Tình trạng khẩn cấp Malaya

Chiến tranh kháng chiến của phe quốc gia Malaysia+đồng minh Anh chống cộng sản.

Tình trạng khẩn cấp Malaya (tiếng Mã Lai: Darurat Malaya) là một chiến tranh du kích kéo dài từ 1948-1960 tại Malaya giữa các lực lượng Thịnh vượng chung và Quân Giải phóng Dân tộc Malaysia (MNLA), cánh quân sự của Đảng Cộng sản Malaysia.

Tình trạng khẩn cấp Malaya
Darurat Malaya
馬來亞紧急状态
Một phần của phi thuộc địa hóa châu ÁChiến tranh lạnh
Avro Lincoln
Avro Lincoln

Oanh tạc cơ Avro Lincoln của Úc ném bom xuống Quân Giải phóng dân tộc Malaysia tại khu vực rừng của Malaya (khoảng năm 1950)
Lee Min, 1 du kích Mã Lai ở quận Ipoh, 1951
Thời gian16 tháng 6 năm 1948 – 12 tháng 7 năm 1960
(12 năm, 3 tuần và 5 ngày)
Địa điểm
Kết quả Liên minh Anh Quốc-Malaysia chiến thắng Cộng sản
Tham chiến

Lực lượng chống cộng:
 Đế quốc Anh

 Úc
 New Zealand


 Thái Lan (biên giới Thái Lan -Malaya)

Lực lượng cộng sản:
Đảng Cộng sản Malaysia

Ủng hộ bởi:
 Trung Quốc
 Liên Xô[1]
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Winston Churchill
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Harold Briggs
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Roy Urquhart
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Henry Gurney  
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Gerald Templer
Liên bang Mã Lai Tunku Abdul Rahman
Úc Henry Wells
New Zealand Sidney Holland
Trần Bình
Abdullah CD
Rashid Maidin
Shamsiah Fakeh
S. A. Ganapathy 
Lưu Nghiêu 
Dương Quả
Lực lượng

250.000 quân nhân hộ vệ Malaya
40.000 nhân viên Thịnh vượng chung thường trực

  • Đội súng trường châu Phi của Quốc vương
  • Các trung đoàn Gurkha

37.000 cảnh sát đặc biệt


24.000 cảnh sát liên bang

Đến 150.000 dân vận

  • 8.000 quân nhân MNLA
Thương vong và tổn thất
1.346 quân nhân và cảnh sát Malaya bị giết
519 nhân viên quân sự Anh bị giết
2.406 quân nhân/cảnh sát Malaysia và Anh
6.710 bị giết
1.289 bị thương
1.287 bị bắt
2.702 đầu hàng
2.478 dân thường thiệt mạng
810 mất tích
Tổng thương vong: 5,000+
Tổng số người chết: 11,000+ người

Tình trạng khẩn cấp Malaya là thuật ngữ mà chính phủ thực dân gọi xung đột, thuật ngữ của Quân Giải phóng Dân tộc Malaysia là Chiến tranh Giải phóng dân tộc kháng Anh.[2] Các ngành đồn điền cao su và khai thác thiếc thúc đẩy việc sử dụng thuật ngữ "tình trạng khẩn cấp" do những thiệt hại của họ sẽ không được hãng bảo hiểm Lloyd's bồi thường nếu sử dụng thuật ngữ "chiến tranh".[3]

Nguồn gốc sửa

Nhật Bản rút quân khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, để lại Malaysia với kinh tế bị phá vỡ. Các vấn đề bao gồm thất nghiệp, lương thấp, và lạm phát lương thực ở mức độ cao. Diễn ra náo động lao động với quy mô đáng kể, và một số lượng lớn các cuộc đình công trong giai đoạn 1946-1948. Trong thời gian này, chính quyền Anh nỗ lực nhằm khôi phục kinh tế Malaya, thu nhập từ các ngành thiếc và cao su tại Malaysia đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục bản thân kinh tế Anh thời hậu chiến. Những người kháng nghị bị đối xử khắc nghiệt, bằng các biện pháp như bắt giữ và trục xuất, còn những người kháng nghị ngày càng trở nên hiếu chiến. Ngày 16 tháng 6 năm 1948, hành động chiến tranh công khai đầu tiên diễn ra khi ba người quản lý đồn điền gốc Âu bị sát hại tại Sungai Siput, Perak.[4] Sự kiện Đảng Cộng sản Malaya (MCP) hạ lệnh tiến công phù hợp với chiến lược toàn cầu của Liên Xô.[5]

