Sillimanit là một khoáng vật nhôm silicat, có công thức hóa học Al2SiO5. Sillimanit được đặt theo tên nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman (1779–1864). Khoáng vật này được mô tả đầu tiên năm 1824 trên một mẫu ở Chester, Quận Middlesex, Connecticut, Hoa Kỳ.[3]

Sillimanit
các tinh thể sillimanit (đến 3 cm) bên trong khối schist ở Norwich, quận New London, Connecticut
Thông tin chung
Thể loạiSilicat đảo
Công thức hóa họcAl2SiO5
Phân loại Strunz09.AF.05
Phân loại Dana52.02.02a.01
Hệ tinh thểthoi - tháp đôi
Nhóm không gianThoi (2/m 2/m 2/m)
Ô đơn vịa = 7.47 Å, b = 7.66 Å, c = 5.75 Å; Z=4
Nhận dạng
Màukhông màu hoặc trắng đến xám, cũng có màu nâu, vàng, lục-vàng, lục-lam; không màu trong mẫu lát mỏng
Dạng thường tinh thểtinh thể lăng trụ, sợi, kim
Cát khaihoàn toàn theo {010}
Vết vỡmảnh vụn
Độ bềnbền
Độ cứng Mohs7
Ánhthủy tinh đến bán subadamantin, ánh tơ
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng3,24
Thuộc tính quanghai trục (+)
Chiết suấtnα = 1.653 - 1.661 nβ = 1.654 - 1.670 nγ = 1.669 - 1.684
Đa sắckhông màu đến nâu nhạt, đến vàng
Góc 2V21 - 30°
Tham chiếu[1][2][3]

Phân bố sửa

 
Tinh thể silimanit ở Sri Lanka

Sillimanit là một trong ba dạng đồng hình nhôm-silicat, hai dạng còn lại là andalusitkyanit. Biến thể phổ biến của sillimanit được gọi là fibrolit, sở dĩ nó có tên này là do khoáng vật thể hiện bên ngoài là một bó sợi quấn vào nhau khi nhìn dưới lát mỏng hoặc thậm chí bằng mắt thường. Cả hai dạng sợi và dạng thường gặp của sillimanit có mặt phổ biến trong các đá trầm tích bị biến chất. Nó là một khoáng vật chỉ thị, được thành tạo trong môi trường nhiệt độ cap nhưng áp suất thay đổi, nhưn trong các đá gneissgranulit. Nó xuất hiện cùng với andalusit, kyanit, feldspar kali, almandin, cordierit, biotitthạch anh trong các đá schist, gneiss, hornfels và cũng hiếm gặp trong pegmatit.[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ “WebMineral entry”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2009.
  2. ^ a b http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/sillimanite.pdf Handbook of Mineralogy
  3. ^ a b http://www.mindat.org/min-3662.html Mindat.org