Tám dòng họ quý tộc Mãn Châu
Mãn tộc Bát đại tính (chữ Hán: 滿族八大姓; dịch nghĩa: Tám dòng họ quý tộc Mãn Châu), cũng được gọi là Mãn Châu Bát đại tính (滿洲八大姓), Mãn Châu Bát đại quý tộc (满洲八大贵族) hoặc Bát đại gia (八大家), là những thuật ngữ thường dùng để chỉ một số dòng họ quý tộc Mãn Châu danh tiếng nhất thời nhà Thanh.
Cách gọi "Mãn tộc Bát đại tính" cụ thể gồm những họ tộc nào, các nguồn tài liệu vẫn chưa thống nhất, do đó có rất nhiều thuyết khác nhau về thứ tự và danh sách các họ này. Thậm chí, số lượng được thống kê đôi khi nhiều hơn 8 họ tộc (như trong Khiếu đình tạp lục và Thẩm cố liệt kê đến 9 họ), nhưng vẫn gọi hợp chung là Bát đại gia.
Các thuyết Tám dòng họ
sửaNhững tài liệu phổ biến
sửa- Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ[1], liệt kê:
- Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏);
- Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏);
- Thư Mục Lộc thị (舒穆禄氏);
- Hách Xá Lý thị (赫舍里氏);
- Tha Tháp Lạt thị (他塔喇氏);
- Giác La thị (觉罗氏);
- Đông Giai thị (佟佳氏);
- Na Lạp thị (那拉氏);
- Thanh bại loại sao[2], Lang tiềm kỷ văn sơ bút[3], Thanh triều dã sử đại quán[4], liệt kê:
- Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏);
- Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏);
- Thư Mục Lộc thị (舒穆禄氏);
- Nạp Lạt thị (纳喇氏);
- Đống Ngạc thị (栋鄂氏);
- Mã Giai thị (马佳氏);
- Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊尔根觉罗氏);
- Huy Phát thị (辉发氏);
- Khiếu đình tạp lục[5], Thẩm cố[6], liệt kê:
- Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏);
- Nữu Cổ Lộc thị (钮钴禄氏);
- Thư Mục Lộc thị (舒穆禄氏);
- Nạp Lan thị (纳兰氏);
- Đổng Ngạc thị (董鄂氏);
- Huy Phát thị (辉发氏);
- Ô Lạt thị (乌喇氏);
- Y Nhĩ Căn Giác La thị (伊尔根觉罗氏);
- Mã Giai thị (马佳氏);
Tài liệu lưu truyền và dân gian
sửa- Đạo hàm dã lai triều dã tạp ký, dựa trên câu lưu truyền ["Lang Quan Thư Na Hoàn Phú Phí Chương"][7], liệt kê:
- Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏);
- Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏);
- Thư Mục Lộc thị (舒穆禄氏);
- Na Lạp thị (那拉氏);
- Hoàn Nhan thị (完颜氏);
- Phú Sát thị (富察氏);
- Phí Mạc thị (费莫氏)
- Chương Giai thị (章佳氏);
- Theo lưu truyền dân gian Bắc Kinh thời Thanh mạt ["Đông Quan Mã Tác Tề Phú Nam Lang"][8][9],liệt kê:
- Đông Giai thị (佟佳氏);
- Qua Nhĩ Giai thị (瓜尔佳氏);
- Mã Giai thị (马佳氏);
- Tác Xước La thị (索绰罗氏);
- Tề Giai thị (齐佳氏);
- Phú Sát thị (富察氏);
- Na Mộc Đô Lỗ thị (那木都鲁氏);
- Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏);
- Theo lưu truyền của các tộc Bát kỳ vùng Quan ngoại ["Đông Quan Mã Tác Tề Phú Na Lang"][8][10],liệt kê:
- Đông Giai thị (佟佳氏);
- Qua Nhĩ Gia thị (瓜尔佳氏);
- Mã Giai thị (马佳氏);
- Tác Xước La thị (索绰罗氏);
- Tề Giai thị (齐佳氏);
- Phú Sát thị (富察氏);
- Na Lạp thị (那拉氏);
- Nữu Hỗ Lộc thị (钮祜禄氏);
Ngoài ra, các tài liệu như Khố Nhã Lạt thị nguyên lưu khảo (庫雅喇氏源流考)[11], Tha Tháp Lạp thị gia phổ (他塔拉氏家譜)[12], Phụng Thành huyện chí (凤城县志)[13] và Mãn tộc sử luận tùng (满族史论丛)[14] cũng có ghi chép khác, nhưng không phổ biến bằng.
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Bát kỳ Mãn Châu thị tộc thông phổ (八旗满洲氏族通谱), do Hòa Cung Thân vương Hoằng Trú và Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái biên soạn.
- ^ Thanh bại loại sao (清稗類鈔), phần Tính danh loại: Mãn Châu Bát đại quý tộc chi tính. Từ Kha soạn
- ^ Lang tiềm kỉ văn sơ bút (郎潜纪闻初笔), quyển 11: Mãn Châu Bát đại quý tộc. Trần Khang Kỳ soạn.
- ^ Thanh triều dã sử đại quán (清朝野史大觀·滿洲八大貴族), phần Mãn Châu Bát đại quý tộc. Tiểu Hoành hương thất chủ nhân soạn.
- ^ Khiếu đình tạp lục (嘯亭雜錄), quyển 10: Bát đại gia. Chiêu Liên soạn.
- ^ Thẩm cố (瀋故), quyển 1: Mãn Châu Bát đại tính. Dương Đồng Quế biên tập
- ^ Đạo hàm dĩ lai triều dã tạp ký (道咸以來朝野雜記), phần Mãn Châu Bát đại tính. Sùng Di soạn.
- ^ a b "滿族姓氏錄·滿族八大姓問題", tr. 22. Lưu Khánh Hoa soạn,1982.
- ^ "金启孮谈北京的满族·北京满族概说", tr. 6. Kim Khải Cung soạn,2009.
- ^ "金启孮谈北京的满族·北京满族概说", tr. 122. Kim Khải Cung soạn,2009.
- ^ Chép Bát đại tính gồm: Qua Nhĩ Giai thị, Nữu Hỗ Lộc thị, Giác Nhĩ Sát thị, Đống Ngạc thị, Đông Giai thị, Triệu Giai thị, Y Nhĩ Căn Giác La thị, Tha Tháp Lạp thị.
- ^ Chép Bát đại tính gồm: Qua Nhĩ Giai thị, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị, Trương Giai thị, Mã Giai thị, Trữ Cổ Tháp thị, Trát Lạp Lý thị, Y Nhĩ Căn Giác La thị.
- ^ Chép Bát đại tính gồm: Đông Giai thị, Qua Nhĩ Giai thị, Mã Giai thị, Hách Xá Lý thị, Tề Giai thị, Phú Sát thị, Na Lạp thị, Nữu Hỗ Lộc thị.
- ^ Chép Bát đại tính gồm: Qua Nhĩ Giai thị, Nữu Hỗ Lộc thị, Thư Mục Lộc thị, Nạp Lan thị, Đổng Ngạc thị, Huy Phát thị, Ô Lạp thị, Y Nhĩ Căn Giác La thị.