam Thư viện mini Ban giám khảo và MC chọn ngẫu nhiên và đọc một phần nội dung trên bìa của 5 cuốn sách trong một thư viện được dựng sẵn. Người khiêu chiến phải nhanh chóng liệt kê các thông tin: tên tác phẩm, tác giả, năm xuất bản đầu tiên và đơn vị phát hành. Liệt kê đúng thông tin của 4/5 cuốn sách, thử thách thành công.[11][12][13][14] Tuyển thủ xác định đúng 2/3 tên tác phẩm từ các từ khóa mà ban giám khảo cung cấp 14 10 140

Tập 3 (05/12/2020) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Độ khó tăng thêm Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm số từ giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Thiện Phương 2000 Hà Nội Toán tính nhẩm Người khiêu chiến phải trả lời nhanh và chính xác 5 bài toán: 3 phép nhân (7 chữ số nhân 7 chữ số, 8 chữ số nhân 8 chữ số, 9 chữ số nhân 9 chữ số) và 2 phép chia (49 chữ số chia 44 chữ số, 52 chữ số chia 46 chữ số).[15][16][17] Không 12 0 0
2 Võ Thanh Liêm 1991 Tiền Giang Bách số đa nhiệm Trên sân khấu có một kiện hàng chứa 100 thùng mì ăn liền đã được sắp xếp với năm loại khác nhau. Ở mỗi thùng mì có ghi các dữ liệu cần phải ghi nhớ đồng thời bao gồm: số thứ tự, khu vực, số gói mì, số phiếu xuất kho, số lượng, màu sắc và hương vị cụ thể của 4/5 loại mì. Sau đó, ban giám khảo tùy chọn 3 thùng mì. Người khiêu chiến cần nhanh chóng truy xuất các thông tin được yêu cầu cho từng loại mì. Thực hiện chính xác ở 3/3 thùng mì, thử thách thành công.[15][16][17][18] Không 15 8 120
3 Đỗ Thành Đạt 2001 Thái Bình Chòm sao tri thức Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 1 trong 105 khối đa diện bán đều (13 khối Archimedes [b]và 92 khối Johnson [c]) để máy tính khai triển thành hình hai chiều và ẩn đi các đường kẻ, chỉ để lại những điểm sáng. Các điểm sáng này được giấu trong một "bầu trời" với hơn 10.000 điểm sáng. Người khiêu chiến cần quan sát và tìm ra vị trí đúng của các điểm sáng, sau đó vẽ các đường kẻ nối các điểm sáng với nhau thành hình hai chiều ban đầu và chỉ ra đúng khối đa diện mà ban giám khảo đã chọn.[15][16][17][18][19] Trong suốt phần thi có các "sao chổi" chuyển động trên màn hình, gây nhiễu cho thí sinh. 15 10 150

Tập 4 (12/12/2020) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Độ khó tăng thêm Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm số từ giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Nguyễn Hoàng Nghĩa 2000 Hải Phòng Sudoku tốc độ Thử thách này có hai vòng đấu. Ở vòng đấu thứ nhất, cả ba thí sinh sẽ giao đấu ba lượt. Trong mỗi lượt đấu, dựa trên đề bài có sẵn trên lưới 9x9, thí sinh cần điền các số từ 1 đến 9 một cách chính xác trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Điểm số ở mỗi lượt của thí sinh được tính theo thời gian trả lời và kết quả ứng với thang điểm 1, 2 và 3. Sau ba lượt đấu, thí sinh có tổng điểm thấp nhất sẽ bị loại, hai thí sinh còn lại bước tiếp vào vòng đấu thứ hai. Vòng thứ hai cũng có ba lượt đấu, thí sinh hoàn thành phần thi nhanh nhất và kết quả chính xác nhất được 1 điểm, nếu sai điểm thuộc về thí sinh còn lại. Sau vòng này, thí sinh có tổng điểm cao hơn sẽ là người chiến thắng.[20][21] Không Diễn biến:
  • Ở vòng đầu tiên, Hoàng Nghĩa và Minh Tiến cùng có 7 điểm và tiếp tục vào vòng thi thứ hai. Thúy Vy bị loại do có số điểm thấp nhất sau 3 lượt với 3 điểm.
  • Ở vòng thứ hai, Minh Tiến giành chiến thắng tuyệt đối 2-0 trước Hoàng Nghĩa.
  • Minh Tiến giành được 84 điểm (12 điểm dự đoán từ các giám khảo và 7 điểm từ giám khảo khoa học) và được tiến cấp
Phan Minh Tiến 1998 Thái Nguyên
Trần Nguyễn Thúy Vy 2002 Kiên Giang
2 Đặng Ngọc Phương Trinh 2000 Lâm Đồng Xúc xắc bí ẩn Ban giám khảo tiến hành chọn ngẫu nhiên 100 trên 1000 số thứ tự được đánh số từ 000 đến 999 và gán chúng tùy ý cho 100 chiếc cốc. Mỗi chiếc cốc sẽ được ảo thuật gia lắc ra 3 giá trị xúc xắc ngẫu nhiên. Trong thời gian được quy định, thí sinh phải ghi nhớ đồng thời bộ số gồm số thứ tự và giá trị xúc xắc có trong 100 chiếc cốc. Mỗi chiếc cốc chỉ được quan sát 1 lần trong 10 giây. Sau khi quan sát, giám khảo chọn 5 số thứ tự tùy ý, thí sinh phải cho biết 3 giá trị xúc xắc tương ứng với số thứ tự đó. Chính xác 4/5 bộ số, thử thách thành công.[20][21][22] Không 12 8 96
3 Quảng Trọng Trí 1993 Kiên Giang Viễn thám tinh thông Trên sân khấu có 2.319 bức ảnh vệ tinh tương ứng với 2319 phườngthị trấn của Việt Nam.[d] Ban giám khảo tiến hành chọn ngẫu nhiên một đơn vị hành chính bất kỳ gồm: 51 thị xã thuộc tỉnh, 78 thành phố thuộc tỉnh, 49 quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương, 529 huyện thuộc tỉnh. Trong thời gian ngắn nhất, thí sinh phải trích xuất thông tin, thu thập đầy đủ ảnh chụp vệ tinh các phường và thị trấn trực thuộc các đơn vị hành chính do ban giám khảo lựa chọn. Thu thập đầy đủ và chính xác, thử thách thành công.[20][21][22][23] Không 15 9 135

