Tân Bình, Tam Điệp

phường thuộc Tam Điệp

Tân Bình là một phường thuộc thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.

Tân Bình
Phường
Phường Tân Bình
Nông trường dứa Đồng Giao
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNinh Bình
Thành phốTam Điệp
Trụ sở UBND15 Tôn Thất Tùng, tổ 2
Thành lập9/4/2007[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°10′32″B 105°55′34″Đ / 20,17556°B 105,92611°Đ / 20.17556; 105.92611
Tân Bình trên bản đồ Việt Nam
Tân Bình
Tân Bình
Vị trí phường Tân Bình trên bản đồ Việt Nam
Diện tích7,50 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng5.588 người[2]
Mật độ745 người/km²
Khác
Mã hành chính14375[3]
Websitetanbinh.tamdiep.ninhbinh.gov.vn

Địa lý sửa

Phường Tân Bình nằm ở phía bắc thành phố Tam Điệp, có vị trí địa lý:

Phường Tân Bình có diện tích là 7,50 km², dân số năm 2019 là 5.588 người[2], mật độ dân số đạt 745 người/km².

Đây là một phường có đường Quốc lộ 1 xuyên Việt đi qua đồng thời nằm trên quốc lộ 12B nối thành phố Tam Điệp với thị trấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Trụ sở xã nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình 16 km. Quần thể danh thắng Tràng An có một phần diện tích nằm trên phường này.

Hành chính sửa

Phường Tân Bình được chia thành 12 tổ dân phố.

Lịch sử sửa

Ngày 9 tháng 4 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2007/NĐ-CP[1] về việc thành lập phường Tân Bình trên cơ sở điều chỉnh 751,80 ha diện tích tự nhiên và 5.205 người của xã Yên Bình.

Phường Tân Bình có 751,80 ha diện tích tự nhiên và 5.205 nhân khẩu.

Ngày 10 tháng 4 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 904/NQ-UBTVQH13[4][5] về việc thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và phường Tân Bình trực thuộc thành phố Tam Điệp.

Văn hóa sửa

Đình Quang Hiển sửa

Đình Quang Hiển thuộc phường Tân Bình thờ ba nhân vật chính là Hoàng Tín Công, Hoàng Đại Công, Hoàng Thống Công là những vị tướng dưới thời Hùng Vương được sắc phong là Thành hoàng làng. Tại đây vẫn còn nhiều di tích mang đậm dấu ấn lịch sử như tấm bia đá ghi việc Thiếu bảo Từ Quận công, Đông Sơn hầu sửa đường núi quan dựng cầu, đặt chợ; khu núi Quan – hang Phật – quèn Ma cho thấy vào khoảng thế kỷ thứ XVI nơi đây đã là nơi cư dân đông đúc, bán buôn sầm uất và cũng là nơi có nhiều doanh trại quân đội đóng. Khu di tích này là những thắng cảnh của địa phương, là tư liệu quý để các nhà nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng Tam Điệp, Yên Mô, Ninh Bình vào giai đoạn Nam – Bắc triều trong thế kỷ thứ 16.

Chú thích sửa

  1. ^ a b “Nghị định số 62/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính phường Bắc Sơn, phường Nam Sơn, xã Yên Bình, xã Quang Sơn để thành lập phường Tân Bình và phường Tây Sơn thuộc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 9 tháng 4 năm 2007.
  2. ^ a b Đặng Đức Tân (3 tháng 10 năm 2019). STT 112: Dân số tại thời điểm theo đơn vị hành chính cấp xã, 01/4/2019 - tỉnh Ninh Bình (Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019 tại tỉnh Ninh Bình). Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Nghị quyết 904/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về việc việc thành lập phường Yên Bình thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình
  5. ^ “Nghị quyết số 07/NQ-HĐND năm 2014 về việc thông qua Đề án thành lập phường Yên Bình trực thuộc thị xã Tam Điệp và thành lập thành phố Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình”. Thư viện pháp luật. 16 tháng 7 năm 2014.

Tham khảo sửa