Stephanie Louise Kwolek (31 tháng 7 năm 1923 – 18 tháng 6 năm 2014) là nhà hóa học người Mỹ gốc Ba Lan, đã phát minh ra "poly-paraphenylene terephtalamide" (thường gọi là Kevlar).[2] Kwolek đã đoạt nhiều giải thưởng cho công trình của bà trong ngành hóa học polymer (polymer chemistry).

Stephanie Kwolek
Sinh(1923-07-31)31 tháng 7, 1923
New Kensington, Pennsylvania, Hoa Kỳ
Mất18 tháng 6, 2014(2014-06-18) (90 tuổi)
Wilmington, Delaware
Hoa Kỳ
Quốc tịchHoa Kỳ
Nổi tiếng vìKevlar[1]
Giải thưởngHuy chương Công nghệ quốc gia
Huy chương Perkin
Huy chương Howard N. Potts
Sự nghiệp khoa học
NgànhHóa học hữu cơ
Nơi công tácDuPont

Thời trẻ sửa

Kwolek sinh ngày 31 tháng 7 năm 1923 ở ngoại ô Pittsburgh của New Kensington, Pennsylvania.[3] Cha của bà, John Kwolek,[3] qua đời khi bà mới lên 10 tuổi.[4] Kwolek cho rằng sự say mê khoa học của mình là do cha bà truyền cho còn sự quan tâm tới thời trang là do mẹ mình, Nellie Zajdel Kwolek.[3][4] Năm 1946, Kwolek tốt nghiệp cử nhân hóa họcMargaret Morrison Carnegie College của Đại học Carnegie Mellon.[4] Kwolek dự định sẽ học tiếp để lấy bằng tiến sĩ và hy vọng là mình có thể kiếm đủ tiền bằng công việc tạm thời trong lãnh vực liên quan tới hóa học để học tiếp trong một Trường Y học.[4]

Sự nghiệp ở DuPont sửa

Cũng năm 1946, Hale Charch, một cố vấn tương lai đầy kinh nghiệm của Kwolek, mời bà làm việc ở cơ sở của Công ty Hóa chất DuPont tại Buffalo, New York[5] ngay sau khi ông ta gặp bà.[4] Ban đầu Kwolek chỉ định làm việc tạm thời cho DuPont, nhưng sau đó bà thấy công việc này khá thú vị nên tiếp tục làm và bỏ ý định theo đuổi ngành Y. Năm 1950 Kwolek di chuyển tới Wilmington, Delaware để tiếp tục làm việc cho DuPont.[5] Năm 1959, bà đoạt giải thưởng xuất bản của Hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS).[6]

Kevlar sửa

Khi làm việc cho DuPont, Kwolek đã phát minh ra Kevlar.[4] Năm 1964, để dự phòng tình trạng thiếu xăng dầu, nhóm của bà bắt đầu tìm kiếm một loại sợi nhẹ nhưng đủ mạnh để sử dụng cho lốp xe.[4] Các polymer mà bà làm việc trong thời gian này – poly-p-Phenylene-terephthalate và polybenzamide,[7] tạo thành tinh thể lỏng trong quá trình hòa tan trong dung dịch, một cái gì đó độc đáo cho những polymer vào thời điểm đó.[4] Dung dịch đó "vẩn đục, có màu như opal khi khuấy lên, và độ nhớt thấp" và thường bị bỏ đi. Tuy nhiên, Kwolek đã thuyết phục kỹ thuật viên Charles Smullen, người điều hành spinneret[8] thử nghiệm dung dịch của mình. Bà ngạc nhiên khi thấy rằng loại sợi mới này không bị vỡ, trong khi sợi nylon thường bị vỡ. Cả người giám sát và giám đốc phòng thí nghiệm của bà hiểu ngay tầm quan trọng phát hiện của bà và một lĩnh vực mới của hóa học polymer đã phát sinh một cách nhanh chóng. Đến năm 1971, thì loại Kevlar hiện đại đã được giới thiệu.[4] Tuy nhiên, Kwolek đã không tham gia nhiều vào việc phát triển các ứng dụng của Kevlar.[9]

Nghỉ hưu sửa

Năm 1986, Kwolek nghỉ hưu không còn làm phụ tá nghiên cứu ở DuPont. Tuy nhiên, bà vẫn làm cố vấn cho DuPont, và cũng phục vụ cả trong Hội đồng Nghiên cứu quốc gia lẫn Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.[5] Trong 40 năm làm nhà khoa học nghiên cứu, bà đã đệ trình và được nhận hoặc 17[9] hoặc 28 bằng sáng chế.[10]

Giải thưởng và Vinh dự sửa

Tham khảo và Chú thích sửa

  1. ^ thương hiệu đăng ký của sợi tổng hợp para-aramid, liên quan tới các aramid khác như NomexTechnora, do Công ty Hóa chất DuPont (Hoa Kỳ) chế tạo năm 1965
  2. ^ Wholly Aromatic Carbocyclic Polycarbonamide Fiber Original Kevlar patent awarded in 1974 to Stephanie Kwolek
  3. ^ a b c d “Stephanie Kwolek”. Soylent Communications. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  4. ^ a b c d e f g h i “Inventing Modern America: Insight — Stephanie Kwolek:”. Lemelson-MIT program. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  5. ^ a b c d “Invent Now”. National Inventors Hall of Fame. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009. Đã bỏ qua văn bản “Search” (trợ giúp); Đã bỏ qua văn bản “Inventor Profile:” (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |unused_data= (trợ giúp)
  6. ^ Rossiter, Margaret W. (1998). Women Scientists in America. Baltimore, Maryland: Johns Hopkins University Press. tr. 267. ISBN 0801857112. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  7. ^ a b “Stephanie Louise Kwolek Biography”. Bookrags. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |unused_data= (trợ giúp)
  8. ^ thiết bị có nhiều lỗ nhỏ cho dung dịch đi qua biến thành sợi
  9. ^ a b Quinn, Jim. "I was able to be Creative and work as hard as I wanted.". American Heritage Publishing. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  10. ^ a b “The History of Kevlar — Stephanie Kwolek:”. The New York Times Company. About.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ “Citation conferring an Honorary Doctor of Science degree on Stephanie Louise Kwolek:”. University of Delaware. UDaily. ngày 31 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.
  12. ^ “JCE Online: Biographical Snapshots: Snapshot”. American Chemical Society. Journal of Chemical Education. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2009.

Liên kết ngoài sửa