Sinh vật hiếu khí
Sinh vật hiếu khí hoặc aerobe là sinh vật có thể tồn tại và phát triển trong môi trường oxy hóa [1][2].
Ngược lại, sinh vật yếm khí (kỵ khí) là sinh vật không cần cung cấp oxy cho phát triển. Một số vi khuẩn kỵ khí phản ứng tiêu cực hoặc thậm chí tử vong nếu oxy hiện diện.
Các loại
sửaPhân loại theo mục đích thực tế thì có bốn loại sinh vật tồn tại và phát triển được trong môi trường oxy hóa:
- Sinh vật hiếu khí bắt buộc (Obligate aerobe) cần oxy để phát triển. Trong một quá trình được gọi là hô hấp tế bào, những sinh vật sử dụng oxy để oxy hóa các chất nền (ví dụ như các loại đường và chất béo) và tạo ra năng lượng.
- Sinh vật yếm khí tuỳ ý (Facultative anaerobe), có thể phát triển mà không cần oxy, nhưng sử dụng oxy nếu nó hiện diện.[3]
- Sinh vật vi hiếu khí (Microaerophile) cần cung cấp oxy cho sản xuất năng lượng, nhưng bị tổn hại ở nồng độ khí quyển oxy (21% O2).
- Sinh vật yếm khí không bắt buộc (Aerotolerant organism), không thể sử dụng oxy để tăng trưởng, nhưng chịu đựng được sự hiện diện của oxy.[3]
Oxy hóa glucose
sửaQuá trình oxy hóa glucose (một monosaccharide) là quá trình quan trọng trong hô hấp hiếu khí.
Phương trình này là bản tóm tắt về những gì thực sự xảy ra trong chuỗi ba phản ứng sinh hóa: đường phân (glycolysis) [4][5], chu trình Krebs [6][7], và phosphoryl hóa oxy hóa (oxidative phosphorylation) [8].
Chỉ dẫn
sửaTham khảo
sửa- ^ Aerobic organism Dorland's medical reference works. Truy cập 01/07/2016.
- ^ Georg Fuchs, Thomas Eitinger, Hans Günter Schlegel. Allgemeine Mikrobiologie. Georg Thieme, 2007. ISBN 9783134446081. p. 13.
- ^ a b Hogg S. (2005). Essential Microbiology (1st ed.). Wiley. pp. 99–100. ISBN 0-471-49754-1.
- ^ Glycolysis – Animation and Notes
- ^ Bailey, Regina. “10 Steps of Glycolysis”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2016.
- ^ Lowenstein JM (1969). Methods in Enzymology, Volume 13: Citric Acid Cycle. Boston: Academic Press. ISBN 0-12-181870-5.
- ^ Krebs HA, Weitzman PD (1987). Krebs' citric acid cycle: half a century and still turning. London: Biochemical Society. tr. 25. ISBN 0-904498-22-0.
- ^ Mitchell P, Moyle J (1967). “Chemiosmotic hypothesis of oxidative phosphorylation”. Nature. 213 (5072): 137–9. Bibcode:1967Natur.213..137M. doi:10.1038/213137a0. PMID 4291593.
Xem thêm
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sinh vật hiếu khí.