Tập 5 (19/12/2020) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Độ khó tăng thêm Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm số từ giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Hoàng Đình Anh Quốc 2002 Thành phố Hồ Chí Minh Kết nối 3 miền Người khiêu chiến sẽ giải một bài toán tư duy logic dưới dạng kết nối các miền, mỗi miền có số đường kết nối khác nhau. Tuyển thủ suy luận, chuyển đổi thông tin để tìm ra cách kết nối các miền một cách logic nhất, sao cho không để miền nào bị cô lập; giữa mỗi miền với nhau có không quá 2 đường kết nối; các đường kết nối chỉ có thể song song hoặc vuông góc mà không được giao nhau.[24][25][26] Không 15 8 120
2 Nguyễn Đình Thiết 1990 Nghệ An Hành trình lặp ảnh 4 bộ bài 52 lá được xáo trộn một cách tùy ý, sau đó cứ 2 bộ bài ghép lại với nhau tạo ra 1 bộ bài lớn gồm 104 lá. Trong thời gian ngắn nhất, tuyển thủ phải ghi nhớ cùng lúc 2 bộ bài lớn, sau đó sử dụng 4 bộ bài mới để khôi phục lại các lá bài theo đúng thứ tự đã ghi nhớ của 2 bộ bài lớn này. Khôi phục chính xác, thử thách thành công.[24][25][26][27] Không 13 0 0
3 Nguyễn Đức Giang 1998 Hà Nội Origami biến hình Mỗi tác phẩm origami đều có một thiết kế đồ với 2 mặt A và B, ban giám khảo tùy ý thêm các điểm không trùng lặp vị trí trên 2 mặt này. Tuyển thủ tính toán, suy luận và cho biết có bao nhiêu điểm chấm lộ ra ngoài sau khi hình thành mô hình của tác phẩm. Thử thách thành công khi chính xác 2/3 hình.[24][25][26][27][28][29][30] Thí sinh tự phân biệt mặt quan sát là A hay B. 15 9 135

Tập 6 (26/12/2020) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Độ khó tăng thêm Điểm dự đoán từ giám khảo Điểm số từ giám khảo khoa học Điểm chung cuộc
1 Lâm Nhựt Thịnh[31] 2001 Tây Ninh Sudoku lập phương Một khối lập phuơng 4x4x4 được khai triển thành 6 mặt, mỗi mặt có 16 ô vuông. Giám kháo tùy ý điền 2 con số và 2 màu sắc lên 4 mặt khác nhau, người khiêu chiến (bị bịt mắt) phải điền 16 màu và 16 số từ 1 đến 16 lên 96 ô vuông sao cho các số trong mỗi mặt, mỗi hàng, mỗi cột, mỗi vòng không được lặp lại, đồng thời mỗi cặp màu và số chỉ được sử dụng đúng 1 lần.[32][33][34][35] Không 15 9 135
2 Nguyễn Vũ Mai Hân 1986 Ninh Thuận Khai triển 3D Trên sân khấu có 50 khối đa diện 3D với độ phức tạp khác nhau. Ở mỗi khối đa diện, máy tính chọn ngẫu nhiên 5 hình để khai triển thành hình 2D và ẩn đi các đường kẻ, chỉ để lại những điểm chấm. Ban giám khảo chọn 3 khối đa diện bất kỳ và tiến hành sửa đổi một chi tiết nhỏ của một trong 5 hình khai triển. Người khiêu chiến ghi nhớ 50 khối đa diện, sau đó lần lượt quan sát 5 hình 2D của mỗi khối để tìm ra chính xác khối đa diện ban đầu và xác định hình 2D đã được sửa đổi, đồng thời chỉ ra đúng vị trí chi tiết đã được sửa đổi ở hình 2D đó. Xác định chính xác 2/3 khối, thử thách thành công.[32][34][35][36] Không 15 0 0
3 Lê Duy Bách[37] 1998 Hà Nội Số nguyên tố tung hoành Một mật mã được giấu trong 3 cụm từ khóa, chúng được tạo lập từ 3 bảng chữ cái riêng, mỗi bảng gồm 26 chữ cái từ A đến Z tương ứng với một dãy Số nguyên tố liên tiếp. Tuyển thủ chỉ được biết số nguyên tố ứng với chữ A ở 3 bảng chữ cái, sau đó quan sát và tìm ra bộ số nguyên tố trong 3 dãy số chạy ngang dọc trên màn hình để giải ra từ khóa. Sau khi giải được cả 3 từ khóa, tuyển thủ đưa ra mật mã cần tìm.[32][33][34][35][36] Không 15 10 150

Vòng Tuyên chiến sửa

Chú giải
  Thí sinh xuất hiện từ vòng 1 và khiêu chiến thành công
  Thí sinh xuất hiện từ vòng 1 nhưng khiêu chiến thất bại
  Thí sinh khiêu chiến thành công
  Thí sinh khiêu chiến thất bại

Tập 7 (2/1/2021) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Diễn biến và kết quả
1 Nguyễn Văn Khanh 1998 Vĩnh Phúc Hành trình vô định 200 ô được thiết lập một cách ngẫu nhiên trên ứng dụng. Ban giám khảo chọn 1 màu làm màu mục tiêu và chọn 1 trong 3 màu sắc còn lại cho 1 ô bất kỳ trong đó. Thí sinh dựa vào định lý bốn màu để tô màu các ô còn lại sao cho số các ô chứa màu mục tiêu là ít nhất. Sau mỗi bước đi, các ô màu sẽ bị ẩn ngay lập tức và thí sinh hoàn toàn không biết được quá trình điền ô màu của chính mình. Trong khi thực hiện thử thách, tuyển thủ được quyền kiểm tra đáp án với mức phạt đóng băng bài thi trong thời gian 30 giây, không giới hạn số lần kiểm tra đáp án và quyền kiểm tra các nước đi của mình trong vòng 10 giây, tối đa 5 lần. Sau khi hoàn thành, người thắng cuộc sẽ được xác định theo các tiêu chí: số ô màu mục tiêu ít hơn, thời gian sử dụng ít hơn.[38] Nhựt Thịnh có 6 màu mục tiêu, ít hơn của Văn Khanh (9 màu) và đồng thời hoàn thành việc tô các ô màu nhanh hơn nên đã giành chiến thắng trận đấu này.[39][40][41]
Lâm Nhựt Thịnh 2001 Tây Ninh
2 Đặng Thu Hiền[42] 1999 Lâm Đồng Hoán đổi Trên sân khấu có 50 bộ búp bê Matryoshka, mỗi bộ gồm 5 con. Ban giám khảo sẽ xáo trộn búp bê và số thứ tự dựa theo vị trí tương ứng của chúng. Các thí sinh có 40 phút ghi nhớ trước khi bước vào 2 vòng đấu.
  • Vòng 1: Ban giám khảo lựa chọn 1 con búp bê bất kỳ, cả ba tuyển thủ phải xác định vị trí hiện tại của 5 con thuộc bộ búp bê đó trong 5 phút. Có tổng cộng 3 lượt thi, điểm thi được tính theo hệ số tương ứng; trường hợp thí sinh bằng điểm thì ưu tiên người có số lượng đáp án đúng nhiều hơn ở 3 lượt đấu. Thí sinh có điểm số thấp nhất sau ba lượt sẽ bị loại, hai thí sinh còn lại bước tiếp vào vòng 2.
  • Vòng 2: Ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 10 con búp bê, 2 thí sinh lần lượt bấm chuông giành quyền trả lời để xác định vị trí. Ở mỗi lượt bấm, tuyển thủ có 3 giây để đưa ra đáp án, nếu không đưa ra đáp án hoặc trả lời sai thì điểm thuộc về người còn lại. Kết thúc vòng 2, thí sinh có điểm số cao hơn sẽ giành chiến thắng.[43]
  • Sau vòng 1, Phương Trinh có 8 điểm, Thanh Liêm và Thu Hiền cùng có 5 điểm. Phương Trinh bước vào vòng 2 nhờ có điểm số cao nhất, cùng với Thu Hiền là người chiến thắng lượt thi phụ khi đoán đúng vị trí của búp bê nhanh hơn Thanh Liêm.
  • Ở vòng 2, Phương Trinh và Thu Hiền cùng có 5 điểm sau 10 lượt đoán đầu tiên. Sau đó, Phương Trinh đã đoán đúng vị trí của con búp bê thứ 11 nhanh hơn Thu Hiền và giành chiến thắng.[39][40][41][44][45]
Đặng Ngọc Phương Trinh[42] 2000 Lâm Đồng
Võ Thanh Liêm 1991 Tiền Giang

