Tòa án nhân dân

trang định hướng Wikimedia

Tòa án nhân dân là một tòa án thường có tại những quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, chỉ còn vài quốc gia dùng định nghĩa này, như Việt Nam,Trung Quốc, Lào, Cuba.

Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt, Việt Nam.

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền tư pháp. Thông thường, Tòa án nhân dân có hai loại:

  • Tòa án nhân dân tối cao, trực thuộc Trung ương, là tòa án nhân dân cấp cao nhất trong hệ thống luật pháp của vài nước theo chủ nghĩa cộng sản.
  • Tòa án nhân dân địa phương, gồm có tòa án cấp tỉnh, cấp huyện,...

Tòa án nhân dân trong quá khứ sửa

Trong quá khứ, Tòa án Nhân dân cũng có thể là:

Tòa án nhân dân tại Việt Nam hiện nay sửa

Hiện nay, tổ chức Tòa án nhân dân tại Việt Nam chia làm 04 cấp:[1]

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân cấp cao.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

- Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ngoài ra, còn có Tòa án quân sự (Tòa án quân sự có nhiệm vụ xét xử những vụ án trong Quân đội nhân dân)[2]

Tòa án nhân dân tối cao sửa

Theo quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014[3]. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:

- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Bộ máy giúp việc;

- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.

Hiện nay, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là đồng chí Nguyễn Hòa Bình[4]

Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao hiện nay tại số 43 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Tòa án nhân dân cấp cao sửa

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao bao gồm các cơ quan sau:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

- Các tòa chuyên trách:

+ Tòa hình sự,

+ Tòa dân sự,

+ Tòa hành chính,

+ Tòa kinh tế,

+ Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

- Bộ máy giúp việc.

Hiện nay, Việt Nam có 03 Tòa án nhân dân cấp cao, được đặt tại: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành Phố Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân cấp tỉnh sửa

Tương tự như Tòa án nhân dân cấp cao, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

- Các Tòa chuyên trách bao gồm:

+ Tòa hình sự,

+ Tòa dân sự,

+ Tòa hành chính,

+ Tòa kinh tế,

+ Tòa lao động,

+ Tòa gia đình và người chưa thành niên.

- Bộ máy giúp việc

Hiện nay, ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Tòa án nhân dân cấp huyện sửa

Hiện nay, Tòa án nhân dân cấp huyện có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Ngoài ra, còn có bộ máy giúp việc.

Hiện nay, hầu hết các đơn vị hành chính cấp huyện đều có Tòa án nhân dân.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao. “KHÁI QUÁT VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/gioi-thieu-ta?dDocName=TOAAN017201. Truy cập 21/03/2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ baochinhphu.vn (1 tháng 2 năm 2024). “Hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. “Luật số 62/2014/QH13 của Quốc hội: LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN”. https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=178131. Truy cập 21/03/2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao. “Tiểu sử Chánh án Nguyễn Hòa Bình”. https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/ca/chi-tiet?dDocName=TOAAN008900. Truy cập 21/03/2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa