Bút Không Gian

(Đổi hướng từ Space Pen)

Bút Không Gian (Space Pen) còn gọi là bút Không trọng lực (Zero Gravity Pen), được kinh doanh bởi Fisher Space Pen Company, là bút bi dùng hộp mực điều áp có khả năng hoạt động trong môi trường không trọng lực, dưới nước, trên giấy ướt hay trơn láng. Bút có thể viết ở mọi góc độ và trong hoạt động trong khoảng nhiệt độ môi trường rất rộng. Bút Không Gian của hãng Fisher được phát minh bởi nhà tư bản công nghiệp kiêm nhà sản xuất bút người Mỹ Paul C. Fisher và được sản xuất tại thành phố Boulder, Nevada, Mỹ. Bằng sáng chế đầu tiên của Paul C. Fisher là cho bút AG7 "anti gravity" năm 1965. Bút từ các nhà sản xuất khác có cùng một số hoặc tất cả các tính năng trên cũng đã xuất hiện trên thị trường.

Bút "AG-7 Astronaut Space Pen" trong hộp.

Mô hình sửa

Có hai phong cách nổi bật của loại bút này là: AG7 "Astronaut pen", có dạng dài, mảnh, đầu bi thụt vào trong như bút bi thường, và "Bullet pen", có dạng không rụt đầu bi vào được và ngắn hơn bút bi thường khi đậy nắp nhưng dài như bút thường khi tháo nắp gắn lên đuôi bút để viết.

Nhiều mẫu bút của Fisher Space Pen được công bố có thời gian sử dụng trung bình là "trọn đời"; con số chính xác là 30.7 dặm hay 49.40 km.

Công nghệ sửa

Bút Không Gian có đầu bi làm từ wolfram carbide siêu cứng và thiết kế vừa khít để chống rò rỉ. Một phao trượt ngăn cách mực và khí nén. Mực viết xúc biến trong ống mực hàn kín là được nén khí được khẳng định viết lâu gấp ba lần bút bi thường. Viết có thể dùng ở độ cao 12,500 foot (3810 m) so với mực nước biển. Mực ra khỏi ống bằng khí nitro nén ở áp suất 35 psi (240 kPa). Nhiệt độ hoạt động được của bút là -25 °C tới 120 °C [1]. Bút có thời hạn sử dụng một thế kỷ.[1]

Sử dụng trong không gian sửa

Một nguồn tin phổ biến nhưng không xác thực cho biết, đối diện với vấn đề bút bi không dùng được trong môi trường không trọng lực, NASA chi rất nhiều tiền để phát triển bút dùng trong các chuyến du hành không gian mà kết quả có thể thừa nhận là Bút Không Gian, trong khi đó Liên bang Xô Viết chọn giải pháp vừa dễ vừa rẻ là dùng viết chì.[2]

Các phi hành gia Nga dùng viết chì và viết sáp viết trên bảng nhựa đen cho tới khi cũng chấp nhận dùng Bút Không Gian năm 1969 với việc mua 100 đơn vị để dùng cho toàn bộ các nhiệm vụ trong tương lai.[3] Các chương trình của NASA trước đây cũng dùng viết chì (ví dụ như lần đặt hàng viết chì kỹ thuật năm 1965[4]) nhưng vì mối nguy quá lớn của các đầu chì vỡ và bụi chì bay tán loạn trong môi trường không trọng lực làm hỏng các thiết bị điện tử cũng như gỗ làm bút chì quá dễ cháy,[4] họ vẫn cần phương án tốt hơn. NASA chưa bao giờ yêu cầu Paul Fisher chế bút và Fisher cũng không nhận được bất kỳ nguồn tài trợ nào của chính phủ.[4] Ông độc lập chế tạo và vào năm 1965 thì mời NASA dùng thử. Sau nhiều thử nghiệm quy mô lớn, NASA quyết định dùng bút Bút Không Gian trong các nhiệm vụ Apollo trong tương lai.[3] Theo báo cáo năm 1967, NASA mua khoảng 400 bút với giá $6 một cây.[3]

Năm 2008, cây bút Apollo 17 của Gene Cernan bán đấu giá được đến 23,900$.[5]

Xem thêm sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b “BBC Home”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013. Chú thích có tham số trống không rõ: |4= (trợ giúp)
  2. ^ “Is it true that NASA spent thousands of dollars developing a space pen, whereas the Russians just took a pencil?”. physics.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ a b c Steve Garber (ngày 28 tháng 5 năm 2010). “The Fisher Space Pen”. NASA History Division. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2013.
  4. ^ a b c Ciara Curtin (ngày 20 tháng 12 năm 2006). “Fact or Fiction?: NASA Spent Millions to Develop a Pen that Would Write in Space, whereas the Soviet Cosmonauts Used a Pencil”. Scientific American.
  5. ^ “Gene Cernan's Apollo 17 Lunar Module Flown Fisher AG-7 Space Pen... (Total: 1 Items) Transportation: Space Exploration”. Historical.ha.com. ngày 24 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2010.

Liên kết ngoài sửa