Tập 8 (9/1/2021) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Diễn biến và kết quả
1 Nguyễn Đức Giang 1998 Hà Nội Tư duy thị giác Trên sân khấu có 100 viên đá ong, mỗi viên được cắt đôi thành 2 viên nhỏ và sắp xếp vào 2 cột A và B với số thứ tự tương ứng từ 1 đến 100. Giám khảo chọn 3 viên bất kỳ ở cột A và bố trí giữa sân khấu. Trong 60 phút, hai thí sinh quan sát và ghi nhớ hình dáng và cấu trúc của 3 viên đá được chọn và nhanh chóng tiến đến cột B để truy tìm một nửa còn lại trùng khớp tuyệt đối với cột A. Người chiến thắng được xác đinh theo: số đáp án chính xác nhiều hơn, sử dụng ít thời gian hơn.[46][47] Đức Giang có 2 lần lựa chọn chính xác, nhiều hơn số lần lựa chọn chính xác của Thái Tân (1 lần) và đồng thời hoàn thành thử thách nhanh hơn Thái Tân nên đã giành chiến thắng trận đấu này.[48][49][cần dẫn nguồn][50][51]
Hồ Đinh Đức Thái Tân 1998 Ninh Thuận
2 Nguyễn Thị Lan Anh 2000 Bắc Giang Linh vật ẩn mình 8 bộ mật mã gồm 3 chữ số được mã hóa trong 8 bộ nonogram. Hai tuyển thủ cần sử dụng tư duy logic để mã hóa và tìm ra 8 bộ số này bằng cách suy luận và đánh dấu tất cả các ô dựa trên các số gợi ý. Sau đó, hai thí sinh căn cứ vào 8 bộ mật mã này để suy luận, tìm ra hình ảnh con trâu được ẩn trong ma trận số với hàng nghìn con số to nhỏ được sắp xếp theo các hướng khác nhau. Hai thí sinh xác định đáp án trong 30 hình ảnh con trâu để chỉ ra con trâu đã được giấu trong ma trận số. Đáp án được xác nhận khi một trong hai tuyển thủ bấm chuông giành quyền trả lời, tuyển thủ còn lại có 10 phút để hoàn thành thử thách. Tuyển thủ nào có đáp án chính xác và sử dụng thời gian ít hơn sẽ giành chiến thắng.[46][52] Cả hai đều đưa ra đáp án không chính xác cho số thứ tự tương ứng với con trâu cần tìm. Tuy nhiên, vì Lan Anh tìm ra chính xác 8/8 bộ số mật mã ban đầu, nhiều hơn Thành Đạt (tìm ra 7/8 bộ số chính xác) và hoàn thành nhanh hơn Thành Đạt nên đã giành chiến thắng trận đấu này.[48][49][50][51][53][54]
Đỗ Thành Đạt 2001 Thái Bình

Tập 9 (16/1/2021) sửa

STT Tên thí sinh Năm sinh Tỉnh/thành Thử thách Mô tả Diễn biến và kết quả
1 Nguyễn Cảnh Duy Anh 2004 Thành phố Hồ Chí Minh Mê cung thám điểm Trên sân khấu có 3 mê cung, mỗi mê cung chỉ có 1 đường ra. Từng mê cung được tách tùy ý thành 2 phần: trên - dưới, trước - sau, trái - phải để hình thành các mê cung lập thể. Hai tuyển thủ bước vào phía trong mê cung quan sát, suy luận và ghép các cặp mặt lại với nhau để hình thành 3 mê cung nguyên vẹn ban đầu, từ đó tìm đường ra cho mỗi mê cung; đồng thời phải tịnh tiến 3 đường ra vừa tìm được trong không gian để tìm giao điểm của chúng. Tuyển thủ chiến thắng trận đấu được xác định theo độ chính xác và thời gian sử dụng để hoàn thành thử thách.[55][56][57][58] Anh Quốc hoàn thành thử thách nhanh hơn Duy Anh, đưa ra tọa độ giao điểm chính xác nhưng tìm sai đường đi cho một mê cung. Duy Anh hoàn thành thử thách chậm hơn nhưng tìm ra đúng đường đi cho cả ba mê cung và có tọa độ giao điểm chính xác nên giành chiến thắng trận đấu này.[59][60][61]
Hoàng Đình Anh Quốc 2002 Thành phố Hồ Chí Minh
2 Dương Lê Hoàng Hiệp 2001 Bến Tre Logic siêu tung hoành Thử thách này được nâng cấp từ thử thách "Logic tung hoành" đã xuất hiện ở mùa 1. Trên màn hình có các viên bi chuyển động không ngừng với những màu sắc và con số khác nhau, trong đó có 5 bộ số và màu sắc. Tuyển thủ suy luận, tính toán để điền các số còn thiếu của mỗi màu, sau đó tìm ra quy luật và giải mã con số cuối cùng. Có 3 vòng thi với độ khó và số điểm tăng dần. Nếu trả lời sai ở bất cứ vòng nào, điểm thuộc về đối thủ. Người có số điểm cao hơn sau 3 vòng sẽ là người chiến thắng.[55][56][62][63][64] Ở tất cả các lượt đấu, cả hai đều đưa ra đáp án chính xác, nhưng Hoàng Hiệp hoàn thành các đáp án của mình nhanh hơn Duy Bách nên đã giành chiến thắng trận đấu với tổng tỷ số 6-0.[59][60][65][66][67][68][69]
Lê Duy Bách[cần dẫn nguồn] 1998 Hà Nội

