Sinh vật hai lông roi (danh pháp khoa học: Bikonta) là tế bào nhân chuẩn với 2 lông roi, như tên gọi của nó gợi ý. Nó là một phần của sinh vật nhân chuẩn (Eukaryota)[1].

Sinh vật hai lông roi
Một loài trùng tia (Radiolaria)
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Nhánh Bikonta
Các siêu nhóm

Enzym sửa

Đặc trưng chia sẻ khác của các sinh vật hai lông roi là sự hợp nhất của 2 gen thành một đơn vị duy nhất: các gen đối với các enzym thymidylate synthase (TS) và dihydrofolate reductase (DHFR) mã hóa một protein với 2 chức năng[2].

Các gen được dịch mã tách biệt trong sinh vật một lông roi (Unikonta).

Các mối quan hệ sửa

Một số nghiên cứu gợi ý rằng Unikonta (tế bào nhân chuẩn với một lông roi) là tổ tiên của Opisthokonta (động vật, nấm và các dạng sinh vật có họ hàng gần) và Amoebozoa, còn Bikonta là tổ tiên của Archaeplastida (thực vật và các họ hàng gần), Excavata, RhizariaChromalveolata. Cavalier-Smith đã đề xuất rằng Apusozoa, một nhóm động vật nguyên sinh có lông roi thông thường được coi là có vị trí incertae sedis, trên thực tế thuộc về Bikonta.

Các mối quan hệ trong phạm vi Bikonta vẫn chưa rõ ràng. Cavalier-Smith đã gộp Excavata và Rhizaria vào Cabozoa còn ArchaeplastidaChromalveolata vào Corticata, nhưng ít nhất một nghiên cứu khác lại đề xuất rằng RhizariaChromalveolata tạo thành một nhánh[3].

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ Burki F, Pawlowski J (năm 2006). “Monophyly of Rhizaria and multigene phylogeny of unicellular bikonts”. Mol. Biol. Evol. 23 (10): 1922–1930. doi:10.1093/molbev/msl055. PMID 16829542. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  2. ^ Thomas Cavalier-Smith (2006). “Protist phylogeny and the high-level classification of Protozoa”. European Journal of Protistology. 39 (4): 338–348. doi:10.1078/0932-4739-00002.
  3. ^ Burki F., Shalchian-Tabrizi K., Minge M., Skjæveland Å., Nikolaev S. I. và ctv. (2007). “Phylogenomics Reshuffles the Eukaryotic Supergroups”. PLoS ONE. 2 (8: e790): e790. doi:10.1371/journal.pone.0000790. PMC 1949142. PMID 17726520.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Đọc thêm sửa