Tàn tích siêu tân tinh
Tàn tích siêu tân tinh là những kết cấu vật chất còn lại từ kết quả của một vụ nổ của một ngôi sao trong một siêu tân tinh.[1][2] Tàn tích siêu tân tinh bị bao bọc bởi một làn sóng dao động thoát ra từ vụ nổ, nó chứa những vật chất của sao bị đẩy ra xung quanh, những vật chất này lan ra tạo thành một làn sóng trên đường đi của nó.
Có hai khả năng tạo thành một siêu tân tinh: khả năng thứ nhất là khi một ngôi sao khổng lồ đốt cháy hết nguồn nhiên liệu nhiệt hạch, nhân của nó không còn năng lượng, và sụp đổ vào tâm dưới trọng trường của chính nó, hình thành nên sao neutron hoặc một lỗ đen; hay hình thành một sao lùn trắng, hút vật chất từ những ngôi sao gần nó, tới khi đạt được khối lượng Chandrasekhar và rồi bùng nổ nhiệt hạch.
Trong khả năng thứ hai, sau kết quả của vụ nổ siêu tân tinh, một lượng lớn hay tất cả vật chất của sao bị đẩy ra xung quanh với tốc độ khoảng bằng 1% vận tốc ánh sáng, tức là khoảng 3000 km/s. Khi những vật chất này bị va chạm với khí ga bao quanh các sao hay giữa các sao, nó tạo nên một làn sóng chấn động và có thể nung nóng khí ga tới nhiệt độ hàng chục triệu độ C, là dạng plasma.
-
Tàn tích siêu tân tinh Kepler, SN 1604
-
Tàn tích siêu tân tinh N49 trong Đám Mây Magellan Lớn
Tham khảo
sửa- ^ “Supernova Remnant”. Truy cập 15 tháng 7 năm 2015.
- ^ What is a Supernova Remnant? Lưu trữ 2015-07-08 tại Wayback Machine, NC State University.
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tàn tích siêu tân tinh. |
- Galactic SNR Catalogue (D. A. Green, University of Cambridge)
- Chandra observations of supernova remnants: catalog, photo album, selected picks Lưu trữ 2011-12-10 tại Wayback Machine
- 2MASS images of Supernova Remnants
- NASA: Introduction to Supernova Remnants Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine
- NASA's Imagine: Supernova Remnants
- Afterlife of a Supernova on UniverseToday.com
- Supernova remnant on arxiv.org
- Supernova Remnants, SEDS