Vòng Chung kết sửa

Chú giải
  Thắng
  Hòa

Tập 10 - 11 (23 - 30/1/2021) sửa

STT Tên thí sinh mùa 1
(Năm sinh - Tỉnh/thành)
Tên thí sinh mùa 2
(Năm sinh - Tỉnh/thành)
Thử thách Mô tả Diễn biến và kết quả
1 Lương Tuấn Phi (1998 - Đắk Lắk)[70][71] Nguyễn Đức Giang (1998 - Hà Nội)[72] Mê trận cánh quạt 100 cây quạt xòe được trưng bày cùng 100 cây quạt gấp tương ứng với các họa tiết đẹp mắt. Những bức tranh với đề tài chính là quê hương Việt Nam được chia ngẫu nhiên thành nhiều mảnh, mỗi mảnh được in trên một cánh quạt. Hai tuyển thủ có thời gian tối đa 60 phút để quan sát và ghi nhớ 100 cây quạt xòe. Sau đó, ban giám khảo chọn ngẫu nhiên 3 cây quạt gấp; thí sinh cần quan sát thông tin trên nếp quạt và tìm ra cây quạt xòe tương ứng với từng cây quạt gấp đó, sau đó dựa vào thông tin trên ba cây quạt xòe vừa tìm được để tìm ra những mảnh ghép trên các cây quạt xòe còn lại để ghép thành 3 bức tranh hoàn chỉnh ban đầu. Kết quả được xác định theo số đáp án chính xác và thời gian đưa ra đáp án của thí sinh. Thí sinh có kết quả tốt hơn sẽ giành chiến thắng.[73][74][75][76][77] Hai tuyển thủ quyết định bắt đầu thử thách ngay lập tức mà không sử dụng thời gian quan sát và ghi nhớ các cây quạt xòe. Về mặt thời gian, Đức Giang hoàn thành đáp án của mình nhanh hơn Tuấn Phi. Cả hai đều đưa ra đáp án chính xác cho hai cây quạt gấp đầu tiên. Đến cây quạt thứ ba, cả hai đều tìm được chính xác vị trí cây quạt gấp cần tìm, nhưng Đức Giang tìm chính xác tất cả 6 cây quạt, còn Tuấn Phi tìm sai 1 cây quạt. Như vậy, Đức Giang giành chiến thắng trận đấu này với tỷ số 3-2.[78][79][80][81][82][83]
2 Hà Việt Hoàng (2000 - Hà Nội)[70][71] Lâm Nhựt Thịnh (2001 - Tây Ninh) Bạch mã đồ Thử thách có 2 vòng đấu:
  • Vòng 1: Có 50 - 60 cụm từ gợi ý bao gồm các cụm từ chính xác và cụm từ gây nhiễu, cứ 3 cụm từ gợi ý tạo thành một từ khóa chính xác. Các cụm từ gợi ý bị xáo trộn ngẫu nhiên, các từ khóa của chương trình được xác định bằng các ô màu đỏ hoạt động theo quy tắc đầu - cuối trên bảng tọa độ. Ba tuyển thủ có tổng thời gian quan sát tối đa là 15 phút để liên kết các gợi ý, ghi nhớ và hệ thống các ô chữ. Sau 5 phút quan sát, hệ thống ô chữ sẽ biến mất, thí sinh sẽ chỉ quan sát được các gợi ý trong 10 phút còn lại để tư duy và kết nối các cụm từ gợi ý đúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, các thí sinh ghi đáp án lên bảng tọa độ và xác nhận bằng cách bấm nút dừng thời gian. Kết quả được xác định theo số đáp án đúng và thời gian trả lời của thí sinh. Hai thí sinh có kết quả tốt hơn được bước tiếp vào vòng 2.
  • Vòng 2: Luật tương tự vòng 1, nhưng một số ô màu đỏ trong hệ thống ô chữ bị ẩn đi và sau 5 phút, các từ khóa gợi ý sẽ biến mất, buộc tuyển thủ phải tự suy luận để hoàn thành đáp án của mình. Kết quả được xác định theo số đáp án đúng và thời gian trả lời của thí sinh. Thí sinh có kết quả tốt hơn sẽ giành chiến thắng.

Lưu ý, trong thời gian ghi nhớ và hệ thống đáp án, nếu thí sinh đã có đáp án thì có thể trả lời ngay lập tức, nhưng không được nhìn lại các gợi ý ban đầu.[73][75][76][84][85]

  • Vòng 1: Về mặt thời gian, Thục Nữ trả lời nhanh nhất, sau đó đến Việt Hoàng và Nhựt Thịnh. Kết quả, Nhựt Thịnh trả lời sai ô chữ, còn Thục Nữ và Việt Hoàng trả lời đúng ô chữ của chương trình. Tuy nhiên, do Thục Nữ ghép hình sai cho vị trí xuất phát - về đích của con bạch mã, nên Việt Hoàng giành chiến thắng ở vòng này[86][87] và được bước tiếp vào vòng 2.[78][79][80][88][89] Ở vòng đấu phụ giữa Thục Nữ và Nhựt Thịnh,[e] Thục Nữ đã giành chiến thắng tuyệt đối 3-0 trước Nhựt Thịnh và được bước tiếp vào vòng 2 để thi đấu cùng Việt Hoàng.
  • Vòng 2: Cả Việt Hoàng và Thục Nữ đều trả lời đúng ô chữ của chương trình, nhưng Việt Hoàng trả lời nhanh hơn Thục Nữ nên đã giành chiến thắng trận đấu này.[94][95][96][97][98]
Nguyễn Thục Nữ (1996 - Quảng Nam)
3 Phạm Huy Hoàng (2000 - Hà Nội)[70][71][99] Dương Lê Hoàng Hiệp (2001 - Bến Tre) Mã tung hoành Thử thách này là sự kết hợp của hai thử thách "Logic tung hoành" và "Mã đi tuần" đã từng xuất hiện trong chương trình; trong đó, các giá trị của bảng "Mã đi tuần" được ẩn giấu trong dãy số "Logic tung hoành". Trên bảng "Mã đi tuần", ban giám khảo lựa chọn điểm bắt đầu và điểm kết thúc, sau đó gán ô màu ở dãy nằm ngang tương ứng với giá trị tổng và hai ô màu ở dãy nằm dọc tương ứng với điểm bắt đầu và điểm kết thúc đã được xác định trước đó. Hai tuyển thủ quan sát các dãy màu chuyển động và thực hiện các phép toán để tìm ra các giá trị được ẩn giấu đó. Dựa vào các giá trị vừa tìm được ở "Logic tung hoành", hai thí sinh tiến hành giải bài toán "Mã đi tuần". Các nước đi của quân Mã sẽ bị ẩn đi, buộc tuyển thủ phải ghi nhớ lộ trình trong suốt quá trình thực hiện thử thách. Khi hoàn thành thử thách, kết quả được xác định theo độ chính xác và thời gian thực hiện thử thách của thí sinh. Thí sinh có kết quả tốt hơn sẽ giành chiến thắng.[90][91][93][100][101]

Lưu ý, quân Mã chỉ được phép đi qua mỗi ô trên bàn cờ một lần duy nhất; nếu không sẽ bị coi là phạm luật và thí sinh sẽ phải đi lại từ đầu. Sau khi quân Mã đi hết 64 ô trên bàn cờ và dừng lại ở điểm kết thúc, thí sinh được quyền sửa lại các ô tối đa 3 lần.

Hoàng Hiệp đưa ra đáp án nhanh hơn, đưa ra đáp án đúng cho tất cả các giá trị trong "Logic tung hoành" nhưng sai giá trị tổng của một dãy ngang và một dãy dọc ở bảng "Mã đi tuần". Huy Hoàng trả lời chậm hơn, cũng đưa ra đáp án đúng cho tất cả các giá trị "Logic tung hoành" nhưng sai giá trị tổng của tất cả các dãy dọc ở bảng "Mã đi tuần". Do đó, cả hai tiếp tục thi thêm một bộ đề dự phòng. Ở bộ đề dự phòng, cả hai đều đưa ra đáp án đúng cho các giá trị cần tìm trong "Logic tung hoành" cũng như bảng "Mã đi tuần", nhưng Hoàng Hiệp trả lời nhanh hơn Huy Hoàng nên đã giành chiến thắng trong trận đấu này.[94][95][96][102][103][104][105][106]

Cố vấn/Ban giám khảo sửa

 
Giám khảo Khoa học, PGS.TS. Trần Thành Nam và Trưởng ban Cố vấn Khoa học, Kỷ lục gia Trí nhớ Thế giới Dương Anh Vũ tại Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2
Giám khảo khoa học Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Thành Nam.
Ban giám khảo Nhà báo Lại Văn Sâm, ca sĩ Tóc Tiên và một giám khảo khách mời trong mỗi tập. Các giám khảo khách mời gồm có:
Trưởng Ban Cố vấn Khoa học Kỷ lục gia trí nhớ Thế giới Dương Anh Vũ
Cố vấn, hỗ trợ ra đề Tập 1: Thầy Phạm Phú Cường, trưởng khoa Kiến trúc, Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Tập 3: Nhà giáo Ưu tú - kiến trúc sư Khương Văn Mười, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam

Tập 4:

  • Thầy Trần Thúc Bào
  • Thanh Lâm (Quảng Ngãi)
  • Ảo thuật gia Nguyễn Phương
  • Thầy Nguyễn Phùng Phong – Chủ tịch Liên minh Siêu trí nhớ toàn cầu tại Việt Nam

Tập 5: Nghệ nhân Origami Phạm Hoàng Tuấn

Tập 6: Chu Đình Trung - người viết phần mềm hỗ trợ thí sinh cho phần thi "Sudoku lập phương"

Khách mời danh tiếng sửa

Tập Khách mời
1
3
4
  • Thầy Trần Thúc Bào [109]
  • Ảo thuật gia Nguyễn Phương
  • Thầy Nguyễn Phùng Phong - Chủ tịch Tổ chức trí nhớ Việt Nam, chủ tịch hội đồng quản trị trung tâm Tâm Trí Lực
5
  • Thầy Nguyễn Phùng Phong - Chủ tịch Tổ chức trí nhớ Việt Nam, chủ tịch hội đồng quản trị trung tâm Tâm Trí Lực
  • Phạm Hoàng Tuấn - sáng tác gia Origami chuyên nghiệp
6
7
  • Vũ đoàn Bước Nhảy

Các sự việc xoay quanh chương trình sửa

  • Trong tập đầu tiên, ở bản phát sóng trên YouTube, chương trình đã mắc phải lỗi phụ đề tiếng Anh: câu Trấn Thành hỏi Hoàng Hiệp: "Đói là em làm không được hả? Sao mẹ sợ em đói dữ vậy?" được dịch thành "Can't you do maths when you're angry? Why is she so afraid you'll get angry?" trong khi chính xác phải thay từ "angry" bằng "hungry".[110]
  • Lời nhắn gửi đến thí sinh Minh Quân (tập 2) với nội dung "Ngày xưa mấy bạn không chơi với con đó, nói con khờ này nọ thì sau buổi phát sóng ngày hôm nay mình có thể tự hào nói với các bạn rằng: Làm sao chơi được, các bạn chưa đủ tầm" cùng với biểu cảm ngước mặt lên trời của Trấn Thành bị cho là quá chủ quan, ngạo mạn, cổ xúy cho trẻ tính huênh hoang, kênh kiệu[cần dẫn nguồn]
  • Trong quá trình phát sóng vòng Lộ diện của chương trình, một số khán giả cho rằng chương trình đã dàn dựng phần thi của các thí sinh từ trước nhằm lừa dối khán giả, chẳng hạn như phần thi Thư viện mini của thí sinh Nguyễn Thục Nữ.[111][112] Đáp trả sự phản ứng này, trong tập 3 của chương trình, khi chứng kiến phần thi Chòm sao tri thức của Thành Đạt, Lại Văn Sâm khẳng định:[113]
  • Nhiều khán giả cho rằng chiến thắng của Lan Anh trước Thành Đạt dựa trên số đáp án đúng ở phần thi nonogram trong tập 8 hoàn toàn không thuyết phục, đồng thời đề xuất cả hai tái đấu hoặc loại cả hai thì mới công bằng.[114] Trước những ý kiến trái chiều này, thí sinh Duy Bách đã lên tiếng đáp trả. Anh phân tích rằng dù không tìm ra chính xác con trâu cần tìm nhưng xét về phong độ thì Lan Anh nổi trội hơn hẳn Thành Đạt.[115] Bản thân Thành Đạt cũng đã lên tiếng về sự việc này: "Để đến được đây thì chị ấy cũng đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và nếu nhiều người cho rằng đó là may mắn, thì sự may mắn này là hoàn toàn hợp lý với những gì mà chị ấy đã bỏ ra. [...] Sau phần thi này thất bại lớn nhất là sự bất cẩn của bản thân. Em đã không sửa lại con số ở dưới phần nonogram mà chỉ sửa trong bảng ghi đáp án là do em chủ quan nên em phải chịu thôi. Chưa kể việc em hoàn toàn có thể làm 1 cách tỉ mỉ, cẩn thận, nhưng có lẽ em đã mắc thêm một sai lầm nữa từ chính việc chọn cách không viết gì lên bảng, nên thất bại ở vòng này cũng chính là bài học lớn mà em học được để hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai."[116] Nhà sản xuất chương trình cũng khẳng định kết quả trận đấu này hoàn toàn hợp lý và cho biết: trước trận đấu, cả hai đều thống nhất và đồng ý luật thi với ban tổ chức rằng: nếu cả hai không tìm ra được con trâu chính xác thì sẽ xét tiếp kết quả ở phần thi nonogram. Người nào có nhiều đáp án chính xác hơn sẽ giành chiến thắng, trong trường hợp cả hai có số đáp án chính xác như nhau thì mới tiếp tục thi thêm bộ đề dự phòng.[117]

Kỷ lục sửa

  • Số điểm cao nhất mà thí sinh đạt được trong mùa 2: Đỗ Thành Đạt[16][19] và Lê Duy Bách[33][35] - 150 điểm[118]

Nhà tài trợ sửa

Đơn vị hỗ trợ sửa

  • Đạo cụ:
  • Trang phục:
    • Adam Store
    • Icon Demn
    • Stheway
  • Khác
    • Trung tâm đào tạo giáo dục Tâm Trí Lực

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Năm 1881, Nhà toán học Người Ba Lan Bruno Abakanowicz dựa trên những kiến thức có được, ông đã tạo ra thiết bị Spiral Wrap có khả năng tính được chính xác mọi diện tích tạo nên bởi những đường cong phức tạp. Năm 1962, dựa trên ý tưởng của Bruno Abakanowicz, Kỹ sư Người Anh Dennis Fisher đã phát triển những đường cong tạo thành những tác phẩm nghệ thuật.
  2. ^ Một đa diện bán đều là một khối có các cạnh bằng nhau, còn các mặt của khối có tại một đỉnh gồm hơn hai loại mặt đa giác trở lên, được tổ chức theo một quy luật nhất định. Chỉ có 13 loại đa diện bán đều Archimedes: Trong 13 đa diện bán đều, có 7 đa diện có thể suy ra từ 5 Khối đa diện đều Platon bằng cách cắt cụt các đỉnh một cách thích hợp. Quá trình cắt các đỉnh phải tính toán cắt sâu, nông để các mặt mới xuất hiện lại là các đa giác đều và các cạnh của chúng đều bằng nhau.
  3. ^ Năm 1966, nhà toán học Norman Johnson dựa trên các Khối đa diện đều Platon đã tiến hành phân loại và tổng hợp các khối đa diện lồi với mỗi mặt là một đa giác đều để tạo thành khối Johnson.
  4. ^ Theo số liệu thống kê tính đến ngày 18 tháng 9 năm 2020, Việt Nam có 605 thị trấn, 1714 phường, trong đó có 304 phường thuộc thị xã, 832 phường thuộc thành phố trực thuộc tỉnh và 578 phường thuộc các quận.
  5. ^ Luật chơi ở vòng thi phụ: Có 5 từ khóa cần được giải đáp, mỗi từ khóa có 3 gợi ý. Nhiệm vụ của hai thí sinh là nhấn chuông giành quyền trả lời sau khi giám khảo đưa ra 3 gợi ý này. Trả lời đúng được 1 điểm, nếu trả lời sai hoặc trong 3 giây sau khi nhấn chuông mà vẫn không có câu trả lời, điểm sẽ thuộc về đối thủ. Thí sinh được 3 điểm đầu tiên sẽ giành chiến thắng và được bước vào vòng 2.[90][91][92][93]
  6. ^ a b Do đang làm giám khảo song song của chương trình SV 2020 tại thời điểm ghi hình nên trong một số tập, giám khảo Lại Văn Sâm sẽ vắng mặt.
  7. ^ Vì một số lý do cá nhân mà ở tập này, giám khảo Tóc Tiên tạm thời vắng mặt.