Người Anh đưa các biện pháp tình trạng khẩn cấp thành luật, đầu tiên là tại Perak nhằm phản ứng trước sự kiện Sungai Siput và đến tháng 7 thì mở rộng trên toàn Malaya. Theo các biện pháp, Đảng Cộng sản Malaya và các đảng tả khuynh khác bị cấm, và cảnh sát được trao quyền bỏ tù những người cộng sản, và những người bị ngờ ngờ trợ giúp cho cộng sản mà không qua xét xử. Đảng Cộng sản Malaya dưới quyền lãnh đạo của Trần Bình triệt thoái đến các khu vực nông thôn và thành lập Quân Giải phóng Dân tộc Malaya. Quân Giải phóng Dân tộc Malaya bắt đầu một chiến dịch du kích, nhắm mục tiêu chủ yếu là những ngành khai thác tài nguyên thuộc địa là khai thác thiếc và đồn điền cao su.

Quân Giải phóng Dân tộc Malaya một phần là tái lập Quân Nhân dân Malaya kháng Nhật- lực lượng du kích do Đảng Cộng sản Malaya lãnh đạo. Người Anh bí mật đào tạo và cung cấp vũ trang cho Quân Nhân dân Malaya kháng Nhật trong giai đoạn sau của Chiến tranh thế giới thứ hai. Quân Nhân dân Malaya kháng Nhật giải tán vào tháng 12 năm 1945, chính thức trao lại toàn bộ vũ khí của họ cho chính phủ quân sự Anh. Các thành viên chấp thuận giải tán được cung cấp các ưu đãi về kinh tế, tuy nhiên có khoảng 4.000 thành viên từ chối những ưu đãi này và tiến hành hoạt động bí mật.[6]

Chiến tranh du kích sửa

Quân Giải phóng Dân tộc Malaya thường sử dụng chiến thuật du kích, phá hoại ngầm các căn cứ, tấn công các đồn điền cao su và phá hoại giao thông và hạ tầng.[7]

Hỗ trợ của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya dựa chủ yếu vào khoảng 500.000 trong số 3,12 triệu người Hoa đang sinh sống tại Malaya. 500.000 được gọi là 'dân vận' và đại bộ phận trong đó là nông dân sống cạnh các khu rừng nơi Quân Giải phóng Dân tộc Malaya đặt căn cứ. Điều này cho phép Quân Giải phóng Dân tộc Malaya được tiếp tế lương thực, cũng như nguồn tân binh.[8] Dân cư thuộc dân tộc Mã Lai ủng hộ họ với số lượng nhỏ hơn. Quân Giải phóng Dân tộc Malaya giành được sự ủng hộ của người Hoa do họ bị từ chối quyền bình đẳng trong bầu cử, không có quyền sở hữu đất, và thường là rất nghèo.

Các trại và nơi ẩn náu của Quân Giải phóng Dân tộc Malaysia nằm tại khu rừng rậm nhiệt đới khó tiếp cận, với hạ tầng hạn chế. Hầu hết các chiến binh của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya là người Hoa, song cũng có một số người Mã Lai, Indonesia và gốc Ấn. Quân Giải phóng Dân tộc Malaya được tổ chức thành các trung đoàn, song không có tổ chức cố định và mỗi đơn vị bao gồm toàn bộ lực lượng hoạt động trong một khu vực cụ thể. Các trung đoàn có những tiểu đội chính trị, chính ủy, ban huấn luyện và bí mật. Trong các trại, các binh sĩ tham dự các bài diễn thuyết về chủ nghĩa Marx-Lenin, và sản xuất các bản tin để phát cho nhân dân bản địa. Quân Giải phóng Dân tộc Malaya cũng quy định rằng các binh sĩ cần được cho phép chính thức để tham gia quan hệ luyến ái với phụ nữ bản địa.

Trong giai đoạn đầu của xung đột, quân du kích dự kiến thiết lập các "khu vực giải phóng" từ những nơi mà quân chính phủ bị đẩy lui, với quyền kiểm soát của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya được thiết lập, song đương thời không thành công.

 
Công nhân trong một đồn điền tại Malaya đi làm dưới sự bảo hộ, 1950.
 
Một phiến quân bị thương đang bị cầm giữ và thẩm vấn sau khi bị bắt, năm 1952.

