Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là một trong các tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam. Tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.[1]
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội | |
---|---|
Tiền thân | Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội |
Thành lập | 28 tháng 5 năm 2015 |
Trụ sở chính | Ngõ 2 Tôn Thất thuyết, Yên Hoà, Cầu Giấy, Yên Hoà Cầu Giấy Hà Nội, Việt Nam |
Vùng phục vụ | Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh |
Lãnh đạo | Phạm Văn Hà |
Trang web | https://capcaohanoi.toaan.gov.vn/ |
Lịch sửSửa đổi
Tòa nhân dân cấp cao tại Hà Nội thành lập trên cơ sở Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội vào ngày 28/5/2015 (Nghị quyết số 957/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).[2]
Khi thành lập, tòa án này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.[1] Tổng số biên chế là 192 người.[2] Tòa án nhân dân cấp cao chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 6 năm 2015.
Trú sởSửa đổi
Nhân sự hiện naySửa đổi
- Chánh án: Phạm Văn Hà (nguyên Chánh án TAND tỉnh Nghệ An)[3]
- Các Phó Chánh án:
- Đào Thị Minh Thủy (từ 1/4/2019), nguyên Thẩm tra viên chính, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp TAND Tối cao[4]
- Trần Văn Tuân
- Nguyễn Ngọc Vân (từ 1/5/2018)
- Nguyễn Xuân Tĩnh (từ ngày 01/8/2018)[5]
- Ủy ban Thẩm phán gồm 11 người[6]:
Lãnh đạo qua các thời kìSửa đổi
Chánh ánSửa đổi
Phó Chánh ánSửa đổi
- Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Tòa án nhân dân)
- Nguyễn Văn Tiến
- Ngô Tiến Hùng (Chánh tòa Lao động TAND tối cao), Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhiệm kỳ 12 tháng 8 năm 2015 – 1 tháng 4 năm 2019
Xem thêmSửa đổi
Tham khảoSửa đổi
- ^ a ă Quang Chung (3 tháng 6 năm 2015). “Tòa án cấp cao chính thức hoạt động”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
- ^ a ă â Mai Thoa (16 tháng 5 năm 2015). “Hệ thống TAND có 5 TAND cấp cao, trước mắt 3 Tòa sẵn sàng hoạt động”. Báo Công lý. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
- ^ “Thành lập TAND cấp cao tại Hà Nội”. Báo Đại Đoàn kết. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
- ^ Theo Nhịp sống kinh tế. “Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm hàng loạt nhân sự chủ chốt”. Cafef. 2019-03-21. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Trao Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội”. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2019.
- ^ Tống Toàn (11 tháng 8 năm 2015). “Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Hà Nội tổ chức phiên họp thứ nhất”. Báo Công lý. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2017.
- ^ a ă â b c “Danh sách các đồng chí được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp Theo Quyết định số: 1310/QĐ-CTN ngày 03/07/2015 của Chủ tịch nước”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2018.