Tre

Nhóm thực vật họ Cỏ, thân gỗ thứ sinh mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới
(Đổi hướng từ Tông Tre)

Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu cát.[1] Tre nhỏ thì cao khoảng 2-3 mét còn có những cây già có thể cao hơn 5 mét. Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.

Tre
Một rừng tre ở Kamakura, Nhật Bản
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
Ngành (divisio)Angiospermae
Lớp (class)Monocots
Phân lớp (subclass)Commelinidae
Bộ (ordo)Poales
Họ (familia)Poaceae
Phân họ (subfamilia)Bambusoideae
Liên tông (supertribus)Bambusodae
Tông (tribus)Bambuseae
Kunth ex Dumort.
Tính đa dạng
Khoảng 92 chi và 5,000 loài
Subtribe

Công dụngSửa đổi

Tre được sử dụng làm các đồ vật gia dụng, nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, chiếu, cán xẻng).[2] Tre non dùng thành thức ăn (măng).[3] Tre khô kể cả rễ thì sử dụng làm củi. Trong chiến tranh, tre được sử dụng làm những loại vũ khí rất lợi hại như chông tre, gậy, cung tên. Đôi khi tre còn được sử dụng để làm thành chiếc áo tơi hay để làm mái lợp nhà.

Phân loạiSửa đổi

Tông Bambuseae bao gồm khoảng 1.000 loài, phân chia thành 9 phân tông và chứa khoảng 91 chi:

Phân tông ArthrostylidiinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 12 chi:

Phân tông ArundinariinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 17 chi:

Phân tông BambusinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 10 chi:

Phân tông ChusqueinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 2 chi:

Phân tông GuaduinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 5 chi:

Phân tông MelocanninaeSửa đổi

Phân tông này chứa 9 chi:

Phân tông NastinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 6 chi:

Phân tông RacemobambodinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 1 chi:

Phân tông ShibataeinaeSửa đổi

Phân tông này chứa 9 chi:

Việt NamSửa đổi

Trong văn hóa dân gianSửa đổi

  1. Truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
  2. Tre già măng mọc
  3. Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), người anh hùng dân tộc cưỡi ngựa sắt với bó tre trong tay đánh đuổi quân xâm lược. Ngoài ra, tre còn xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích dân gian Việt Nam.

Tre trong chiến tranhSửa đổi

Tre được dùng để chế tạo làm vũ khí đánh giặc của nhân dân như: cung tên, gậy tre, chông tre,..

Biểu tượng cây treSửa đổi

Theo AlexTu (Dương Thanh Tú) thì cây tre Việt Nam là một biểu tượng đẹp đẽ về sự chắt chiu, bền bỉ và dẻo dai[4]. "Ở đâu tre cũng xanh tươi/Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?/Có gì đâu, có gì đâu?/Mỡ màu ít chắt dồn lâu hóa nhiều..." (Trích "Tre Việt Nam"-Nguyễn Duy)[5]

Biểu tượng cho phẩm chất người Việt Nam:

Hình ảnhSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Botany; Wilson,C.L. and Loomis,W.E. Third edition. Holt, Rinehart and Winston. the bamboo tree would help the people with the sickness.
  2. ^ Lakkad; Patel (tháng 6 năm 1981). “Mechanical properties of bamboo, a natural composite”. Fibre Science and Technology. 14 (4): 319–322.
  3. ^ Măng tre bổ dưỡng mà sao nghe nói cũng có độc chết người?, Khoa Học Phổ Thông.
  4. ^ 3 Cách nhanh nhất để thành công và giàu có, AlexTu (Dương Thanh Tú), Nhà xuất bản Phụ nữ, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, trang 37
  5. ^ 3 Cách nhanh nhất để thành công và giàu có, AlexTu (Dương Thanh Tú), Nhà xuất bản Phụ nữ, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, trang 37
  6. ^ [1]|Tre Việt Nam
  7. ^ Bài phát biểu của Obama trước 2.000 người ở Hà Nội - VnExpress

Liên kết ngoàiSửa đổi