Chú thích sửa

  1. ^ a b Thiên Anh (14 tháng 11 năm 2020). 'Siêu trí tuệ Việt Nam' trở lại với nhiều thử thách mới lạ”. Thanh Niên. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ Hoàng Lê (21 tháng 11 năm 2020). “Siêu trí tuệ Việt Nam trở lại”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ "Siêu trí tuệ Việt Nam" mùa 2 trở lại”.
  4. ^ “Thông tin về luật chơi mà Ban Tổ chức cung cấp”.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Những thử thách không tưởng của Siêu trí tuệ Việt Nam mùa hai”. Tuổi Trẻ Online.
  6. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên 3MienReward1
  7. ^ a b Phi Long (21 tháng 11 năm 2020). “Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 mở màn với thử thách siêu khủng”. Pháp Luật. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ a b Nguyên Vân (20 tháng 11 năm 2020). “Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2: Phá nhiều kỷ lục của mùa 1”. Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  9. ^ a b Thiên Anh (22 tháng 11 năm 2020). “Lại Văn Sâm, Tóc Tiên, Wowy há hốc với tài năng mở màn 'Siêu trí tuệ Việt Nam' mùa 2”. Thanh Niên. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
  10. ^ a b “Siêu Trí Tuệ Việt Nam mùa 2 - Tập 1: Trấn Thành, Tóc Tiên, Wowy choáng ngợp vì Sự phi thường trở lại”.
  11. ^ a b Thiên Anh. “Thí sinh 'Siêu trí tuệ' đọc hết lượng sách người Việt phải đọc trong 833 năm”. Thanh Niên Online.
  12. ^ a b c Hoàng Lê (29 tháng 11 năm 2020). “Siêu trí tuệ Việt Nam tập 2: Ba thí sinh quá xuất sắc”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ a b c Thiên Anh (29 tháng 11 năm 2020). “Họa sĩ 3D Thái Tân làm nên điều phi thường tại 'Siêu trí tuệ Việt Nam'. Thanh Niên. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  14. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP02:01
  15. ^ a b c Thiên Anh (4 tháng 12 năm 2020). “Thử thách chưa ai chinh phục tại 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Chòm sao tri thức”. Thanh Niên. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2020.
  16. ^ a b c d Thiên Anh (6 tháng 12 năm 2020). “Tài năng ghi điểm tuyệt đối đầu tiên của 'Siêu trí tuệ Việt Nam' mùa 2”. Thanh Niên. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  17. ^ a b c Hoàng Lê (6 tháng 12 năm 2020). “Siêu trí tuệ Việt Nam tập 3: Ấn tượng với 'X- man' Đỗ Thành Đạt”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  18. ^ a b Hạnh Hạnh (6 tháng 12 năm 2020). “Lại Văn Sâm bàng hoàng trước thí sinh lập kỷ lục tuyệt đối ở Siêu trí tuệ”. Vietnamnet. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  19. ^ a b Vũ Nguyễn (6 tháng 12 năm 2020). “Thí sinh đạt điểm tuyệt đối đầu tiên của Siêu trí tuệ gây choáng”. Tuổi Trẻ Cười. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2020.
  20. ^ a b c Thiên Anh (11 tháng 12 năm 2020). 'Siêu trí tuệ Việt Nam' lần đầu xuất hiện thử thách Sudoku đấu 3, chỉ chọn 1”. Thanh Niên. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  21. ^ a b c Hoàng Lê (13 tháng 12 năm 2020). “Siêu trí tuệ Việt Nam tập 4: 'Cái gì xảy ra trước mắt tôi vậy trời'. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.
  22. ^ a b Thanh Uyên (13 tháng 12 năm 2020). “Trấn Thành cúi đầu, khâm phục chàng trai định vị 2.319 ảnh vệ tinh”. Vietnamnet. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  23. ^ Thiên Anh (13 tháng 12 năm 2020). “Trấn Thành 'nổi da gà' trước năng lực định vị của thí sinh 'Siêu trí tuệ'. Thanh Niên. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.
  24. ^ a b c 'Siêu trí tuệ Việt Nam' xuất hiện thử thách mà quốc tế chưa chinh phục được”. Thanh Niên Online. 18 tháng 12 năm 2020.
  25. ^ a b c Hoàng Lê (20 tháng 12 năm 2020). “3 'dị nhân' có bộ óc 'khủng' trong tập 5 Siêu trí tuệ Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  26. ^ a b c Di Py (20 tháng 12 năm 2020). “3 "dị nhân" của Siêu trí tuệ Việt Nam tập 5 là ai?”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  27. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP05:02
  28. ^ Thiên Anh (20 tháng 12 năm 2020). “Cao thủ toán không gian vượt thử thách Siêu trí tuệ quốc tế chưa chinh phục được”. Thanh Niên. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  29. ^ Vy Vy (20 tháng 12 năm 2020). “Siêu trí tuệ: Chàng sinh viên được gọi là "dị nhân" vì năng lực khó lý giải”. Lao Động. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  30. ^ Hạnh Hạnh (20 tháng 12 năm 2020). “Trấn Thành kinh ngạc với chàng trai 22 tuổi có siêu năng lực tưởng tượng”. Vietnamnet. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  31. ^ Nguyễn Hằng (1 tháng 1 năm 2021). “Sinh viên ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM là thành viên biệt đội Siêu trí tuệ”. Zing News. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  32. ^ a b c Thiên Anh (25 tháng 12 năm 2020). “NSƯT Chí Trung 'mồ hôi chảy ròng ròng' trước tài năng 'khủng' Siêu trí tuệ Việt Nam”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
  33. ^ a b c Thiên Anh (27 tháng 12 năm 2020). “Sở hữu lượng kiến thức khổng lồ, 'Siêu trí tuệ' Duy Bách khiến khán giả bái phục”. Thanh Niên. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  34. ^ a b c Hoàng Lê (27 tháng 12 năm 2020). “Siêu trí tuệ Việt Nam tập 6 gọi tên Duy Bách, Nhựt Thịnh”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  35. ^ a b c d QuangMT (27 tháng 12 năm 2020). “Siêu Trí Tuệ: "Dị nhân" được Huy Hoàng - Việt Hoàng gửi đến đã giành điểm tuyệt đối với màn thể hiện choáng ngợp”. Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.
  36. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP06:02
  37. ^ Vân Trang (23 tháng 12 năm 2020). “Á quân Olympia tham gia thi Siêu Trí Tuệ: Đội tuyển HSG Quốc gia, được đích thân giám khảo vào khen ngợi "trùm cuối đây rồi!". Doanh nghiệp & Tiếp thị. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.[liên kết hỏng]
  38. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP07:02
  39. ^ a b Hoàng Lê (3 tháng 1 năm 2021). “Trấn Thành 'vã mồ hôi' xem chị em họ Đặng đối đầu ở Siêu trí tuệ Việt Nam”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  40. ^ a b Hạnh Hạnh (3 tháng 1 năm 2021). “MC Lại Văn Sâm 'lặng người' xem hai chị em ruột tranh đấu ở Siêu trí tuệ”. VietNamNet. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  41. ^ a b QuangMT (3 tháng 1 năm 2021). “Siêu Trí Tuệ: Chị ruột của "cỗ máy ghi nhớ" thất bại trong trận tuyên chiến em gái”. Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  42. ^ a b Di Py (2 tháng 1 năm 2021). “3 cô gái là cao thủ siêu trí nhớ của "Siêu trí tuệ Việt Nam". Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  43. ^ Thiên Anh (1 tháng 1 năm 2021). “3 cao thủ siêu trí nhớ đối đầu vòng tuyên chiến 'Siêu trí tuệ Việt Nam'. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2021.