Chiến lược đầu tiên của chính phủ chủ yếu là nhằm bảo vệ các mục tiêu quan trọng, chẳng hạn các mỏ và đồn điền. Sau đó, người chỉ huy các chiến dịch của Quân đội Anh tại Malaya là Harold Briggs phát triển một chiến lược tổng thể mang tên Kế hoạch Briggs. Nguyên lý trung tâm của nó là: cách tốt nhất để đánh bại một cuộc nổi loạn, như chính phủ đang phải đối diện, là tách những người nổi dậy khỏi những người ủng hộ họ trong dân chúng. Ngoài ra, kế hoạch của Briggs cũng thừa nhận tính chất khắc nghiệt của rừng rậm Malaya. Một phần quan trọng của chiến lược liên quan đến mục tiêu tiếp tế lương thực cho Quân Giải phóng Dân tộc Malaya, Briggs cho rằng nó đến từ ba nguồn chính: các trại trong rừng rậm nơi đất được phát quang để cung cấp lương thực, dân bản địa trong rừng có thể cung cấp cho Quân Giải phóng Dân tộc Malaya các thực phẩm thu thập trong rừng, và những người ủng hộ Quân Giải phóng Dân tộc Malaya trong các cộng đồng sống ven rừng.[9]

Kế hoạch Briggs là đa phương diện, một khía cạnh đặc biệt nổi tiếng: di dời bắt buộc 500.000 người Malaya ở nông thôn, trong đó có 400.000 người Hoa, từ các cộng đồng rìa rừng đến các trại được bảo vệ gọi là "Tân Thôn". Những thôn này hầu hết đều mới được xây dựng, bao quanh thôn là dây thép gai, đồn cảnh sát và các khu vực rọi đèn pha, mục đích là tách biệt dân cư và lực lượng du kích.

Lúc khởi đầu tình trạng khẩn cấp, người Anh có 13 tiểu đoàn bộ binh tại Malaya, trong đó có 7 tiểu đoàn được hình thành một phần từ các tiểu đoàn Gurkha, ba tiểu đoàn Anh, hai tiểu đoàn của Trung đoàn Hoàng gia Mã Lai và một trung đoàn pháo binh hoàng gia Anh hành động như bộ binh.[10] Lực lượng này quá nhỏ để đương đầu hiệu quả với đe dọa từ các hoạt động cộng sản và cướp bóc, và cần thiết có thêm các tiểu đoàn bộ binh tại Malaya. Người Anh đem binh sĩ từ các đơn vị như Hải quân Hoàng gia Anh và Đội súng trường châu Phi của Quốc vương. Nỗ lực khác là tái thiết Đoàn Hàng không đặc chủng vào năm 1950 với vai trò một đội trinh sát, đột kích, và bình loạn đặc biệt.

Sĩ quan người Anh Robert Grainger Ker Thompson từng phục vụ trong lực lượng Chindits tại Miến Điện thời Thế chiến. Kinh nghiệm phong phú của ông trong chiến tranh rừng rậm có giá trị trong giai đoạn này khi ông có thể xây dựng các quan hệ dân sự-quân sự hiệu quả và là một trong các kiến trúc sư trưởng trong kế hoạch bình loạn tại Malaya.[11][12] Gerald Templer trở thành sĩ quan chỉ huy của lực lượng Anh tại Malaya vào năm 1952, ông được công nhận rộng rãi là xoay hướng tình thế trong tình trạng khẩn cấp Malaya theo hướng có lợi cho lực lượng Anh. Trong hai năm ông chỉ huy, hai phần ba số phiến quân bị xóa sổ.[13] Lịch sử chính thống ghi rằng Templer cải biến tình thế trong tình trạng khẩn cấp và các hành động và chính sách của ông là một phần quan trọng trong thành công của người Anh thời ông chỉ huy. Tuy nhiên, các sử gia xét lại thách thức quan điểm này và thường ủng hộ các ý kiến của Victor Purcell rằng Templer đơn thuần là tiếp tục các chính sách do những người tiền nhiệm của ông khởi đầu.[14]

Năm 1951, một số đơn vị vũ trang Anh bắt đầu một "chiến dịch trái tim và khối óc" bằng cách trợ giúp y tế và lương thực cho người Mã Lai và các bộ lạc bản địa. Vào đương thời, họ đặt áp lực lên Quân Giải phóng Dân tộc Malaya bằng cách đi tuần tra trong rừng. Quân du kích Quân Giải phóng Dân tộc Malaya bị đẩy sâu hơn vào rừng và gặp khó khăn về nguồn lực. MRLA lấy lương thực từ bộ lạc Sakai và khiến họ trở nên thù địch, nhiều binh sĩ du kích bị bắt đã thay đổi phe chiến đấu.

