Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng tăng áp lực trong lòng mạch tại hệ thống tĩnh mạch cửa - tạo thành bởi tĩnh mạch cửa và các nhánh của nó dẫn lưu từ ruột đến gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa được xác định bởi sự chênh áp tĩnh mạch gan.[1] Xơ gan (một tình trạng suy gan mạn tính) là nguyên nhân phổ biến nhất của tăng áp lực tĩnh mạch cửa; các nguyên nhân khác ít gặp hơn là do đó phân loại là tăng áp lực tĩnh mạch cửa không do xơ gan. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng đủ để gây triệu chứng hoặc biến chứng, có thể cần điều trị để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa hoặc giải quyết biến chứng.[cần dẫn nguồn]

Portal hypertension
The portal vein and its tributaries
Khoa/NgànhGastroenterology
Nguyên nhânSplenic vein thrombosis, stenosis of portal vein

Chẩn đoán sửa

 
Tăng áp lực tĩnh mạch của do xơ gan dẫn đến tái thông mạch của tĩnh mạch rốn

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đầu tay để chẩn đoán và theo dõi của tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bởi vì nó là kỹ thuật không xâm lấn, chi phí thấp và có thể thực hiện tại chỗ.[2]

Giãn tĩnh mạch cửa (đường kính lớn hơn 13 hay 15 mm) là một dấu hiệu của tăng áp lực tĩnh mạch cửa, với độ nhạy ước tính khoảng 12,5% hoặc 40%.[3] Trên siêu âm Doppler, tốc độ dòng máu trong tĩnh mạch cửa chậm <16 cm/s khi ấn tĩnh mạch của từ ngoài vào cũng được chẩn đoán là tăng áp lực tĩnh mạch cửa.[4] Các dấu hiệu khác của tăng áp lực tĩnh mạch cửa trên siêu âm bao gồm vận tốc dòng chảy trong tĩnh mạch cửa ít hơn 12 cm/s, giãn các tĩnh mạch bàng hệ(tĩnh mạch quanh rốn, tĩnh mạch lách - thận và giãn tĩnh mạch vị trái và ngắn), lách to và dấu hiệu của bệnh xơ gan (bao gồm các nốt trên bề mặt gan).[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Portal hypertension | Disease | Overview | Genetic and Rare Diseases Information Center (GARD) – an NCATS Program”. rarediseases.info.nih.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2016.
  2. ^ a b Jaime Bosch, MD, PhD; Annalisa Berzigotti, MD, PhD; Susana Seijo, MD; Enric Reverter, MD (ngày 28 tháng 1 năm 2013). “Assessing Portal Hypertension in Liver Diseases: Noninvasive Techniques to Assess Portal Hypertension”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Al-Nakshabandi NA (2006). “The role of ultrasonography in portal hypertension”. Saudi J Gastroenterol.
  4. ^ Iranpour, Pooya; Lall, Chandana; Houshyar, Roozbeh; Helmy, Mohammad; Yang, Albert; Choi, Joon-Il; Ward, Garrett; Goodwin, Scott C (2016). “Altered Doppler flow patterns in cirrhosis patients: an overview”. Ultrasonography. 35 (1): 3–12. doi:10.14366/usg.15020. ISSN 2288-5919.