  44. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP07:05
  45. ^ Thiên Anh (3 tháng 1 năm 2021). “Lại Văn Sâm ôm tim vì màn lội ngược dòng của 'siêu trí nhớ' Phương Trinh”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2021.
  46. ^ a b Thiên Anh (8 tháng 1 năm 2021). “Tuyên chiến với 'siêu dị nhân', thí sinh 20 tuổi muốn chinh phục đỉnh cao trí tuệ”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2021.
  47. ^ An Nhiên (8 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Tóc Tiên trầm trồ vì ê-kíp đầu tư công phu cho thử thách của thí sinh”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  48. ^ a b Hoàng Lê (10 tháng 1 năm 2021). “Coi tập 8 siêu trí tuệ Việt Nam, giám khảo Tóc Tiên: 'Chơi vậy ai chơi được'. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  49. ^ a b QuangMT (10 tháng 1 năm 2021). “Siêu Trí Tuệ Việt Nam: Cô gái 20 tuổi bất ngờ xuất hiện "đá văng" chàng trai cao điểm nhất vòng 1!”. Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  50. ^ a b Hải Thanh (10 tháng 1 năm 2021). 'Xem Siêu trí tuệ Việt Nam như phim viễn tưởng'. Zing News. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  51. ^ a b Thiên Anh (10 tháng 1 năm 2021). “Tân binh khiêu chiến 'hạ' cao thủ 'Siêu trí tuệ' từng đạt 150 điểm tuyệt đối”. Thanh Niên. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  52. ^ Kim Chi (8 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Cô gái 20 tuổi tuyên chiến 'bậc thầy' 150 điểm”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2021.
  53. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP08:04
  54. ^ Vy Vy (10 tháng 1 năm 2021). "Siêu trí tuệ": Tân binh khiêu chiến Lan Anh đánh bại cao thủ Thành Đạt”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2021.
  55. ^ a b QuangMT (14 tháng 1 năm 2021). “Bị khiêu chiến, "siêu trí tuệ" Duy Bách đáp một câu "bình tâm như người đi trên dây". Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2021.
  56. ^ a b Thiên Anh (15 tháng 1 năm 2021). “Sinh viên y khoa so găng cùng 'siêu dị nhân' Duy Bách ở 'Siêu trí tuệ Việt Nam'. Thanh Niên. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  57. ^ Kim Chi (15 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Tân binh lớp 11 tuyên bố đến đòi lại chiếc cúp 'lẽ ra phải thuộc về em'. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  58. ^ Vy Vy (14 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ: Nam sinh lớp 11 tự tin khẳng định sẽ "tiễn" đối thủ về nhà”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2021.
  59. ^ a b Hoàng Lê (17 tháng 1 năm 2021). “Những cuộc soán ngôi thuyết phục trong tập 9 Siêu trí tuệ Việt Nam”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  60. ^ a b QuangMT (17 tháng 1 năm 2021). “Siêu Trí Tuệ: Bất ngờ trước màn "soán ngôi" đi vào lịch sử của cao thủ Toán học 19 tuổi!”. Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  61. ^ Vy Vy (17 tháng 1 năm 2021). “Nam sinh lớp 11 chiến thắng siêu trí tuệ 120 điểm tại thử thách Mê cun (Mê cung thám điểm)”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  62. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP09:03
  63. ^ Vy Vy (14 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ: Nam sinh trường Y so tài cùng thí sinh 150 điểm Duy Bách”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2021.
  64. ^ An Nhiên (15 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Nam sinh trường Y tuyên chiến với 'trùm cuối' Lê Duy Bách”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  65. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP09:06
  66. ^ Thiên Anh (17 tháng 1 năm 2021). “Màn 'soán ngôi' bất ngờ của cao thủ toán học 19 tuổi tại Siêu trí tuệ VN”. Thanh Niên. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  67. ^ Vy Vy (17 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ: Màn "soán ngôi" đi vào lịch sử của cao thủ toán học 19 tuổi”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2021.
  68. ^ Thủy Vũ (17 tháng 1 năm 2021). “Trận đấu "Siêu trí tuệ Việt Nam" giữa "dị nhân" 150 điểm và nam sinh đạt 40 giải toán học”. Dân Việt. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
  69. ^ Hạnh Hạnh (17 tháng 1 năm 2021). “Nam sinh 19 tuổi thắng áp đảo 'dị nhân 150 điểm' tại Siêu trí tuệ”. VietNamNet. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2021.
  70. ^ a b c Đông Du (30 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ Việt Nam: Sự trở lại của các "cao thủ" có tạo dấu ấn?”. Lao Động. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  71. ^ a b c Hải Thanh (31 tháng 1 năm 2021). “Ba cao thủ Siêu trí tuệ Việt Nam mùa một trở lại”. Zing News. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  72. ^ Hải Thanh (3 tháng 2 năm 2021). “Đức Giang: 'Mong có nhiều đối thủ khiêu chiến ở Siêu trí tuệ'. Zing News. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2021.
  73. ^ a b Thiên Anh (21 tháng 1 năm 2021). 'Mắt thần' Tuấn Phi, 'bách khoa sống' Việt Hoàng đấu gì khi trở lại 'Siêu trí tuệ Việt Nam'?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2021.
  74. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP10:02
  75. ^ a b Hà Trang (22 tháng 1 năm 2021). 'Bách khoa sống' Hà Việt Hoàng chính thức quay trở lại Siêu Trí Tuệ Việt Nam”. Tiền Phong. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  76. ^ a b Phi Long (23 tháng 1 năm 2021). 'Bách khoa sống' Hà Việt Hoàng trở lại Siêu trí tuệ Việt Nam”. Pháp Luật. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2021.
  77. ^ Kim Chi (21 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': 'Mắt thần' Tuấn Phi trở lại với bài thi quốc tế”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2021.