Chung cuộc, xung đột có sự tham dự của tối đa 40.000 binh sĩ Anh và Thịnh vượng chung, chống lại lượng lượng du kích cộng sản có khoảng 7-8.000 người vào lúc cao nhất.

Giải pháp sửa

Ngày 6 tháng 10 năm 1951, Quân Giải phóng Dân tộc Malaya phục kích và sát hại Cao ủy Anh Henry Gurney, sự kiện này được mô tả là nhân tố chính khiến dân cư Malaya hoàn toàn bác bỏ chiến dịch của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya, và cũng dẫn đến lo ngại phổ biến do nhận thức "nếu ngay cả Cao ủy còn không an toàn, thì ít có hy vọng trong việc bảo hộ và an toàn cho quần chúng tại Malaysia."[15] Sau này, thủ lĩnh của Quân Giải phóng Dân tộc Malaya là Trần Bình nói rằng việc sát hại có ít tác động, và rằng những người cộng sản dù sao chăng nữa đã thay đổi chiến lược căn bản của mình trong tháng đó theo "Nghị quyết Tháng mười".[16] Nghị quyết Tháng Mười là một phản ứng trước Kế hoạch Briggs, liên quan đến thay đổi các chiến thuật bằng cách giảm các cuộc tấn công và các mục tiêu kinh tế và thường dân, gia tăng các nỗ lực và các tổ chức chính trị và lật đổ chính phủ, và củng cố mạng lưới tiếp tế từ Dân vận cũng như canh tác trong rừng.

Người kế nhiệm của Gurney là Gerald Templer được chính phủ Anh chỉ thị thúc đẩy tức thì các biện pháp để trao quyền tuyển cử cho dân cư người Hoa. Ông cũng tiếp tục kế hoạch Briggs, và đẩy nhanh việc hình thành một quân đội Malaysia. Đồng thời, ông nói rõ rằng bản thân Tình trạng khẩn cấp là trở ngại chính trong việc đẩy nhanh phi thuộc địa hóa. Ông cũng tăng phần thưởng tài chính cho bất kỳ thường dân nào phát hiện quân du kích, và mở rộng mạng lưới tình báo.

Ngày 8 tháng 9 năm 1955, Chính phủ của Liên bang Malaysia ban hành một tuyên bố ân xá cho những người cộng sản.[17] Chính phủ Singapore cũng ban hành một tương tự. Thủ hiến Tunku Abdul Rahman thực hiện đề nghị ân xá song hứa sẽ không có đàm phán với Quân Giải phóng Dân tộc Malaysia. Các điều khoản của lệnh ân xá là:

  • Những người cộng sản tự nguyện đầu hàng sẽ không bị truy tố vì bất kỳ vi phạm nào liên quan đến Tình trạng khẩn cấp, cho dù là trước hoặc khi chưa biết tuyên bố này.
  • Đối tượng đầu hàng lập tức và với người mà họ mong muốn, bao gồm các thành viên dân chúng.
  • Sẽ không có tổng đình chiến, song lực lượng an ninh sẽ cảnh giác để giúp những người muốn chấp thuận đề nghị và do vậy sẽ sắp xếp các đợt đình chiến cục bộ.
  • Chính phủ sẽ tiến hành điều tra những người đầu hàng, những ai chứng tỏ bản thân thực sự có ý định trung thành với Chính phủ Malaysia và từ bỏ các hoạt động cộng sản của họ sẽ được giúp đỡ nhằm phục hồi vị thế bình thường của họ trong xã hội và được đoàn tụ với gia đình họ. Những người còn lại, họ sẽ bị hạn chế quyền tự do song nếu ai có nguyện vọng đến Trung Quốc thì sẽ được xem xét.[18]

