Tăng CO2 máu là tình trạng tăng nồng độ cacbon dioxide (CO2) máu bất thường. Carbon dioxide là sản phẩm khí sinh ra từ chuyển hóa của cơ thể và được thải ra ngoài qua phổi.

Tăng CO2 máu
Các triệu chứng chính của tăng CO2 máu.[1][2]

Tăng CO2 thường kích thích phản xạ làm tăng hô hấp và oxy (O2) như tỉnh dậy hoặc quay đầu trong khi ngủ. Tổn thương phản xạ này có thể dẫn đến tử vong, ví dụ đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.[3]

Triệu chứng

sửa

Triệu chứng sớm của tăng CO2 máu bao gồm đỏ mặt, flushed skin, mạch nhanh, thở nhanh, thở nông, ngoại tâm thu, co cơ, run giật cơ, suy giảm ý thức, và có thể tăng huyết áp. Theo một số nguồn thông tin khác, các triệu chứng của tăng CO2 máu trung bình bao gồm đau đầu, lơ mơ và hôn mê. Tăng CO2 máu có thể gây tăng cung lượng tim, huyết áp và có xu hướng dẫn đến rối loạn nhịp tim.[4][5] Tăng CO2 có thể làm tăng sức cản mạch phổi. Trong một số trường hợp nặng (thường PaCO2 lớn hơn 10 kPa hoặc 75 mmHg), các triệu chứng có thể tiến triển đến mất điều hướng, hốt hoảng, thở nhanh, co giật cơ, hôn mê và thậm chí tử vong.[6][7]

Nguyên nhân

sửa

Tăng CO2 thường do giảm thông khí, bệnh phổi, hoặc giảm ý thức. Tăng CO2 máu cũng có thể do tiếp xúc với môi trường có nồng độ cacbon dioxide quá cao, như núi lửa phun trào, hoặc hít lại cacbon dioxide đã thở ra. Tình trạng tăng CO2 máu cũng có thể đi kèm tình trạng toan hô hấp.[8]

Chẩn đoán

sửa

Xét nghiệm

sửa

Tăng CO2 thường được xác định khi nồng độ cacbon dioxide cao hơn 45 mmHg. Do CO2 tương đương với axit cacbonic trong máu, tăng CO2 máu có thể làm hạ pH máu gây ra nhiễm toan hô hấp. Trên lâm sàng, tác động của tăng CO2 lên pH máu được xác định bằng tỷ lệ áp xuất động mạch của cacbon dioxide với nồng độ ion bicacbonate, PaCO2/[HCO3].

Tham khảo

sửa
  1. ^ Toxicity of Carbon Dioxide Gas Exposure, CO2 Poisoning Symptoms, Carbon Dioxide Exposure Limits, and Links to Toxic Gas Testing Procedures Lưu trữ 2009-09-28 tại Wayback Machine By Daniel Friedman – InspectAPedia
  2. ^ Davidson, Clive. ngày 7 tháng 2 năm 2003. "Marine Notice: Carbon Dioxide: Health Hazard". Australian Maritime Safety Authority.
  3. ^ Kinney, Hannah C; Thach, Bradley T (2009). "The sudden infant death syndrome". The New England Journal of Medicine. 361 (8): 795–805. doi:10.1056/NEJMra0803836. PMC 3268262. PMID 19692691.
  4. ^ Stapczynski J. S, "Chapter 62. Respiratory Distress" (Chapter). Tintinalli JE, Kelen GD, Stapczynski JS, Ma OJ, Cline DM: Tintinalli's Emergency Medicine: A Comprehensive Study Guide, 6th Edition: "Archived copy". Archived from the original on 2011-07-07. Truy cập 2009-05-26.CS1 maint: Archived copy as title (link).
  5. ^ Morgan GE, Jr., Mikhail MS, Murray MJ, "Chapter 3. Breathing Systems" (Chapter). Morgan GE, Jr., Mikhail MS, Murray MJ: Clinical Anesthesiology, 4th Edition: "Archived copy". Archived from the original on 2008-04-14. Truy cập 2009-05-26.CS1 maint: Archived copy as title (link).
  6. ^ Lambertsen, Christian J. (1971). "Carbon Dioxide Tolerance and Toxicity" Lưu trữ 2011-07-24 tại Wayback Machine. Environmental Biomedical Stress Data Center, Institute for Environmental Medicine, University of Pennsylvania Medical Center. IFEM Report No. 2–71. Truy cập 2008-06-10. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Lambertson 1971” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  7. ^ Glatte Jr H. A.; Motsay G. J.; Welch B. E. (1967). "Carbon Dioxide Tolerance Studies" Lưu trữ 2008-05-09 tại Wayback Machine. Brooks AFB, TX School of Aerospace Medicine Technical Report. SAM-TR-67-77. Truy cập 2008-06-10. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Glatte et al 1967” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  8. ^ Dement, Roth, Kryger, 'Principles & Practices of Sleep Medicine' 3rd edition, 2000, p. 887.[dead link]

Liên kết ngoài

sửa