Sigma Pegasi (La tinh hóa từ σ Pegasi) là tên của một hệ sao đôi[3] nằm trong một chòm sao phương bắc tên là Phi Mã. Với cấp sao biểu kiến kết hợp là 5,16[2], ta có thể thấy nó là một đốm sáng mờ nhạt. Để có thể nhìn thấy nó rõ ràng nhất, ta cần có một vị trí cách xa thành thị (do sự ô nhiễm ánh sáng làm hạn chế tầm nhìn) và điều kiện thời tiết tốt. Dựa trên giá trị thị sai, khoảng cách của nó với mặt trời là khoảng xấp xỉ 89 năm ánh sáng[1]. Nó có chuyển động riêng tương đối cao, nó băng qua thiên cầu với tỉ lệ 0,524" trên một năm.[11]

Sigma Pegasi
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0 (ICRS)
Chòm sao Pegasus
Xích kinh 22h 52m 24.07496s[1]
Xích vĩ +09° 50′ 08.3791″[1]
Cấp sao biểu kiến (V) 5.16[2] + 13.5[3]
Các đặc trưng
Kiểu quang phổF6 V[4] or F7 IV[5] + M4 V[3]
Chỉ mục màu U-B−0.016[2]
Chỉ mục màu B-V+0.486[2]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+11.4[6] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: +521.04[1] mas/năm
Dec.: +42.65[1] mas/năm
Thị sai (π)36.66 ± 0.29[1] mas
Khoảng cách89 ± 0.7 ly
(27.3 ± 0.2 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)3.01[7]
Chi tiết
σ Peg A
Khối lượng1.275[6] M
Hấp dẫn bề mặt (log g)3.69[4] cgs
Nhiệt độ6,250[4] K
Độ kim loại [Fe/H]−0.32[4] dex
Tốc độ tự quay (v sin i)3[8] km/s
Tuổi271±061[9] Gyr
Tên gọi khác
σ Peg, 49 Peg, BD+09° 5122, FK5 3828, HD 216385, HIP 112935, HR 8697, SAO 127810[10]
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu

Ngôi sao chính của nó được chỉ định là Sigma Pegasi A, nó là một ngôi sao loại F nằm trong dãy chính có ánh sáng màu vàng trắng với quang phổ thuộc loại F6 V[4]. Tuy nhiên, Frasca và các đồng sự của mình vào năm 2009 đã liệt kê nó là một sao gần mức khổng lồ loại F có quang phổ thuộc loại F7 IV[5]. Nó có tuổi là 2,7 tỉ năm[9] và có một chronosphere (tạm dịch là cầu Chrono, là lớp thứ 2 trong ba lớp chính của khí quyển của các ngôi sao như mặt trời) không hoạt động[4] và đang tự quay với vận tốc 3 km/s[8]. Nó có một ngôi sao đồng hành được định danh là Sigma Pegasi B, một ngôi sao lùn đỏ có cấp sao biểu kiến là 13,23[12] nằm ở góc phân tách 248"[3]. Có khả năng rất cao là nó nằm ở đĩa giữa của Ngân Hà (khả năng này là 96%).[6]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f van Leeuwen, F. (2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  2. ^ a b c d Nicolet, B. (1978), “Photoelectric photometric Catalogue of homogeneous measurements in the UBV System”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 34: 1–49, Bibcode:1978A&AS...34....1N.
  3. ^ a b c d Eggleton, P. P.; Tokovinin, A. A. (tháng 9 năm 2008), “A catalogue of multiplicity among bright stellar systems”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 389 (2): 869–879, arXiv:0806.2878, Bibcode:2008MNRAS.389..869E, doi:10.1111/j.1365-2966.2008.13596.x.
  4. ^ a b c d e f Gray, R. O.; và đồng nghiệp (2006), “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: spectroscopy of stars earlier than M0 within 40 pc-The Southern Sample”, The Astronomical Journal, 132 (1): 161–70, arXiv:astro-ph/0603770, Bibcode:2006AJ....132..161G, doi:10.1086/504637.
  5. ^ a b Frasca, A.; và đồng nghiệp (1 tháng 12 năm 2009), “REM near-IR and optical photometric monitoring of pre-main sequence stars in Orion. Rotation periods and starspot parameters”, Astronomy and Astrophysics, 508 (3): 1313–1330, arXiv:0911.0760, Bibcode:2009A&A...508.1313F, doi:10.1051/0004-6361/200913327.
  6. ^ a b c Ramírez, I.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2013), “Oxygen abundances in nearby FGK stars and the galactic chemical evolution of the local disk and halo”, The Astrophysical Journal, 764 (1): 78, arXiv:1301.1582, Bibcode:2013ApJ...764...78R, doi:10.1088/0004-637X/764/1/78.
  7. ^ Karatas, Y.; Schuster, W. J. (tháng 10 năm 2006), “Metallicity and absolute magnitude calibrations for UBV photometry”, Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 371 (4): 1793–1812, Bibcode:2006MNRAS.371.1793K, doi:10.1111/j.1365-2966.2006.10800.x.
  8. ^ a b Takeda, Yoichi; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2005), “High-Dispersion Spectra Collection of Nearby F—K Stars at Okayama Astrophysical Observatory: A Basis for Spectroscopic Abundance Standards”, Publications of the Astronomical Society of Japan, 57 (1): 13–25, Bibcode:2005PASJ...57...13T, doi:10.1093/pasj/57.1.13.
  9. ^ a b Pace, G. (tháng 3 năm 2013), “Chromospheric activity as age indicator. An L-shaped chromospheric-activity versus age diagram”, Astronomy & Astrophysics, 551: 4, arXiv:1301.5651, Bibcode:2013A&A...551L...8P, doi:10.1051/0004-6361/201220364, L8.
  10. ^ “49 Peg”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2017.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  11. ^ Lépine, Sébastien; Shara, Michael M. (tháng 3 năm 2005), “A Catalog of Northern Stars with Annual Proper Motions Larger than 0.15" (LSPM-NORTH Catalog)”, The Astronomical Journal, 129 (3): 1483–1522, arXiv:astro-ph/0412070, Bibcode:2005AJ....129.1483L, doi:10.1086/427854.
  12. ^ Lépine, Sébastien; Bongiorno, Bethany (2007), “New Distant Companions to Known Nearby Stars. II. Faint Companions of Hipparcos Stars and the Frequency of Wide Binary Systems”, The Astronomical Journal, 133 (3): 889–905, arXiv:astro-ph/0610605, Bibcode:2007AJ....133..889L, doi:10.1086/510333.

Liên kết ngoài sửa

  • Kaler, James B. (ngày 6 tháng 11 năm 2015), “Sigma Pegasi”, STARS, University of Illinois, truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2017.