Sau tuyên bố này, chính phủ tiến hành một chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ với quy mô chưa từng có. Các bộ trưởng trong chính phủ liên bang đi khắp nước để kêu gọi những người cộng sản hạ vũ khí và nắm lấy cơ hội ân xá. Các cuộc tuần hành thị uy quần chúng nhằm ủng hộ lệnh ân xá được tổ chức tại các đô thị và làng. Bất chấp chiến dịch, có ít người cộng sản đầu hàng nhà đương cục. Những người cộng sản được răn đe từ trước, họ tổ chức tuyên truyền chống ân xá mạnh mẽ trong hàng ngũ, siết chặt kỷ luật và cảnh báo rằng hành động đào tẩu sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Một số nhà phê bình trong giới chính trị nhận xét rằng lệnh ân xá quá hạn chế và chỉ là một sự điều chỉnh các điều khoản đầu hàng có hiệu lực trong một thời gian dài. Những nhà phê bình ủng hộ một cách tiếp cận thực tế và tự do hơn, với các cuộc đàm phán trực tiếp với Đảng Cộng sản Malaysia để tìm ra một giải pháp cho vấn đề. Các quan chức hàng đầu của Đảng Lao động không loại trừ khả năng công nhận Đảng Cộng sản Malaya là một tổ chức chính trị trong nỗ nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề. Trong nội bộ Liên Minh cầm quyền, những nhân vật có ảnh hưởng trong cả Công hội người Hoa MalaysiaTổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất đã nỗ lực thuyết phục Thủ hiến Tunku Abdul Rahman tổ chức các cuộc đàm phán với Đảng Cộng sản Malaysia.[18]

Nhận thấy xung đột không đem lại kết quả nào, Trần Bình tìm kiếm một cuộc thảo luận với chính phủ Anh cầm quyền cùng với nhiều quan chức Malaysia vào năm 1955. Các cuộc đàm phán diễn ra tại trường chính phủ Anh tại Baling vào ngày 28 tháng 12. Đại diện cho Đảng Cộng sản Malaya là Tổng Bí thư Trần Bình, cùng với Rashid Maidin và Trần Điền; đại diện cho chính phủ là Tunku Abdul Rahman, Trần Trinh Lộc và Thủ hiến Singapore David Saul Marshall. Cuộc họp được dự tính nhằm thúc đẩy kết thúc xung đột, song các đại biểu của chính phủ Malaysia mà đứng đầu là Tunku Abdul Rahman lại bác bỏ toàn bộ các yêu cầu của Trần Bình. Kết quả là xung đột tăng cường, New Zealand và các thành viên khác trong Thịnh vượng chung gửi quân đến viện trợ cho Anh.

Sau khi đàm phán thất bại, Tunku quyết định thu hồi lệnh ân xá vào ngày 8 tháng 2 năm 1956, năm tháng sau khi nó được đưa ra, ông nói rằng bản thân không sẵn sàng gặp lại những người cộng sản trừ khi họ biểu thị trước mong muốn của họ là được gặp ông với quan điểm "đầu hàng hoàn toàn".[19] Bất chấp đàm phán thất bại, Đảng Cộng sản Malaya tiến hành mọi nỗ lực nhằm nối lại đàm phán hòa bình với chính phủ Malaya, song không thành công. Trong khi đó, các cuộc thảo luận bắt đầu trong Hội đồng Hoạt động Tình trạng khẩn cấp mới nhằm đẩy mạnh "Chiến tranh nhân dân" chống quân du kích. Trong tháng 7 năm 1957, một vài tuần trước khi Malaya độc lập, Đảng Cộng sản Malaya tiến hành nỗ lực khác nhằm đàm phản hòa bình, biểu thị các điều kiện thương lượng hòa bình:

  • Các thành viên phải được hưởng quyền công dân
  • Một đảm bảo rằng các thành viên chính trị cũng như vũ trang của Đảng Cộng sản Malaysia sẽ không bị trừng phạt.

Tuy nhiên, Tunku Abdul Rahman không phúc đáp các đề xuất của Đảng Cộng sản Malaysia, và cuộc nổi dậy mất căn cứ chiến tranh giải phóng thuộc địa khi Malaysia độc lập từ ngày 31 tháng 8 năm 1957. Sự kháng cự đáng kể cuối cùng của các du kích MRLA kết thúc bằng một cuộc đầu hàng tại khu vực đầm lầy Telok Anson vào năm 1958. Lực lượng MRLA còn lại rút đến biên giới với Thái Lan và xa hơn về phía đông. Ngày 31 tháng 7 năm 1960, chính phủ Malaysia tuyên bố tình trạng khẩn cấp kết thúc, và Trần Bình dời từ miền nam Thái Lan đến Bắc Kinh, được Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp xếp cư trú.