  78. ^ a b Hoàng Lê (24 tháng 1 năm 2021). “Tập 10 Siêu trí tuệ Việt Nam: Chiến thuật đầy mạo hiểm của Đức Giang”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  79. ^ a b Thiên Anh (24 tháng 1 năm 2021). 'Bậc thầy tư duy không gian' Đức Giang hạ 'mắt thần' Tuấn Phi ra sao?”. Thanh Niên. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  80. ^ a b Đinh Vui (báo Đất Việt) (24 tháng 1 năm 2021). 'Bậc thầy tư duy không gian' Đức Giang bất ngờ hạ 'mắt thần' Tuấn Phi bằng tư duy chiến thuật đỉnh cao tại đấu trường Siêu Trí Tuệ Việt Nam”. Tiin.vn. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  81. ^ Vy Vy (24 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ: Đức Giang hạ Tuấn Phi bằng tư duy chiến thuật đỉnh cao”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  82. ^ An Nhiên (24 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Từ chối sử dụng quyền ghi nhớ, Tuấn Phi bại trận trước đối thủ”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  83. ^ Hải Thanh (24 tháng 1 năm 2021). “Thí sinh Siêu trí tuệ Việt Nam tiếc vì nhận ra tài năng quá muộn”. Zing News. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  84. ^ An Nhiên (21 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Việt Hoàng trở lại đấu với 2 cựu thí sinh 'Đường lên đỉnh Olympia'. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2021.
  85. ^ Vy Vy (22 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ: "Bách khoa sống" Việt Hoàng chính thức trở lại”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  86. ^ Thanh Uyên (24 tháng 1 năm 2021). “MC Lại Văn Sâm bất ngờ phản đối kết quả ở 'Siêu trí tuệ'. VietNamNet. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  87. ^ Hải Thanh (24 tháng 1 năm 2021). “Sai lầm hy hữu ở tập 10 Siêu trí tuệ Việt Nam”. Zing News. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  88. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP10:06
  89. ^ Vy Vy (24 tháng 1 năm 2021). “Nghẹt thở trước trận đấu của Việt Hoàng tại "Siêu trí tuệ". Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  90. ^ a b Thiên Anh (29 tháng 1 năm 2021). 'Phù thủy toán học' Huy Hoàng trở lại chung kết 'Siêu trí tuệ Việt Nam'. Thanh Niên. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
  91. ^ a b Kim Chi (29 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': 'Phù thủy toán học' Huy Hoàng trở lại từ lời thách đấu của đối thủ 19 tuổi”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2021.
  92. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP11:03
  93. ^ a b Hoàng Danh (30 tháng 1 năm 2021). “Huy Hoàng nhận lời thách đấu tại Siêu trí tuệ Việt Nam”. Pháp Luật. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2021.
  94. ^ a b Hoàng Lê (31 tháng 1 năm 2021). “Tập cuối Siêu trí tuệ Việt Nam: Căng não cuộc đấu trí giữa Hoàng Hiệp và Huy Hoàng”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  95. ^ a b Thiên Anh (31 tháng 1 năm 2021). “Tập cuối Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2: cuộc đua nghẹt thở”. Thanh Niên. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  96. ^ a b QuangMT (31 tháng 1 năm 2021). “Siêu Trí Tuệ: "Bách khoa sống" Việt Hoàng đại diện mùa 1 xuất sắc giành chiến thắng tuyệt đối”. Pháp luật & Bạn đọc. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  97. ^ An Nhiên (31 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': Việt Hoàng một mình 'cân' 2 tuyển thủ mùa 2”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  98. ^ Hải Thanh (31 tháng 1 năm 2021). “Việt Hoàng đánh bại hai đối thủ ở chung kết Siêu trí tuệ Việt Nam”. Zing News. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  99. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TTVIET3MIEN1
  100. ^ Thúy Phương (28 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 tập 11: "Phù thủy toán học" Huy Hoàng chạm mặt đối thủ xứng tầm Hoàng Hiệp”. Dân Việt. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.
  101. ^ Vy Vy (28 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ: "Phù thủy toán học" Huy Hoàng chính thức trở lại”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.
  102. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên S2EP11:05
  103. ^ Kim Chi (31 tháng 1 năm 2021). 'Siêu trí tuệ Việt Nam': 'Phù thủy toán học' bất ngờ bại trận trước đàn em 19 tuổi”. Thể thao & Văn hóa. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  104. ^ Phan Trai Úc (Dân Việt) (31 tháng 1 năm 2021). “MC Lại Văn Sâm tranh cãi với Trấn Thành ngay trên sóng truyền hình”. 24h. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  105. ^ Hải Thanh (31 tháng 1 năm 2021). “MC Lại Văn Sâm phản đối Trấn Thành ở chung kết Siêu trí tuệ Việt Nam”. Zing News. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  106. ^ Hạnh Hạnh (31 tháng 1 năm 2021). “Lại Văn Sâm bất ngờ vì 'phù thủy toán học' thất bại tại Siêu trí tuệ”. VietNamNet. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2021.
  107. ^ Khánh Ngọc (20 tháng 12 năm 2020). “Soobin làm giám khảo 'Siêu trí tuệ Việt Nam'. Công Luận. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2020.
  108. ^ Hải Thanh (25 tháng 1 năm 2021). “JustaTee ấn tượng với Trấn Thành sau Rap Việt và Siêu trí tuệ”. Zing News. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
  109. ^ Hà Kôn (8 tháng 11 năm 2007). “Người giải ô số Sudoku khó nhất thế giới”. Thanh Niên.
  110. ^ 'Siêu trí tuệ' mùa 2 mở màn siêu hot nhưng lại vấp phải lỗi ngớ ngẩn từ câu nói của Trấn Thành khiến người xem khó chịu”. Gia đình & Xã hội. 28 tháng 11 năm 2020.
  111. ^ “Nữ bác sĩ nói gì về phần thi nhớ hơn 1.000 quyển sách ở "Siêu trí tuệ Việt Nam" bị nghi dàn dựng?”. Dân Việt. 17 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020.
  112. ^ Tiểu Ngọc - Hạnh Hạnh (16 tháng 12 năm 2020). “Thí sinh nhớ 1000 cuốn sách phủ nhận chuyện dàn dựng ở 'Siêu trí tuệ'. Vietnamnet. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2020.
  113. ^ Đoàn Hòa (9 tháng 12 năm 2020). “Gameshow do Trấn Thành cầm trịch bị tố dàn dựng, MC Lại Văn Sâm nói một câu bất ngờ”. 24h. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2020.
  114. ^ Bell Shino (10 tháng 1 năm 2021). “Netizen không phục chiến thắng của tuyển thủ 20 tuổi khi đánh bại "át chủ bài" Siêu Trí Tuệ”. Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  115. ^ Vân Trang (10 tháng 1 năm 2021). “Dân mạng ném đá khi "át chủ bài" Siêu Trí Tuệ bị xử thua ngỡ ngàng, Á quân Olympia đáp trả: Người ngoài vốn không hiểu chuyện!”. Doanh nghiệp & Tiếp Thị. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.[liên kết hỏng]
  116. ^ Bell Shino (11 tháng 1 năm 2021). "Kỷ lục gia 150 điểm" vừa bị loại khỏi Siêu Trí Tuệ chính thức lên tiếng về ồn ào bất công”. Trí Thức Trẻ (báo Tổ Quốc). Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2021.
  117. ^ Hoàng Lê (12 tháng 1 năm 2021). “Siêu trí tuệ Việt Nam 'dậy sóng' khi Thành Đạt bị 'xử thua'. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  118. ^ Di Py (27 tháng 12 năm 2020). “Hai "dị nhân" đạt điểm kỉ lục của Siêu trí tuệ Việt Nam mùa 2 là ai?”. Lao Động Trẻ. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2020.