Tham khảo sửa

  1. ^ Geoffrey Jukes (ngày 1 tháng 1 năm 1973). The Soviet Union in Asia. University of California Press. tr. 302–. ISBN 978-0-520-02393-2.
  2. ^ Mohamed Amin and Malcolm Caldwell (eds.), The Making of a Neo Colony, (1977), Spokesman Books, UK, footnote, p. 216.
  3. ^ Peng, Chin My Side of History, Media Masters, 2003, p10
  4. ^ Andaya, Barbara Watson; Leonard Y. Andaya (2001). A History of Malaysia. Palgrave. tr. 271.
  5. ^ Jackson, Robert (2008). The Malaysian Emergency. London. tr. 11–12.
  6. ^ Jackson, Robert (2008). The Malaysian emergency. London: Pen & Sword Aviation. tr. 10.
  7. ^ Rashid, Rehman (1993). A Malaysian Journey. tr. 27. ISBN 983-99819-1-9.
  8. ^ O. Tilman, Robert (1966). “The non-lessons of the Malayan emergency”. Asian Survey. 6 (8): 407–419. doi:10.1525/as.1966.6.8.01p01954.
  9. ^ O. Tilman, Robert (1966). “The non-lessons of the Malayan emergency”. Asian survey. 6 (8): 407–419. doi:10.1525/as.1966.6.8.01p01954.
  10. ^ Karl Hack, Defense & Decolonization in South-East Asia, p. 113.
  11. ^ Joel E. Hamby Civil-military operations: joint doctrine and the Malayan Emergency, Joint Force Quarterly, Autumn, 2002, Paragraph 3,4
  12. ^ Peoples, Curtis. “The Use of the British Village Resettlement Model in Malaysia and Vietnam, 4th Triennial Symposium (April 11–13, 2002), The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2014.
  13. ^ Clutterbuck, Richard (1985). Conflict and violence in Singapore and Malaysia 1945–83. Singapore: Graham Brash.
  14. ^ Ramakrishna, Kumar (tháng 2 năm 2001). 'Transmogrifying' Malaya: The Impact of Sir Gerald Templer (1952-54)”. Journal of Southeast Asian Studies. Cambridge University Press. 32 (1): 79–92. doi:10.1017/S0022463401000030. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2014.
  15. ^ Ongkili, James P. (1985). Nation-building in Malaysia 1946–1974. Oxford University Press. tr. 79. ISBN 0-19-582681-7.
  16. ^ books.google.com.my/books?id=_aPdeJinXGwC&pg=PA298&lpg=PA298&dq=October+resolutions+Malayan+communist+party&ct=result#PPA295,M1.
  17. ^ Memorandum from the Chief Minister and Minister for Internal and Security, No. 386/17/56, ngày 30 tháng 4 năm 1956. CO1030/30
  18. ^ a b Prof Madya Dr. Nik Anuar Nik Mahmud, Tunku Abdul Rahman and His Role in the Baling Talks
  19. ^ MacGillivray to the Secretary of State for the Colonies, ngày 15 tháng 3 năm 1956, CO1030/22

Đọc thêm sửa

  • Comber, Leon (2003). “The Malayan Security Service (1945–1948)”. Intelligence and National Security, 18:3. tr. 128–153.
  • Comber, Leon (tháng 2 năm 2006). “The Malayan Special Branch on the Malayan-Thai Frontier during the Malayan Emergency”. Intelligence and National Security, 21:1. tr. 77–99.
  • Comber, Leon (2006). “Malaya's Secret Police 1945–60. The Role of the Special Branch in the Malayan Emergency”. PhD dissertation, Monash University. Melbourne: ISEAS (Institute of SE Asian Affairs, Singapore) and MAI (Monash Asia Institute).
  • Hack, Karl (1999). “Corpses, Prisoners of War and Captured documents: British and Communist Narratives of the Malayan Emergency, and the Dynamics of Intelligence Transformation”. Intelligence and National Security.
  • Hack, Karl; Chin, C. C. (2004). Dialogues with Chin Peng: New Light on the Malayan Communist Party.
  • Jumper, Roy (2001). Death Waits in the Dark: The Senoi Praaq, Malaysia's Killer Elite. Greenwood Press. ISBN 0-313-31515-9.
  • Nagl, John A. (2002). Learning to Eat Soup With a Knife: Counterinsurgency Lessons from Malaya and Vietnam. University of Chicago. ISBN 0-226-56770-2.
  • Short, Anthony (1975). The Communist Insurrection in Malaya 1948–1960. London and New York: Frederick Muller. Reprinted (2000) as In Pursuit of Mountain Rats. Singapore.
  • Stubbs, Richard (2004). Hearts and Minds in Guerilla Warfare: The Malayan Emergency 1948–1960. Eastern University. ISBN 981-210-352-X.
  • Taber, Robert (2002). War of the flea: the classic study of guerrilla warfare. Brassey's. ISBN 978-1-57488-555-2.

Liên kết ngoài sửa